Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại các trường đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại học viện thanh thiếu niên (Trang 40 - 95)

học công lập

Quản lý tài chính là hoạt động quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (SXKD) mà cả đối với các trường ĐHCL, là yếu tố quan trọng quyết định qui mô, chất lượng cũng như uy tín của trường đại học trong giai đoạn xã hội hóa giáo dục và nâng cao tính tự chủ về tài chính của các trường ĐHCL hiện nay. Hoạt động QLTC của trường ĐHCL chịu sự tác động của các nhân tố khách quan và chủ quan như sau:

1.2.5.1. Các nhân tố khách quan

Bản thân hoạt động tài chính rất phức tạp. Đổi mới quản lý tài chính là một yêu cầu cấp thiết phù hợp với thực tiễn của đất nước. Hoạt động tài chính vốn đã phức tạp với các văn bản quy phạm pháp luật lại liên quan trực tiếp đến các nguồn lực quan trọng trong hoạt động của mỗi tổ chức đứng trước yêu cầu này lại càng phức tạp. Vai trò quản lý Nhà Nước về tài chính trong

nội hàm về quản lý tài chính phức tạp. Quản lý tài chính trong các trường Đại học công lập chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố khách quan như sau:

- Chính sách, cơ chế tài chính của Nhà nước

Việc triển khai thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính Phủ trong thời gian qua đã tạo điều kiện cho các trường đại học được chủ động tổ chức hoạt động chuyên môn, gắn việc quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính với chất lượng và hiệu quả hoạt động. Theo đó, các trường đại học đã thực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính dân chủ, chủ động, sáng tạo của lãnh đạo và cán bộ, giảng viên trong nhà trường ; nâng cao kỹ năng quản lý, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; từng bước giảm dần sự can thiệp trực tiếp của cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính đối với hoạt động của đơn vị. Tạo điều kiện phát huy các nguồn lực của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội, trên cơ sở đó tạo nguồn chi trả tiền lương và thu nhập tăng thêm cho người lao động.

Bên cạnh việc tác động tích cực như trên, với bối cảnh hiện nay, cơ chế quản lý tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ vẫn còn 3 yếu tố bất cập cơ bản ảnh hưởng đến quá trình thực hiện như sau:

Thứ nhất, yếu tố liên quan đến giao quyền tự chủ về tài chính như:

Việc hỗ trợ từ NSNN đối với cơ sở giáo dục ĐHCL vẫn mang tính bìnhquân theo khả năng của NSNN nên không tạo động lực cạnh tranh nâng cao chất lượng đào tạo giữa các trường ĐHCL và chưa giải quyết tối đa tình trạng khó khăn về đào tạo, tài chính… của một số trường đại học đào tạo các chuyên ngành cơ bản, khó tuyển sinh trong những năm gần đây.

Nội dung phân bổ NSNN chủ yếu dựa vào yếu tố “đầu vào” nên chưa gắn kết giữa kết quả sử dụng nguồn lực NSNN với kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ. Theo đó đã không khuyến khích tính năng động, sáng tạo của các

ĐHCL trong việc huy động thêm nguồn lực xã hội; vẫn còn tình trạng trông chờ vào sự bao cấp của NSNN.

Chế độ học phí đối với các trường ĐHCL chậm được đổi mới, chưa có sự phân tầng về mức thu theo nhóm các khối trường, chưa phù hợp với mặt bằng giá cả và việc điều chỉnh chính sách cải cách tiền lương trong những năm qua. Điều này đã làm hạn chế quyền tự chủ của các trường trong việc quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính. Các cơ sở giáo dục ĐHCL không có đủ nguồn lực tài chính cần thiết để bù đắp chi phí đào tạo, đảm bảo chất lượng đào tạo và tái đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo, nên phần lớn các cơ sở đào tạo công lập đều không đáp ứng đủ tiêu chí về cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng. Do bị khống chế về trần học phí, không được phép tự định giá học phí cao hơn mức trần của Nhà Nước (trong khi đó mức trần học phí lại rất thấp) nên để có thêm nguồn thu, các cơ sở ĐHCL buộc phải tang số lượng và quy mô học sinh đào tạo, mở rộng các loại hình đào tạo không chính quy, liên kết đào tạo, nhưng việc mở rộng quy mô đào tạo không tương xứng với năng lực đào tạo của nhà trường (về giáo viên, cơ sở vật chất, thư viện, phòng thí nghiệm …). Mặt khác, việc tăng nguồn thu dựa vào tăng các chỉ tiêu cũng bị khống chế bởi các cơ quan chủ quản vì vậy càng làm cho vấn đề tăng nguồn thu thông qua tăng học phí khó khăn hơn.

- Về thu nhập của người lao động: Do chưa có các văn bản quy định tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ hoàn thiện nhiệm vụ và đánh giá hiệu quả công việc của đơn vị khi được giao quyền tự chủ, vì vậy việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ chưa phát huy tác dụng, phân phối thu nhập còn mang tính bình quân, chưa gắn với hiệu quả và chất lượng công việc. Mức thu nhập của

người lao động ở các trường ĐH có nguồn thu lớn cao hơn rất nhiều lần so với các cơ sở không có nguồn thu hoặc nguồn thu hạn hẹp, từ đó tạo sự bất

Thứ hai, yếu tố liên quan đến chế độ tự chủ về tổ chức bộ máy và biên chế. Mặc dù đã có Thông tư liên tịch 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày

15/04/2009 của Liên Bộ GD và ĐT, Bộ Nội Vụ hướng dẫn cụ thể về việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện tổ chức và biên chế cho các đơn vị sự nghiệp công lập, nhưng trên thực tế một số cơ sở giáo dục đào tạo chưa được tự chủ đầy đủ trong việc tuyển chọn nhân sự, tổ chức bộ máy.

Thứ ba, yếu tố liên quan đến quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ: Đến nay văn bản hướng dẫn vẫn còn chưa đầy đủ, chưa hệ thống.

Như vậy, cơ chế QLTC của Nhà nước tạo môi trường pháp lý cho việc tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của đơn vị. Cơ chế này sẽ vạch ra khung pháp lý về mô hình QLTC của các trường ĐHCL, từ việc xây dựng các tiêu chuẩn, định mức, các qui định về lập dự toán, điều chỉnh dự toán, cấp phát kinh phí, kiểm tra, kiểm soát, …nhằm phát huy tối đa hiệu quả quản lý gắn với tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị. Do đó, nếu cơ chế tài chính phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động QLTC, đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả, giúp cho trường ĐHCL thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao. Ngược lại, nếu cơ chế này không phù hợp sẽ trói buộc, cản trở đến hoạt động QLTC, ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động đào tạo, NCKH của đơn vị.

- Quy mô của trường ĐHCL

Thực hiện cơ chế QLTC đối với đơn vị sự nghiệp công lập, trên cơ sở quy mô của mỗi trường sẽ điều chỉnh các quan hệ tài chính khác nhau, như việc xác định các hình thức huy động nguồn tài chính cho giáo dục – đào tạo hay việc phân phối chênh lệch thu – chi hàng năm của trường thế nào.

Với các trường đại học quy mô lớn, nguồn kinh phí nhiều, sẽ dễ dàng tiết kiệm các khoản chi phí để đầu tư trang thiết bị, phòng học, đào tạo cán bộ

giáo viên… nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Mặt khác, sẽ thuận lợi trong việc điều tiết các nguồn thu hợp lý nhằm hỗ trợ cho cán bộ, viên chức có thêm thu nhập cải thiện đời sống và làm việc cho tốt hơn.

Ngược lại, với quy mô nhỏ, các trường đại học sẽ gặp khó khăn trong việc đa dạng hóa các hình thức huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính để hiện đại hóa cơ sở vật chất và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm.

1.2.5.2. Các nhân tố chủ quan

Quản lý tài chính trong các trường Đại học công lập bên cạnh sự ảnh hưởng do các nhân tố khách quan còn do các nhân tố chủ quan tác động, đó là:

- Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý tài chính của các trường đại học công lập

Trình độ cán bộ quản lý là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tính kịp thời, chính xác của các quyết định quản lý nói chung và QLTC nói riêng. Nếu đội ngũ cán bộ QLTC có năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu, có kinh nghiệm sẽ đưa hoạt động QLTC của đơn vị ngày càng đi vào nề nếp, góp phần cho hoạt động của đơn vị ngày càng hiệu quả. Ngược lại, đội ngũ cán bộ quản lý thiếu kinh nghiệm, hạn chế về chuyên môn sẽ dẫn đến hoạt động QLTC lỏng lẻo, dễ thất thoát, lãng phí, đồng thời hoạt động QLTC sẽ không được chuẩn hóa phù hợp với vai trò và vị trí của đơn vị. Đó là:

- Tổ chức bộ máy làm công tác QLTC trong các trường công lập: tổ chức công tác quản lý tài chính tương đối chặt chẽ, đa số đã ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính, tuy nhiên nhiều

nơi tổ chức bộ máy còn lỏng lẻo, mang tính hình thức nên chưa phát huy được hiệu quả của công tác này.

- Con người làm công tác quản lý tài chính: Phần đông cán bộ tài chính chăm lo rèn luyện đạo đức, tác phong, giữ vững phẩm chất, liêm khiết, gương

đêm, bám sát nguồn lực sao cho thu đúng, thu đủ, chi kịp thời, đúng mục đích, có hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn một số bộ phận nhỏ cán bộ làm công tác quản lý tài chính trình độ còn hạn chế về mặt chuyên môn và có sự xói mòn về nhân cách, bị lu mờ trước sự cám dỗ của các lợi ích kinh tế và sức mạnh của quyền lực.

- Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong các trường đại học công lập

Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ là các quy định, các thủ tục kiểm soát do đơn vị xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo việc tuân thủ pháp luật và các quy định để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa, phát hiện sai sót nhằm quản lý và sử dụng các nguồn tài chính của nhà trường một cách có hiệu quả. Đơn vị có hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, hữu hiệu sẽ giúp cho công tác quản lý tài chính sẽ được thuận lợi, chặt chẽ, giúp đơn vị chấn chỉnh và kịp thời phát hiện sai sót, ngăn chặn hành vi gian lận trong công tác quản lý tại đơn vị.

1.3. Kinh nghiệm quản lý tài chính giáo dục đại học trên thế giới và bài học kinh nghiệm trong quản lý tài chính đối với trƣờng Đại học công lập tại Việt Nam

Tại các nước có nền kinh tế phát triển cao nhất thế giới, giáo dục đào tạo gần như được Nhà nước bao cấp hoàn toàn qua ngân sách nhà nước. Bởi chỉ có Nhà nước mới có thẩm quyền, uy tín, tài lực đảm đương tính công bằng dân chủ của quốc sách giáo dục: ai cũng có thể đi học, đạt trình độ nếu có năng khiếu. Ví dụ ở Bỉ, ngân sách nhà nước cấp 75%, phần thu học phí từ sinh viên chỉ chiếm 4%, phần còn lại là từ hợp đồng dịch vụ, dự án nghiên cứu công nghệ… Ở Mỹ, nguồn thu lớn của các trường đại học công lập là tài trợ lấy từ nguồn thuế của bang chiếm 25% đến 40%, nguồn thu học phí của sinh viên chiếm khoảng 20%, thu từ hoạt động dịch vụ chiếm hơn 20%, và còn lại từ nguồn khác. Ở Đức, ngân sách nhà nước cấp gần như toàn bộ kinh phí cho các trường đại học công lập hoạt động, sinh viên theo học không phải

đóng học phí. Tại nước Nga, chủ trương quan trọng là tăng cường đồng thời nguồn ngân sách nhà nước (nguồn chủ yếu) kết hợp với huy động, thu hút nguồn đóng góp bổ sung thường xuyên ngoài ngân sách về tài chính – vật tư của xã hội, gia đình, cộng đồng địa phương, xí nghiệp.

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý tài chínhgiáo dục đại học trên thế giới

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Mỹ

Từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước trở lại đây, Mỹ rất chú trọng đầu tư cho giáo dục, nhất là giáo dục đại học. Theo đó, ngân sách đầu tư cho giáo dục của Mỹ rất cao: năm 1985 khoảng 300 tỷ USD, năm 1989 là 353 tỷ USD, đến năm 1999 đạt 653 tỷ USD, kéo theo đó là sự gia tăng về số lượng tuyệt đối chi ngân sách cho giáo dục đại học. Hiện nay tỷ lệ đầu tư cho giáo dục đại học của Mỹ chiếm 7% GDP, toàn bộ chi tiêu cho giáo dục đào tạo hàng năm xấp xỉ 1. 000 tỷ USD, trong đó giáo dục đại học chiếm khoảng hơn 700 tỷ. Nguồn thu lớn của các trường ĐHCL ở Mỹ chủ yếu từ NSNN chiếm khoảng 51%, từ nguồn thu học phí của sinh viên chiếm khoảng 18%, thu từ đóng góp cộng đồng và thu khác của trường chiếm khoảng 31%.

Thu học phí của sinh viên được xem là một giải pháp chủ yếu nhằm chia sẻ chi phí giáo dục đại học. Học phí đại học được tính toán sao cho có thể bù đắp đáng kể các chi phí hoạt động của nhà trường và các chi phí do lạm phát gây ra. Vì vậy, mức học phí ở các trường đại học luôn thay đổi theo xu hướng tăng lên.

Ở Mỹ hiện có khoảng 3.900 trường đại học, trong đó, có khoảng trên 1.800 trường tư do những người không có chuyên môn về học thuật điều hành và trên 1.800 trường công lập. Hệ thống các trường tư thục có tiêu chuẩn cao chủ yếu tuyển chọn sinh viên thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội, đồng thời, cũng có loại trường dành cho sinh viên nghèo. Có một số trường đại học

giới như Harvard, Yale, Columbia, Stanford. Tuy nhiên, ở các trường này, sinh viên phải đóng kinh phí mỗi năm cũng rất cao (khoảng 20.000 USD/năm trở lên).

Việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao được các công ty Mỹ rất chú trọng. Mỗi năm, các công ty ở Mỹ đóng góp khoảng trên 150 tỉ USD cho giáo dục đại học. Các trường đại học Mỹ chịu tác động sâu sắc của thị trường và có mối quan hệ đa dạng với thị trường thông qua các doanh nghiệp. Họ nhận được sự đầu tư dồi dào của các doanh nghiệp qua cạnh tranh các hợp đồng nghiên cứu khoa học, dịch vụ tư vấn, đào tạo nhân lực chất lượng cao.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Ngân sách nhà nước là thành phần chính trong các nguồn vốn cho giáo dục đại học ở Trung Quốc, điều đó được ghi rõ trong Điều 60, Luật giáo dục đại học của nước này. Từ năm 1994, thực hiện yêu cầu “3 tăng trưởng”, có nghĩa là “mức tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục phải cao hơn mức tăng thu nhập ngân sách thường xuyên để từng bước tăng chi phí giáo dục tính bình quân theo đầu học sinh, bảo đảm tăng lương giáo viên và tăng chi phí dung chung tính theo đầu học sinh”, từ đó đến nay, ngân sách đầu tư cho giáo dục của Trung Quốc không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, sức ép về nhu cầu mở rộng quy mô nâng cao chất lượng giáo dục đại học cộng với nhu cầu đầu tư cho các lĩnh vực khác đã buộc Chính phủ Trung Quốc phải giảm tỷ lệ đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học và chỉ tăng lượng đầu tư tuyệt đối. Hiện nay, mức chi cho giáo dục của Trung Quốc chiếm khoảng 3, 28 % GDP.

Trung Quốc, trước năm 1989, Nhà nước bao cấp hoàn toàn kinh phí cho giáo dục đại học. Từ năm 1989 trở lại đây, Chính phủ nước này đã thực hiện chế độ thu học phí đối với giáo dục đại học trong các trường công lập, ngay cả sinh viên được học bổng theo kế hoạch tuyển sinh của Nhà nước cũng phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại học viện thanh thiếu niên (Trang 40 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)