Nguyên tắc, vai trò, phương pháp và công cụ quản lý tài chính trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại học viện thanh thiếu niên (Trang 26 - 29)

1.2.2.1. Nguyên tắc quản lý tài chính trong các Trường đại học công lập

- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Đây là nguyên tắc hàng đầu trong QLTC nói chung và của các Trường ĐHCL nói riêng. Tập trung dân chủ đảm bảo cho các nguồn lực của các Trường được sử dụng tập trung và phân phối hợp lý. Các khoản thu – chi trong nhà trường phải được bàn bạc thực sự công khai nhằm đáp ứng các mục tiêu vì lợi ích chung của đơn vị.

- Nguyên tắc hiệu quả: Nguyên tắc hiệu quả là nguyên tắc quan trọng trong quản lý tài chính. Hiệu quả trong QLTC được thể hiện khi thực hiện các khoản chi tiêu. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội là hai nội dung quan trọng cần được xem xét đồng thời khi quyết định chính sách tài chính.

- Nguyên tắc thống nhất: Thống nhất quản lý theo qui định của pháp luật là nguyên tắc không thể thiếu trong quản lý tài chính. Nguyên tắc này được

đảm bảo thực hiện từ việc hình thành, sử dụng, thanh tra, kiểm tra, quyết toán, xử lý những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Thực hiện nguyên tắc quản lý thống nhất sẽ đảm bảo tính bình đẳng, công bằng, đảm bảo hiệu quả và hạn chế những tiêu cực, rủi ro khi quyết định các khoản chi tiêu.

- Nguyên tắc công khai, minh bạch: Minh bạch trong QLTC là nguyên tắc quan trọng nhằm đảm bảo QLTC thống nhất và hiệu quả. Thực hiện công khai, minh bạch trong QLTC sẽ tạo điều kiện kiểm tra, giám sát các hoạt động thu – chi của đơn vị, hạn chế những thất thoát, lãng phí và đảm bảo tính hiệu quả của QLTC. Gắn trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường đối với tất cả các hoạt động trước cơ quan quản lý cấp trên, đồng nghiệp và cán bộ công chức viên chức nhà

động tài chính của nhà trường, đơn cử như: sau 1 năm học nhà trường công khai các báo cáo tài chính theo đúng quy định của Nhà nước về nội dung, thời gian và hình thức công khai.

1.2.2.2. Vai trò của nguồn tài chính đối với sự phát triển của các cơ sở đào tạo đại học

Thứ nhất, nguồn tài chính là nhân tố có tính chất quyết định tới sự phát triển của đào tạo đại học: thông qua chức năng của mình nguồn tài chính đảm bảo cho hoạt động đào tạo, xây dựng, đổi mới và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy cũng như xây dựng trường lớp, mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong các trường đại học.

Thứ hai, nguồn tài chính góp phần điều phối cơ cấu đào tạo đại học: thông qua cơ cấu thu – chi của nguồn tài chính sẽ điều chỉnh về mặt qui mô đào tạo, cơ sở vật chất, nội dung chương trình, đội ngũ giáo viên của các trường.

Thứ ba, thông qua việc kiểm tra, giám sát quá trình phân phối và sử dụng các nguồn kinh phí để từ đó tiến hành điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu chi tiêu phù hợp với từng trường, đảm bảo đúng nội dung, mục đích, đúng các chế độ, chính sách với giáo viên, sinh viên.

1.2.2.3. Phương pháp và công cụ quản lý tài chính trong các Trường đại học công lập

Chủ thể quản lý tài chính trong các trường ĐHCL là người đứng đầu các cơ sở đào tạo. Đối tượng của quản lý tài chính của các trường ĐHCL là các hoạt động tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà trường, bao gồm các hoạt động thu, chi bằng tiền của nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp của nhà trường; hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ diễn ra trong các bộ phận cấu thành của tài chính các trường ĐHCL.

Trong quản lý tài chính, các chủ thể quản lý có thể sử dụng nhiều phương pháp quản lý và nhiều công cụ quản lý khác nhau.

Phương pháp tổ chức được sử dụng để thực hiện ý đồ của chủ thể quản lý trong việc bố trí, sắp xếp các mặt hoạt động tài chính theo khuôn mẫu đã định và thiết lập bộ máy quản lý phù hợp với các mặt hoạt động đó.

Phương pháp hành chính được sử dụng khi các chủ thể quản lý tài chính

muốn các đòi hỏi của mình phải được các khách thể quản lý tuân thủ một cách vô điều kiện. Đó là khi các chủ thể quản lý ra các mệnh lệnh hành chính.

Phương pháp kinh tế được sử dụng thông qua việc dùng lợi ích vật chất

để kích thích tính tích cực của các khách thể quản lý, tức là tác động tới các tổ chức và cá nhân đang tổ chức các hoạt động tài chính.

Các công cụ quản lý tài chính bao gồm:

Hệ thống pháp luật thuộc lĩnh vực tài chính là một loại công cụ quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng để quản lý và điều hành các hoạt động tài chính. Bao gồm các chính sách, cơ chế quản lý tài chính; các chế độ quản lý tài chính, kế toán, thống kê; các định mức, tiêu chuẩn về tài chính, mục lục Ngân sách nhà nước (NSNN), qui chế chi tiêu nội bộ, công khai báo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ, hệ thống chính sách nội bộ.

Cùng với pháp luật, hàng loạt các công cụ phổ biến khác được sử dụng trong quản lý tài chính công như: kiểm tra, thanh tra giám sát; các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý tài chính…

Mỗi công cụ kể trên có đặc điểm khác nhau và được sử dụng theo các cách khác nhau nhưng đều nhằm cùng một hướng là thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính công nhằm đạt tới mục tiêu đã định.

Mục tiêu của QLTC trong các Trường ĐHCL không vì mục đích lợi nhuận, phục vụ cho cộng đồng xã hội là chủ yếu cho nên QLTC tại các

Trường ĐHCL là quản lý sử dụng có hiệu quả, đúng định hướng các nguồn kinh phí NSNN cấp và các nguồn thu khác theo qui định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại học viện thanh thiếu niên (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)