Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 83)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Đánh giá chung

2.2.2.1.Kết quả đạt đƣợc

Một là, là tỉnh có vị trí chiến lược về kinh tế - an ninh - quốc phòng, tạo điều kiện cho tỉnh hội nhập, phát triển, mở ra hướng giao lưu kinh tế quan trọng, đưa Kiên Giang “gần hơn” với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế-tài chính của cả nước.

Hai là, tỉnh đã quan tâm đã tập trung nguồn lực để đầu tư, xây dựng phát triển hệ thống hạ tầng giao thông vận tải đường bộ khá đồng bộ và đạt tiêu chuẩn, phục vụ tốt cho vận tải hành khách bằng ô tô, hệ thống các bến xe đã được đầu tư xây dựng tương đối khang trang, phương tiện tham gia vận tải thường xuyên được đầu tư thay mới, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao.

Ba là, công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn khá đầy đủ, phù hợp với thực tế ở địa phương, có kế hoạch rà soát, sửa đổi, bổ sung khi có bất cập.

Bốn là, công tác tuyên truyền pháp luật về Giao thông vận tải và trật tự an toàn giao thông được quan tâm, thực hiện thường xuyên từ các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương, từng bước nâng cao được ý thức chấp hành pháp luật về Giao thông vận tải và TTATGT của quần chúng nhân dân.

Năm là, công tác tuần tra, thanh tra, kiểm tra được duy trì thường xuyên, kiểm soát được tải trọng phương tiện và TTATGT nói chung, hoạt động vận tải hành khách bằng đường bộ có nhiều chuyển biến mang tính tích cực, tạo nên hình ảnh văn minh, hiện đại cho bộ mặt của xã hội.

Nguyên nhân đạt đƣợc kết quả

Đạt được kết quả trên là nhờ có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, sự quản lý hiệu quả của Ủy ban nhân dân tỉnh cùng với sự nỗ lực, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, là sự phân cấp cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hành khách tại tỉnh được đảm bảo, thực hiện khá tốt cơ chế trong việc giao quyền mạnh cho cấp dưới thực hiện một số chức năng quản lý đối với hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô. Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn.

Sự nỗ lực phấn đấu làm tốt nhiệm vụ của cơ quan quản lý về GTVT; chất lượng đội ngũ làm công tác vận tải hành khách và công tác chỉ đạo, quản lý từng bước nâng lên về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu công tác.

Ban hành kịp thời các văn bản pháp luật về GTVT; các quy chế, quy định trong công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh;

Tổ chức mạng lưới giao thông khá tốt, phù hợp thực tế giúp cơ quan quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô định hướng được nội dung để hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô đi đúng hướng, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân.

2.2.2.2. Hạn chế, thiếu sót

Tuy nhiên, quản lý vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn còn một số tồn tại, hạn chế như sau:

Một là, hệ thống đường giao thông nông thôn của tỉnh chiếm 84,58% tổng số chiều dài km toàn tỉnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, nhưng còn một đường về trung tâm xã quy mô nhỏ, mặt đường hẹp. Một số công trình cầu xây dựng trước những năm 1975 đã xuống cấp cần xây dựng lại. Quốc lộ 80 là tuyến huyết mạch kết nối với các tỉnh Vùng ĐBSCL có qui mô mặt cắt nhỏ. Cơ sở hạ

tầng kỹ thuật đô thị còn bộc lộ nhiều hạn chế: Chất lượng bị xuống cấp do ảnh hưởng của lũ, việc tập trung nguồn lực đầu tư cho CSHT kỹ thuật chưa đáp ứng được tốc độ tăng trưởng kinh tế-xã hội. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho vận tải hành khách bằng ô tô còn nhiều hạn chế, hệ thống bến bãi, trạm dừng nghĩ chưa được quam tâm, đầu tư đúng mức, chất lượng dịch vụ vận tải chưa đáp ứng yêu cầu của người dân.

Hai là, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng liên quan chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông ở một số địa phương chưa được duy trì thường xuyên, chủ yếu tập trung vào các đợt cao điểm; nội dung tuyên truyền còn chung chung, chưa sát với thực tế, chưa đúng đối tượng cần được tuyên truyền; hình thức tuyên truyền thiếu sáng tạo.

Ba là, một số hệ thống quy chuẩn, văn bản quy phạm pháp luật của ngành GTVT thuộc lĩnh vực vận tải đường bộ chưa được chi tiết, cụ thể, thiếu thống nhất, chưa thực sự đi vào đời sống thực tế. Có những văn bản mới ban hành đã phải nghiên cứu, sửa đổi, điều chỉnh do chưa phù hợp với thực tế khi triển khai thực hiện.

Bốn là, công tác quy hoạch giao thông còn thiếu đồng bộ, chưa quy động hết các nguồn lực; đầu tư xây dựng bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, hệ thống điểm dừng đỗ dọc đường còn chậm dẫn đến tình trạng lái xe dừng đỗ đón trả khách tuỳ tiện, bán khách, xe chạy vòng vo, các dịch vụ đi kèm như ăn uống, nghỉ ngơi dọc đường chưa đảm bảo, nhất là đối với vận tải khách đường dài.

Năm là, công tác tổ chức giao thông vẫn còn nhiều bất cập như: việc phân làn, phân luồng giao thông chưa phù hợp; việc bố trí các biển báo, đèn tín hiệu nhiều nơi chưa hợp lý. Bên cạnh đó, do thiếu các bãi đỗ xe công cộng, vì thế các phương tiện dừng đỗ tùy tiện, chủ yếu tại các khu đất rộng, như: Nhà văn hóa, sân vận động…, thậm chí trên cả các tuyến đường tỉnh và quốc lộ gây khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải, cản trở giao thông.

Sáu là, công tác đăng ký, đăng kiểm, người điều khiển phương tiện, hoạt động vận tải và quản lý vận tải còn bộc lộ những hạn chế, bất cập; “xe dù”, “bến cóc” còn phổ biến; phương tiện kém chất lượng vẫn còn hoạt động ở các tuyến nội tỉnh; phương tiện chạy vòng vo, đón trả khách tuỳ tiện, chở quá số người quy định, chạy quá tốc độ, vi phạm thiết bị giám sát hành trình còn diễn ra phổ biến và đang gây nhiều bức xúc trong xã hội, trật tự an toàn giao thông không được đảm bảo tiềm ẩn rủi ro, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Chưa có nhiều giải pháp xử lý các doanh nghiệp vận tải không thực hiện truyền dẫn dữ liệu thiết bị giám sát hành trình về cơ quan quản lý.

Bảy là, công tác thanh tra, kiểm ra, giám sát chưa được thường xuyên, chưa triệt để, thiếu kiên quyết, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn hạn chế dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật về vận tải hành khách có điều kiện tồn tại do lực lượng còn mỏng, thiếu các trang thiết bị, công cụ hỗ trợ, nên còn nhiều hành vi vi phạm chưa được phát hiện và xử lý triệt để.

Tám là, các điều kiện kinh doanh vận tải ô tô còn đơn giản, các thành phần kinh tế đều có thể tham gia được dẫn đến số lượng phương tiện tham gia vận tải phát triển quá nhanh, khó kiểm soát được chất lượng sản phẩm vận tải. Các quy định của nhà nước về quản lý các doanh nghiệp vận tải còn lỏng lẻo, chỉ mới quản lý các doanh nghiệp bằng giấy tờ đăng ký kinh doanh, quản lý đầu xe, giá cước, cấp phù hiệu và khi lưu thông trên đường tại các trạm kiểm tra, kiểm soát, còn lại hầu như bị bỏ ngỏ, nhất là việc quản lý chất lượng vận tải chưa được kiểm soát một cách đúng mức. Chưa có biện pháp quản lý vận tải khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch... dẫn đến trật tự vận tải rất lộn xộn, xe vận tải hành khách hợp đồng trá hình, tạo nên sự tranh giành hành khách, chất lượng dịch vụ vận tải thấp, tai nạn giao thông do xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách gây ra còn nhiều.

Chín là, chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo trên địa bàn chưa cao, đặc biệt là lái xe ô tô, tỷ lệ học viên sau khi sát hạch đạt cấp giấy phép lái xe chỉ đạt khoàng 50% trên tổng số học viên dự thi.

Mười là, tuy bộ máy quản lý nhà nước với nhiều cơ quan tham gia như: Cơ quan quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình, thanh tra, tuần tra, cảnh sát,…song có hiện tượng chồng chéo giữa các lực lượng, có nhiều nhiệm vụ quản lý còn buông lỏng, chưa có cơ quan thực hiện hoặc chưa có điều kiện để thực hiện.

Nguyên nhân hạn chế

- Nguyên nhân chủ quan:

Công tác quản lý nhà nước bao gồm cả việc xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước. Như trên đã phân tích, pháp luật hiện tại về quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng ô tô dù đã được đầu tư và chuẩn bị rất công phu nhưng cũng có những bất cập trong một số chế định.

Công tác tổ chức và thực hiện pháp luật ở tỉnh dù có nhiều cố gắng nhưng vẫn gặp khó khăn. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn chưa kịp thời, đồng bộ dẫn đến địa phương lúng túng trong thực hiện.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực hoạt động vận tải hành khách chưa thường xuyên. Công tác quản lý từng lúc chưa chủ động, chưa theo kịp sự phát triển đa dạng, phức tạp của các loại hình vận tải. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch còn nhiều bất cập; quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý chưa rõ ràng, rành mạch. Bên cạnh đó bộ phận quản lý nhà nước về vận tải hành khách ở địa phương chưa quan tâm đầu tư trang thiết bị để đủ sức đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng và phức tạp của hoạt động vận tải hành khách.

Việc xây dựng chế độ đãi ngộ chưa đáp ứng nhu cầu do đó chưa kích thích tính năng động, sáng tạo của đội ngũ công chức trong thi thi nhiệm vụ.

Sự quan tâm của các cấp, các ngành và thái độ của toàn xã hội đối với hoạt động quản lý nhà nước về vận tải hành khách chưa đúng mức. Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức cho rằng hoạt động quản lý vận tải hành khách là việc riêng của Sở GTVT nên chưa thực sự có sự phối hợp tốt.

Bộ phận quản lý nhà nước về vận tải của Sở Giao thông vận tải trên thực tế còn hạn chế cả về số lượng cán bộ và trình độ, năng lực quản lý, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác chỉ đạo, quản lý, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho công chức chưa được thường xuyên.

- Nguyên nhân khách quan

Vị trí địa lý tỉnh Kiên Giang có nhiều sông ngòi chằng chịt, thường xuyên lũ lụt ảnh hưởng rất lớn đến vận tải hành khách bằng xe ô tô.

Tốc độ phát triển phương tiện tăng nhanh, nhưng công tác chỉ đạo, quản lý có lúc chưa kịp thời, chưa sát tình hình thực tế.

Cơ quan thanh tra, kiểm tra, quản lý vận tải hành khách hoạt động chủ yếu từ ngân sách nhà nước của địa phương, thiếu cả về nhân sự và kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn nên hiệu quả quản lý chưa cao, chưa đáp ứng tình hình phát triển như hiện nay.

Từ những vấn đề trên, việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô của cả nước nói chung, của tỉnh Kiên Giang nói riêng là một giải pháp cơ bản, cấp thiết nhằm bảo đảm cho hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô phát triển đúng mục đích, phát triển hài hòa và phát huy tốt nhất năng lực và hiệu quả hoạt động của nó trong bối cảnh hội nhập toàn cầu như hiện nay.

2.2.2.3. Kinh nghiệm đúc kết

Quản lý vận tải hành khách bằng ô tô là công việc khó khăn, phức tạp, lâu dài nhưng cũng là công việc thường xuyên trong quá trình phát triển đất nước. Chúng ta cần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước, quản lý sản xuất kinh doanh theo định kỳ và đưa vào thực hiện thông qua chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm, hàng năm, văn bản quản lý và các đề án, dự án phát triển hạ tầng giao thông, phát triển vận tải hành khách bằng ô tô sao cho sát thực, có tính khả thi cao, bảo đảm chất lượng dịch vụ vận tải và ít lực cản nhất nhằm góp phần phát triển lĩnh vực vận tải hành khách bằng ô tô. Bên cạnh đó, cần tăng cường

công tác tuyền truyền các văn bản quy phạm pháp luật quy định về giao thông vận tải, đặc biệt là vận tải hành khách bằng ô tô để mọi người tham gia giao thông nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát của lực lượng chức năng đảm bảo bao quát hết địa bàn, giử gìn tốt trật tự an toàn giao thông, đưa hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô đi vào nề nếp, tạo sự hài lòng, thuận tiện cho việc đi lại của người dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Tóm lại muốn phát triển vận tải hành khách bằng ô tô cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn quy định của pháp luật về vận tải hành khách bằng ô tô đến doanh nghiệp kinh doanh vận tải và quần chúng nhân dân.

Hai là, chú trọng công tác quy hoạch, tổ chức giao thông hợp lý, tạo điều kiện tốt để phát triển vận tải hành bằng ô tô, đặc biệt là vận tải hành khách công cộng.

Ba là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô; về hành lang an toàn giao thông, về trật tự an toàn giao thông; về phát triển mạng lưới giao thông; về quản lý phương tiện giao thông, về tăng cường phương tiện giao thông công cộng; về quản lý kiểm định phương tiện cơ giới, về đào tạo người điều khiển phương tiện xe cơ giới v.v… Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về vận tải hành khách, nhất Luật giao thông để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng pháp luật, vấn đề tổ chức giao thông; vấn đề xây dựng hạ tầng cơ sở phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội… nhiều việc thuộc cấp ủy và cấp chính quyền các cấp phải huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, quần chúng trong công tác. Về vai trò của chính quyền phường, xã, quận, huyện, về kinh phí đảm bảo hoạt động lâu dài, thường xuyên…

Bốn là, tăng cường công tác thanh tra kiểm soát xử lý vi phạm. Đây là hoạt động công khai của lực lượng CSGT và Thanh tra giao thông, nó cần được tiến hành một cách thường xuyên trên các tuyến đường trọng điểm. Với con

người thừa hành pháp luật vững mạnh trong sạch, trang bị hiện đại có tác dụng nhiều mặt, sẽ làm tăng tính tự giác, ngăn ngừa hạn chế các trường hợp vi phạm, xử lý được kịp thời các trường hợp sai phạm và còn tạo tâm lý an tâm cho những người tham gia hoạt động giao thông trên các tuyến đường. Đồng thời sự có mặt của lực lượng tuần tra kiểm soát giao thông đã có tác dụng răn đe, phòng ngừa tội phạm, chặn đứng được các hiện tượng “xe dù”, “bến cóc”, xe chạy quá tốc độ, xe trá hình…

Năm là, tăng cường trang thiết bị hiện đại cho các cơ quan quản lý nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)