Hiện trạng giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 57 - 65)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Hiện trạng giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang

Kiên Giang là tỉnh ven biển phía Tây Nam của Tổ Quốc, thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Lãnh thổ tỉnh bao gồm phần đất liền và phần hải đảo. Hiện tại, vận tải đường bộ đóng vai trò chủ đạo trong vận chuyển hành khách và đi lại (chiếm trên 80%).

2.1.2.1. Đƣờng bộ

Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh không ngừng phát triển. Giao thông đô thị của thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên được đầu tư nâng cấp tạo bộ mặt mới đô thị. Các tuyến giao thông liên huyện, liên xã và trục thôn-ấp trên đất liền được tỉnh quan tâm đầu tư trong thời gian vừa qua, dần đảm bảo nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân. Đường ô tô đã nối liền từ trung tâm huyện đến 100% xã phường, thị trấn.

Hệ thống Quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh Kiên Giang gồm: Quốc lộ 80, Quốc lộ 61, Quốc lộ 63 và Quốc lộ N1. Đây là hệ thống giao thông đối ngoại quan trọng của tỉnh, kết nối tỉnh với các tỉnh lân cận, thúc đẩy giao lưu và trao đổi kinh tế. Ngoài hệ thống đường Quốc lộ, trên địa bàn hiện có 22 tuyến đường

tỉnh và 70 tuyến đường huyện tạo ra mạng lưới các tuyến nhánh, kết nối với các tuyến quốc lộ theo dạng xương cá, góp phần phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa và hành khách trên địa bàn tỉnh.

Bảng 1.2 Tổng hợp hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

TT Loại đƣờng

Số Dài Kết cấu % nhựa hóa

tuyến (km) Nhựa BT CP + Đất (cứng hóa)

1 Đường quốc gia 4 291,8 269,3 20,3 100,0

2 Đường tỉnh 22 708,0 405,5 9,4 293,1 58,6

3 Đường huyện 70 636,3 357,8 76,0 202,5 68,2

4 Đường đô thị 378 638,6 421,9 216,7 66,1

5 Đường xã 7.084,0 2.723,0 4.361,0 38,4

Tổng 474 9.358,7 1.032,6 3.250,7 5.073,2 45,8

(Nguồn Sở Giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang năm 2014)

Nhìn chung, mạng lưới đường bộ cơ bản đã bao phủ rộng khắp địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, chất lượng của hầu hết các tuyến còn thấp, nhiều tuyến có mặt đường hẹp, hành lang bảo vệ đường bị lấn chiếm.

Theo số liệu thu thập và kết quả khảo sát thực tế, tổng chiều dài của mạng lưới đường bộ trên địa bàn tỉnh là 9.358,7 km, tỷ lệ nhựa (cứng) hóa đạt 45,8%; bao gồm:

Hệ thống Quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh: 4 tuyến Quốc lộ với tổng chiều dài qua địa bàn tỉnh là 291,8 km, tỷ lệ nhựa (cứng) hóa đạt 100%:

- QL.61: Dài 44,1 km, điểm đầu ranh tỉnh Hậu Giang và huyện Gò Quao;điểm cuối ngã ba Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá. Đây là trục đối ngoại quan trọng của tỉnh Kiên Giang, kết nối các huyện phía Đông Bắc tỉnh đến Tp.Rạch Giá, đi tỉnh Hậu Giang theo hướng Đông Nam.

- QL.63: Dài 74,1 km, điểm đầu giao QL.61, điểm cuối ranh tỉnh Cà Mau và huyện Vĩnh Thuận. Đây là trục giao thông đối ngoại quan trọng của tỉnh Kiên Giang, kết nối các huyện phía Nam của tỉnh.

Giang, kết nối giao thông toàn tỉnh đi Tp.Cần Thơ theo hướng Đông Bắc, đi Campuchia theo hướng Tây Bắc. Nhu cầu đi lại và vận chuyển trên tuyến rất lớn, ngoài ra còn phục vụ du khách đến tham quan các khu du lịch Phú Quốc, Kiên Lương và Hà Tiên.

- QL.N1: Là trục giao thông thứ năm (bốn tuyến còn lại là QL.1A, đường HồChí Minh, cao tốc Bắc Nam và QL.50) kết nối hệ thống đường hành lang ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long dọc biên giới Tây Nam Việt Nam.

Hệ thống đường tỉnh: Gồm 22 tuyến với tổng chiều dài 708,0 km, tỷ lệ nhựa (cứng) hóa đạt 58,6%. Cụ thể như sau:

- ĐT.961: Dài 22,2 km, điểm đầu tại xã Phi Thông-Tp.Rạch Giá; điểm cuối xã Tân Hội-H.Tân Hiệp, tạo nên trục dọc liên kết giữa thành phố Rạch Giá với thành phố Long Xuyên, dọc theo con kênh Rạch Giá-Long Xuyên.

- ĐT.962: Dài 23,0 km, điểm đầu Định An-H.Gò Quao; điểm cuối xã Vĩnh Tuy-H.Gò Quao (giáp tỉnh Bạc Liêu). Đây là trục giao thông kết nối trung tâm huyện ra QL.61 và ngược lại nên nhu cầu đi lại trên tuyến khá cao.

- ĐT.963: Dài 110,0 km, điểm đầu xã Hòa Thuân-H.Giồng Riềng, điểm cuối km 190+200-QL.N1, xã Mỹ Phú-H.Giang Thành. Là trục giao thông đối ngoại quan trọng kết nối tỉnh Kiên Giang và tỉnh Hậu Giang.

- ĐT.963B: Dài 27,8 km, điểm đầu Long Thạnh-H.Giồng Riềng; điểm cuối xã Thạnh Phước-H.Giồng Riềng. Là tuyến nối kết trực tiếp giữa thị trấn Giồng Riềng với QL.61 theo hướng Tây Nam, với Tp.Cần Thơ theo hướng Đông Bắc.

- ĐT.963C: Dài 15,5 km, Định An-H.Gò Quao; điểm cuối giao ĐT.963B, xã Vĩnh Thạnh-H.Giồng Riềng. Là tuyến nối kết trực tiếp giữa thị trấn Giồng Riềng với QL.61, huyện Gò Quao theo hướng Nam.

- ĐT.965: Dài 68,0 km, đây là trục giao thông quan trọng đối với huyện nói chung xã Minh Thuận, Minh Bắc.

- ĐT.965B: Dài 22,0 km, điểm đầu giao ĐT.965; điểm cuối giao ĐT.964. Tuyến kết nối huyện U Minh Thượng-ĐT.965-huyện An Minh-Biển Tây thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực tuyến đi qua và vận chuyển hàng nông sản đi tỉnh

- ĐT.966: Dài 28,0 km, điểm đầu thị trấn Thứ 3-H.An Biên; điểm cuối H.U Minh Thượng. Tuyến kết nối huyện An Biên-U Minh Thượng-QL.63.

- ĐT.967: Dài 28,5 km, điểm đầu xã Đông Thái-H.An Biên; điểm cuối xã Đông Hưng B-H.An Minh (giáp tỉnh Cà Mau). Đây là trục xương sống của huyện An Minh, kết nối nhu cầu giao thông trên toàn huyện đi QL.63 theo hướng Bắc và đi Cà Mau theo hướng Nam. Vì vậy, nhu cầu đi lại trên tuyến rất lớn.

- ĐT.968: Dài 11,7 km, điểm đầu xã Đông Thạnh-H.An Minh; điểm cuối cảng Xẻo Nhàu-H.An Minh. Đây là trục giao thông kết nối cụm cảng Xẻo Nhàu, xã Tân Thạnh và Đông Thạnh với ĐT.967.

- ĐT.969: Tuyến dài 12 km điểm đầu km 147+272 QL.80, thị trấn Hòn Đất; điểm cuối xã Thổ Sơn-H.Hòn Đất.

- ĐT.969B: Tuyến dài 26 km, điểm đầu cầu Kiên Bình, điểm cuối cầu Lình Huỳnh. Tuyến kết nối cũng như tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn khoảng cách và thời gian trong việc đi lại nhằm thu hút các lượt khách tham quan du lịch tỉnh An Giang sang khu di tích lịch sử đền thờ Chị Sứ.

- ĐT.970: Dài 27,0 km, điểm đầu km 181+683 QL.80; điểm cuối xã Vĩnh Điều-H.Giang Thành. Đây là trục xương sống đối ngoại quan trọng của huyện Giang Thành và Kiên Lương, tuyến kết nối giao thông trên QL.80 và QL.N1.

- ĐT.971: Dài 17,0 km, điểm đầu thị trấn Kiên Lương; điểm cuối ngã ba Hòn Trẹm,Kiên Lương. Tuyến đi qua khu hành chính huyện Kiên Lương, kết nối nhu cầu giao thông tại trung tâm huyện ra QL.80 và vào khu du lịch Chùa Hang nên nhu cầu đi lại lớn và dân cư tập trung đông.

- ĐT.972: Dài 9,5 km, điểm đầu phường Pháo Đài-TX.Hà Tiên; điểm cuối xã Mỹ Đức-TX.Hà Tiên. Đây là trục giao thông nằm hoàn toàn trên địa bàn TX.Hà Tiên, phục vụ du khách đến tham quan khu du lịch Mũi Nai.

- ĐT.973: Dài 51,5 km, điểm đầu cảng An Thới; điểm cuối cầu Bà Cải (Bãi Thơm). Đây là trục giao thông quan trọng kết nối giao thông trên toàn huyện Phú Quốc, phục vụ đi lại, du lịch và trao đổi của người dân trên địa bàn.

- ĐT.974: Dài 19,0 km, điểm đầu cầu Suối Cái; điểm cuối xã Gành Dầu. Đây là trục giao thông quan trọng kết nối giao thông đi ra ĐT.973 đến các khu vực khác.

- ĐT.975: Dài 27,0 km, điểm đầu TT.Dương Đông; điểm cuối Bãi Khem. Đây là trục giao thông kết nối TT.Dương Đông và An Thới thúc đẩy du lịch phát triển.

- ĐT.975B: Dài 55 km, điểm đầu thị trấn Dương Đông. Đây là trục giao thông quan trọng kết nối thị trấn Dương Đông với các xã phía Bắc thúc đẩy phát triển du lịch và tiềm năng kinh tế.

- ĐT.975C: Dài 55,0 km, điểm đầu cầu Bà Cải (xã Bãi Thơm); điểm cuối Bãi Khem. Đây là trục giao thông ven đảo rất quan trọng, tuyến đi qua các bãi du lịch phía Đông huyện, thu hút du khách đến tham quan.

Hệ thống đường huyện

Trên địa bàn tỉnh có 70 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 636,3 km. Các tuyến đường huyện là những tuyến nhánh nối với các trục đường tỉnh theo dạng hình xương cá, đáp ứng nhu cầu giao lưu đi lại và thông thương hàng hóa từ xã đến huyện và giữa các huyện với nhau. Đa phần các tuyến đường huyện có bề mặt rộng từ 3-6m, nền từ 5-9m, tỷ lệ nhựa (cứng) hóa đạt 68,2%. Trong đó, huyện Phú Quốc và Giang Thành là huyện có tỷ lệ nhựa (cứng) hóa dưới 50%. Các huyện còn lại tỷ lệ nhựa hóa trên 50%.

Nhìn chung, mạng lưới đường huyện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã được đầu tư nâng cấp. Tuy nhiên, vẫn còn một số tuyến mặt đường đất, vào mùa mưa đi lại rất khó khăn, trơn lầy và xe ô tô không thể đi lại được, đã ảnh hưởng không nhỏ đến giao lưu sinh hoạt hàng ngày của người dân. Hiện trạng đường huyện phân theo từng huyện/thị cụ thể như sau:

Bảng 1.3 Hiện trạng hệ thống đường huyện

S Số lƣợng C.dài Kết cấu Tỷ lệ nhựa Tên đƣờng tuyến CP + TT (km) LN BTXM hóa (%) đất 52

S Số lƣợng C.dài Kết cấu Tỷ lệ nhựa Tên đƣờng tuyến CP + TT (km) LN BTXM hóa (%) đất 1 Huyện Châu Thành 8 37,0 17,6 13,0 6,4 82,7 2 Huyện An Biên 4 35,1 25,8 9,3 73,5 3 Huyện An Minh 5 48,1 31,8 16,3 66,1 Huyện U Minh 1 4 Thượng 12,7 6,7 6,0 52,8

5 Huyện Giồng Riềng 10 92,0 65,9 0,9 25,2 72,6

6 Huyện Gò Quao 5 41,4 21,7 7,5 12,2 70,6

7 Huyện Vĩnh Thuận 7 54,7 47,4 7,3 86,7

8 Huyện Tân Hiệp 5 55,1 19,1 16,1 19,9 63,9

9 Huyện Hòn Đất 5 74,3 49,3 25,0 66,4

10 Huyện Kiên Lương 4 36,2 21,5 14,7 59,4

11 Huyện Giang Thành 3 39,2 5,2 7,0 27,0 31,1

12 Thị xã Hà Tiên 4 42,0 42,0 100,0

13 Huyện Kiên Hải 2 31,5 31,5 100,0

14 Huyện Phú Quốc 7 37,0 3,8 33,2 10,3

Tổng cộng 70 636,3 357,8 76,0 202,5 68,2

(Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang năm 2014)

Hệ thống đường xã, ấp

Hệ thống đường xã, ấp trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã có những bước phát triển đáng kể cả về chất lượng lẫn số lượng. Tổng chiều dài đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh là 7.084 km, tỷ lệ cứng hóa đạt 38,4% (tương đương 2.723 km). Có được kết quả như trên là nhờ chủ trương đúng đắn

nước ngoài kết hợp với vốn ngân sách tỉnh, hỗ trợ, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đầu tư giao thông. Từng bước góp phần làm thay đổi diện

mạo nông thôn văn minh sạch đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu đi lại và lưu thông hàng hóa.

Hệ thống đường đô thị: có 378 tuyến với tổng chiều dài 638,6 km, tỷ lệ nhựa hóa (cứng) hóa đạt 66,1% (421,9 km), còn lại là cấp phối và đường đất. Hệ thống đường đô thị khu vực Thành phố Rạch Giá và thị xã Hà Tiên được chú trọng đầu tư phát triển trong thời gian vừa qua.

2.1.2.2. Hệ thống cầu, cống

Cầu trên Quốc lộ: Trên các tuyến Quốc lộ có tổng cộng 97 cầu dài 6.635m và 10 cống dài 99m. Nhìn chung đảm bảo vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân.

Cầu trên đường tỉnh: Trên các tuyến đường tỉnh có tổng cộng 159 cầu dài 5.242,2 m và 14 cống dài 90,8m. Nhìn chung, cầu trên tuyến đường tỉnh đảm bảo vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân trong tỉnh.

Cầu trên đường huyện: Trên các tuyến đường huyện có tổng cộng 283 cầu dài 8.308m và 15 cống dài 68,2m. Đa phần, cầu trên đường huyện có tải trọng thấp (dưới 5T) nên ảnh hưởng đến đi lại và vận chuyển của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)