- Kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý tài chính. Đây là một quá trình phức tạp nhưng cũng đòi hỏi sự mềm dẻo và linh hoạt trong đó vai
trò quan trọng chủ yếu là hệ thống Kho bạc nhà nước.
- Quản lý chặt chẽ các khoản chi ngân sách theo nguyên tắc “Tiết kiệm, hiệu quả”, đề nghị Kho bạc:
+ Thứ nhất: Có cơ chế phối hợp chặt chẽ với Học viện trong hoạt động kiểm soát chi đối với dự toán của Học viện đảm bảo thống nhất, tuân thủ các quy định của Nhà nước về chế độ, định mức chi tiêu, phương thức thanh toán… đối với các đơn vị sự nghiệp nói chung cũng như các chế độ, chính sách quy định riêng theo đặc thù của Học viện.
+ Thứ hai: Phương thức cấp phát, thanh toán của Kho bạc nhà nước cho Học viện cần quản lý chặt chẽ, thống nhất trên cơ sở phù hợp với thực tế làm
cơ sở cho việc kiểm soát chi ở các khâu tiếp theo được thuận lợi và đầy đủ hơn. + Thứ ba: Phải có văn bản hướng dẫn thực hiện kiểm soát thu, chi thống nhất và đồng bộ; kiểm soát tất cả các khoản thu, chi ngân sách qua Kho bạc
chế và đi đến chấm dứt tình trạng kiểm soát chỉ là hình thức theo các bảng kê thanh toán, không đúng theo thực tế phát sinh.
+ Thứ tư: Mở rộng hình thức thanh toán qua Kho bạc nhà nước (thanh toán cả được với ngân hàng quốc tế, ngân hàng thương mại cổ phần …) để đảm bảo thuận lợi cho hoạt động thanh toán của các đơn vị. Ban hành định mức tồn quỹ tiền mặt cho các đơn vị một cách hợp lý để có khả năng kiểm
soát sau khi chi, đặc biệt là các khoản chi bằng tiền mặt tại các đơn vị.
Tóm tắt chƣơng 3
Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng về quản lý tài chính ở Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam những năm gần đây, tác giả đã dựa vào định hướng phát triển của trường trong giai đoạn 2010 - 2020, dựa vào thế mạnh của Học viện từ đó đề xuất 05 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Học viện và một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam và các trường đại học công lập.
KẾT LUẬN
Quản lý tài chính tại các trường ĐHCL là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý chung của các trường đại học nói chung, ĐHCL nói riêng. Hiệu quả của công tác quản lý tài chính chịu sự tác động của hiệu quả hoạt động chung của trường, đồng thời, nó cũng tác động trở lại tới mọi mặt hoạt động của trường ĐHCL. Do đó, vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của các trường ĐHCL luôn nhận được sự quan tâm của những người làm công tác quản lý giáo dục đào tạo.
Trong phạm vi đề tài, sau khi hệ thống một số vấn đề lý luận chung về quản lý tài chính của các trường đại học công lập, vấn đề quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam được xem xét, phân tích trên các khía cạnh về cơ chế quản lý tài chính, nội dung quản lý tài chính tại trường. Tác giả đã phân tích cụ thể cơ chế quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, bao gồm các nội dung về nguồn thu, các nội dung chi và việc thực hiện trích lập các quỹ tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Trên cơ sở đó, các nội dung quản lý tài chính được đi sâu phân tích từ khâu lập kế hoạch đến khâu chấp hành và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đối với các nội dung thu chi hoạt động thường xuyên.
Nội dung quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam được phân tích cụ thể ở các nội dung: phân tích quá trình xác đinh các chỉ tiêu để lập dự toán thu, chi tài chính; đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính bằng cách so sánh các chỉ tiêu thực hiện so với dự toán đã đặt ra; đồng thời, phản ánh kết quả của công tác thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Từ những phân tích đó, rút ra những kết quả đã đạt được và chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý
tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam để đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường. Các giải pháp được chia thành 3 nhóm: giải pháp tăng nguồn thu; giải pháp hoàn thiện các quy định quản lý tài chính hoàn thiện công tác tổ chức quản lý tài chính với những giải pháp cụ thể phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển chung của trường cũng như định hướng quản lý tài chính của trường đến năm 2020.
Bên cạnh những đóng góp đó, luận văn được thực hiện trên cơ sở nguồn số liệu báo cáo của trường vì vậy, việc phân tích chưa bao quát được toàn bộ nội dung quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, đặc biệt là đối với các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động tài chính của trường từ bên ngoài như quá trình kiểm tra giám sát của cơ quan tài chính, kho bạc nhà nước, …. Đồng thời, việc phân tích chủ yếu được thực hiện đối với việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, trích lập và sử dụng các quỹ tại trường và công tác tự thanh tra kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính của trường, do vậy chưa chi tiết đến từng khoản mục chi phí của trường. Đây cũng là vấn đề đặt ra cho các nghiên cứu sau của tác giả để vấn đề nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arthur M. Hauptman “Higher Education Finance: Trends and Issues”
(Tài chính cho Giáo dục đại học: xu hướng và vấn đề), International
Handbook of Higher Education, Springer 2006, p. 83-106), bản dịch của Phạm Thị Ly.
2. Nicholas Barr (2005), Finance and Development, bản dịch của Phạm Thị Ly.
3. Bộ tài chính (2006), Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm
2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội
4. Bộ tài chính (2007), Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 sửa
đổi, bổ sung thông tư số 71/2006/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ qiuy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà
Nội.
5. Bộ Tài chính và UNDP (2011), Kỷ yếu Hội thảo Đổi mới Cơ chế Tài
chính đối với cơ sở giáo dục Đại học công lập, Hà Nội.
6. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm
2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.
7. Chính phủ (2010), Nghị định số 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm
học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đố với cơ
sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015, Hà Nội.
8. Đặng Văn Du (2004), “Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài
chính cho đào tạo đại học ở Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học viện Tài chính.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XII, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đại học Kinh tế Quốc dân (2001), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh
tế, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
11. Đại học Kinh tế Quốc dân (2002), Giáo trình Kinh tế Chính trị học, NXB Thống kê, Hà Nội.
12. Đại học Quốc gia Hà Nội (2003), Giáo dục học đại học, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
13. Ngô Doãn Đãi, Hà Nội 2003, Vấn đề tự chủ và trách nhiệm của các trường đại học trong đổi mới giáo dục đại học Việt Nam (nhóm chuyên đề 1: Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục đại học Việt Nam và hội nhập quốc tế). 14. TS. Đoàn Thị Thu Hà (2002), Giáo trình Quản trị học, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Tài chính, Hà Nội.
15. Trần Hồng Hà (2006), Quản lý tài chính các đơn vị Sự nghiệp có thu tại
tỉnh Bình Thuận, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại Học kinh tế Thành Phố Hồ
Chí Minh
16. Bùi Tiến Hanh (2006) “Hoàn thiện cơ chế tài chính nhằm thúc đẩy xã
hội hóa giáo dục Việt Nam”Luận án tiến sỹ.
17. Trần Duy Hải (2009), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với doanh
nghiệp viễn thông ở Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh tế trong điều kiện phát triển và hội nhập, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện tài chính
18. Nguyễn Thị Phương Hảo (2011), Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản
trị tài chính tại công ty cổ phần đường Quảng Ngãi, Luận văn thạc sĩ
Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Đà Nẵng
19. Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (2013, 2014, 2015), Dự toán ngân
sách nhà nước năm 2013, 2014 và 2015.
20. Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Báo cáo tài chính năm 2013 -
2015.
21. Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (2015), Quy chế chi tiêu nội bộ. 22. PGS. TS. Dương Đăng Chinh, TS. Phạm Văn Khoan (2009), Giáo trình
Quản lý tài chính công, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.
23. Nguyễn Thị Là (2009), Hoàn thiện công tác tài chính tại bệnh viện Đa
khoa TX. Ninh Hoà. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường đại học Nha Trang
24. Lê Thị Mai Liên (2006), Quyền tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP Cơ hội và thách thức đối với sự nghiệp công, Tạp chí Tài chính số 7 (501).
25. Phạm Thị Ly (2011), Học phí đại học và vấn đề giải trình trách nhiệm-
thực tiễn quốc tế và đề xuất cho Việt Nam, Thời báo Kinh tế Saigon 30-11-2011.
26. Nguyễn Tấn Lượng (2011), Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường
đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn Tp. HCM, Luận văn thạc sĩ Kinh tế,
Trường Đại Học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh
27. Lê Phước Minh (2005), Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng. 28. Phạm Văn Ngọc (2007), “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của ĐHQG Hà Nội trong tiến trình đổi mới quản lý tài chính công ở nước ta hiện nay”, Luận án Tiến sỹ quản lý kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia
29. Đỗ Văn Nhân (2012), “Quản lý tài chính ở Đại học Đà Nẵng”, Luận án quản lý kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia.
30. Phạm Chí Thanh (2011), Đổi mới chinh sách tài chính đối với khu vực
sự nghiệp công ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà
Nội.
31. Nguyễn Quốc Trị (2006),Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với tổng công ty bảo hiểm Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh doanh, Luận án tiến sĩ
kinh tế, Trường đại học kinh tế quốc dân
32. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22
tháng 9 năm 2010 ban hành Điều lệ trường đại học, Hà Nội.
33. Phạm Phụ (2011), 7 kiến nghị về chính sách/ giải pháp cho giáo dục đại
học, Đoàn giám sát chuyên đề của UBTV Quốc hội.
34. Nguyễn Năng Phúc (2005), Phân tích hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp, NXB Tài chính.
35. Quốc hội (2005), Luật Giáo dục, Hà Nội.
36. Quốc hội (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục, Hà Nội.
37. Quốc hội (2009), Nghị quyết số 35/2009/QH12 ngày 19/6/2009 về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015, Hà Nội.
38. Quốc hội (2012), Luật Giáo dục đại học.
PHỤ LỤC
Sơ đồ bộ máy tổ chức của Học viện
Ban Giám đốc
Hội đồng Khoa Phân viện Các phòng, ban Các khoa, bộ môn
học và Đào tạo miền Nam
1. Phòng Tổ chức - 1. Khoa Chính trị
Hành chính. học
2. Phòng Đào tạo 2. Khoa Công tác
và Công tác chính Thanh niên
trị, sinh viên. 3. Khoa Công tác
3. Phòng Kế hoạch Thiếu nhi
- Tài vụ. 4. Khoa Công tác
4. Phòng Quản trị. xã hội
5. Trung tâm 5. Bộ môn Tin học
Thông tin - Thư 6. Bộ môn Ngoại
viện. ngữ
6. Ban Quản lý dự 7. Bộ môn Văn
án. hóa và Giáo dục
7. Trung tâm phát thể chất
triển Kỹ năng xã hội.