Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 44)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm

dùng tham gia giao thông đường bộ trong phạm vi toàn quốc;

+ Cục Đăng kiểm Việt Nam cung cấp cho Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giao thông

vận tải số liệu về kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông trong phạm vi toàn quốc.

1.3.7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật pháp luật

Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng ô tô do Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra Sở Giao thông vận tải và Cảnh sát giao thông (lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông) thực hiện. Qua thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ; thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới; thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (việc thanh tra đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe của lực lượng quân đội, công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định).

Thanh tra Bộ Giao thông vận tải và Thanh tra sở Giao thông vận tải thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giao thông vận tải. [25]

- Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ, Thanh tra sở đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ, Thanh tra sở đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành Giao thông vận tải, bao gồm:

+ Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải;

+ Phương tiện, thiết bị giao thông vận tải và các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông vận tải;

+ Hoạt động đăng ký, đăng kiểm phương tiện, thiết bị giao thông vận tải; + Điều kiện, tiêu chuẩn và bằng, chứng chỉ chuyên môn, giấy phép của người điều khiển, tham gia vận hành phương tiện, thiết bị giao thông vận tải; + Đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi bằng, chứng chỉ chuyên môn, giấy

phép điều khiển phương tiện giao thông vận tải; +Hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải;

+ Các hoạt động chuyên ngành khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước ngành Giao thông vận tải.

1.4. Các yêu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh

Quá trình sản xuất vận tải diễn ra bên ngoài doanh nghiệp nên các nhân tố tác động hết sức đa dạng và phức tạp. Mỗi một yếu tố đó đều ảnh hưởng đến việc sử dụng xe, qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và chất lượng vận tải. Vì vậy cần phải nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới công tác vận tải hành khách để làm căn cứ tổ chức quản lý vận tải hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng xe và có các biện pháp đảm bảo chất lượng vận tải[55].

1.4.1. Tình hình kinh tế - xã hội

Bao gồm các yếu tố về phương thức sản xuất của xã hội; các loại hình doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất; các chính sách của Chính phủ,…

Thu nhập

Được đánh giá qua: Tổng sản phẩm quốc dân (GNP), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Bình quân GNP/người hoặc GDP/người. Trong đó, chỉ số GNP/người hoặc GDP/người là tiêu thức khá rõ để chỉ ra mức sống vật chất trung bình (mức tiêu dùng) của mỗi quốc gia và sự chênh lệch giàu nghèo về đời sống vật chất giữa các quốc gia của các khu vực trên thế giới. Mức tăng trưởng thu nhập trên đầu người ảnh hưởng đến nhu cầu vận chuyển hành khách, khi GDP tăng đời sống của người dân tăng lên nhu cầu đi lại tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp vận tải cũng phải nỗ lực để đáp ứng nhu cầu đó một cách đầy đủ.

Cơ cấu kinh tế (%GDP)

Cơ cấu kinh tế là một tiêu thức phản ánh đặc trưng trình độ phát triển và sức mạnh kinh tế của mỗi quốc gia và mỗi vùng. Đây là tỷ trọng tương quan giữa nhóm ngành (3 khu vực) kinh tế: Nông nghệp (kể cả lâm ngư nghiệp), công nghiệp (kể cả xây dựng cơ bản) và dịch vụ (bao gồm mọi hoạt động kinh tế hữu ích ngoài nông nghiệp và công nghiệp). Cơ cấu kinh tế thay đổi kích thích sự gia tăng của dịch chuyển dân cư và trao đổi lao động, hình thành các khu dân cư, các khu công nghiệp, các khu mua sắm, khu vui chơi giải trí... lao động làm việc ở những khu xa nơi dân cư, nhu cầu đi lại tăng lên, đòi hỏi gia tăng các phương tiện vận tải trong đó có ô tô để đáp ứng nhu cầu gia tăng đó.

Dân cư và nguồn lao động

Việt Nam là một quốc gia đông dân, mật độ dân số cao, dân cư phân bố không đồng đều giữa các vùng trong cả nước: có sự chênh lệch lớn giữa đồng bằng với trung du và miền núi, đặc biệt là phân bố không đồng đều giữa khu vực thành thị và nông thôn. Đặc điểm phân bố dân cư này thể hiện nền kinh tế của Việt Nam chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp, còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố địa hình, thuỷ văn, thổ nhưỡng và sự phân bố tài nguyên thiên nhiên khác nhau giữa các vùng. Xu thế phát triển của xã hội hiện nay là giảm cơ cấu về mặt tương đối của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế, tăng tỷ lệ của công nghiệp và dịch vụ. Muốn như vậy phải chuyển dịch cơ cấu lao động: Chuyển dịch tuyệt đối

nghĩa là đưa lao động về các khu công nghiệp, đưa lao động đi xuất khẩu lao động, đưa lao động về thành phố. Thứ hai, dịch chuyển tại chỗ nghĩa là đưa công nghiệp về nông thôn, phát triển làng nghề. Đây là hướng đi chủ yếu của các nước công nghiệp có tỷ lệ dân nông nghiệp thấp. Theo đó, ngành dịch vụ vận tải hành khách cũng sẽ phải có những bước tiến nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển chung của toàn xã hội.

Các yếu tố khác

- Phong tục tập quán, thói quen đi lại của người dân: Đối với mỗi vùng người dân thường có sở thích sử dụng một loại phương tiện nào đó. Sở thích của họ thường xuất phát từ sự an toàn, thuận tiện khi đi lại cũng như các chỉ tiêu thuộc về tổ chức vận tải như: Độ chính xác về thời gian, giờ đi, giờ đến, thời gian giãn cách giữa 2 chuyến, như vậy các doanh nghiệp vận tải cần nắm rõ các yếu tố này để bố trí chạy xe hợp lý đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

- Sự cạnh tranh trên thị trường: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay để tồn tại các doanh nghiệp cần phải khẳng định được uy tín của minh thông qua chất lượng sản phẩm mà mình cung cấp. Đối với vận tải tổ chức vận tải tốt là một trong các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

- Chế độ chính sách của Nhà nước: Các chính sách của chính phủ nói chung về kinh tế và các chính sách về vận tải nói riêng. Chính phủ cần xây dựng các nguyên tắc, tiêu chuẩn mẫu, thể lệ nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các phương thức vận tải với nhau, giữa vận tải và khách hàng, định hướng phát triển các loại hình vận tải phù hợp với từng vùng cụ thể. Các doanh nghiệp vận tải cần quan tâm tới tất cả các quy định để có thể tổ chức vận tải có hiệu quả đúng theo pháp luật.

1.4.2. Điều kiện khí hậu - thời tiết

Hoạt động vận tải ô tô nói chung và vận tải hành khách bằng ô tô nói riêng chịu sự ảnh hưởng rất lớn của điều kiện thời tiết khí hậu. Nó không chỉ ảnh hưởng đến kết cấu và tính năng sử dụng của phương tiện mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tổ chức và quản lý hoạt động vận tải. Cụ thể:

- Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm không khí: ảnh hưởng đến kết cấu và tính năngsử dụng xe, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lái xe và hành khách đi xe.

- Mưa, bão và các hiện tương thiên nhiên khác: ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ hoạt động vận tải như đường, cầu, bến bãi, trạm dừng

nghỉ,...làm hạn chế số ngày hoạt động của xe, ảnh hướng đến chất lượng dịch vụ vận tải.

1.4.3. Điều kiện vận tải

Điều kiện vận tải phản ánh những đặc điểm, yêu cầu của đối tượng vận tải, điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới công tác tổ chức và quản lý vận tải. Các điều kiện vận tải bao gồm: Tính chất vận tải; thời hạn vận chuyển; khu vực vận chuyển và cự ly vận chuyển; điều kiện hành khách và điều kiện bến bãi.

Bến ô tô khách và gara ô tô có chức năng phục vụ hoạt động vận tải bằng ô tô theo tuyến cố định, ô tô buýt. Bến ô tô được bố trí trong thành phố và các điểm dân cư đông, các điểm dừng thông qua và điểm dừng cuối cùng của ô tô buýt có cường độ phương tiện tương đối ít. Các bến ô tô xây dựng trong những thành phố lớn, nơi tập trung lại các điểm cuối cùng của giao thông bằng ô tô buýt có cường độ xe chạy cao.

Khả năng thông qua của các bến xe ô tô hành khách được xác định bằng số lượng hành khách rời bến trong một đơn vị thời gian. Các bến xe ô tô hành khách còn chức năng phụ bổ sung để phục vụ lái xe và hành khách: căng tin, điện thoại,...

Phương pháp tổ chức vận tải hành khách theo hình thức vận tải trong thành phố và ngoại thành, vận tải đường ngắn và đường dài có những yêu cầu khác nhau. Ngoài ra công tác tổ chức vận tải ô tô đối với các ngành kinh tế cũng có những đặc điểm không giống nhau. Đặc điểm của vận tải trong thành phố là cự ly ngắn mật độ giao thông cao, luồng hành khách biến động nhiều theo thời gian và không gian, đường sá tốt cho nên doanh nghiệp vận tải có thể căn cứ vào những nhiệm vụ khác nhau mà phân công chuyên môn hoá hoặc sử dụng các loại xe chuyên dụng.

Vận tải đường ngắn chủ yếu là vận chuyển trên những tuyến đường nhánh, giao lưu giữa nông thôn và thành thị, vận tải trong một khu vực nhỏ, điều kiện đường sá tương đối phức tạp, lượng hành khách có tính chất theo mùa. Do đó tính năng thông qua, tính cơ động, tính vững chắc của xe phải đạt yêu cầu cao.

Vận tải đường dài chủ yếu là liên tỉnh, trên các trục chính cũng có khi để hỗ trợ cho đường sắt trên cự ly ngắn. Đặc điểm của loại này có tính định kỳ, khoảng cách lớn, tốc độ cao nên có thể tổ chức chạy xe định kỳ, dùng đoàn xe có trọng tải lớn. Vận tải bằng ô tô trên đường dài cũng được thực hiện để hoàn thành một nhiệm vụ trong thời gian nhất định.

1.4.4. Công tác quản lý hoạt động vận tải

- Quản lý phương tiện:

+ Công tác kiểm định chất lượng phương tiện: Có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện giám sát kỹ thuật, chứng nhận chất lượng và an toàn cho các phương tiện và thiết bị giao thông vận tải đường bộ.

+ Công tác bảo dưỡng sửa chữa: Trong quá trình khai thác vận hành phương tiện vận tải chịu nhiều tác động khác nhau và do đó có thể xuất hiện những trục trặc, hỏng hóc. Bảo dưỡng sửa chữa nhằm mục đích dự phòng và khắc phục các hư hỏng ở phương tiện vận tải.

- Quản lý người điều khiển phương tiện: Việc quản lý người điều khiển phương tiện được thực hiện thông qua công tác đào tạo, sát hạch và cấp đổi GPLX. Các đối tượng tham gia giao thông phải có GPLX tương ứng với loại phương tiện mình điều khiển.

- Quản lý hệ thống hạ tầng giao thông vận tải:Mạng lưới giao thông đường bộ: Điều kiện này rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến việc thành lập các tuyến vận tải, điều kiện quản lý và khai thác xe.

+ Hệ thống quốc lộ: nối các trung tâm kinh tế, chính trị, giao thông có ý nghĩa toàn quốc.

+ Hệ thống đường địa phương (tỉnh lộ, huyện lộ,...): nối liền các trung tâm kinh tế có tính chất địa phương như tỉnh, huyện, xã,....

Hệ thống bến xe, điểm dừng đỗ, trạm nghỉ dọc đường: + Bến xe, bãi đỗ xe và trạm dừng nghỉ dọc đường:

Bến xe ô tô khách (bến xe khách) là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện chức năng phục vụ xe ô tô đón, trả hành khách và các dịch vụ hỗ trợ vận tải hành khách.

Trạm dừng nghỉ là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện chức năng phục vụ người và phương tiện dừng, nghỉ trong quá trình tham gia giao thông trên các tuyến vận tải đường bộ.

Bãi đỗ xe là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện chức năng phục vụ trông giữ xe ô tô và các phương tiện giao thông đường bộ khác.

Yêu cầu đối với bến xe:

+ Bến xe phải được xây dựng phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt. + Đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn cho người, hàng hóa và phương tiện trong bến xe và khi ra, vào bến.

+ Bến xe phải xây dựng theo quy chuẩn tương ứng với từng loại bến xe. - Điểm đỗ xe taxi, xe buýt.

Được chia làm 2 loại là điểm đỗ xe taxi do doanh nghiệp taxi tổ chức và quản lý hoặc Điểm đỗ xe taxi công cộng do ngành giao thông vận tải địa phương tổ chức và quản lý.

Yêu cầu đối với điểm đỗ xe taxi:

+ Đảm bảo an toàn và trật tự giao thông đô thị, bảo đảm yêu cầu phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường ;

+ Việc lập hoặc bãi bỏ điểm đỗ xe taxi công cộng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền quy định phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải của địa phương; ưu tiên bố trí điểm đỗ taxi công cộng tại các nhà ga, bến cảng, sân bay, bến xe, khu dân cư, trung tâm văn hoá, siêu thị, khách sạn,...

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương này, nội dung chủ yếu là làm sáng tỏ hơn những vấn đề về cơ sở lý luận quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô. Qua đó cho thấy vận tải hành khách bằng ô tô đã khẳng định được vai trò, vị trí của mình đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung, của tỉnh Kiên Giang nói riêng.

Trước những thách thức, vị trí vai trò của vận tải hành khách bằng ô tô thì công tác quản lý nhà nước ở lĩnh vực này rất cần thiết, thông qua công cụ quản lý để điều chỉnh hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô theo đúng định hướng và đi vào nề nếp, quy củ. Nhà nước quản lý vận tải hành khách được cụ thể hóa qua các văn bản quy phạm pháp luật về vận tải; đồng thời luôn đảm bảo hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)