Công tác phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật về giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 100)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Công tác phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật về giao

giao thông đƣờng bộ

Để đưa pháp luật về an toàn giao thông vào cuộc sống, điều cần làm đầu tiên chính là công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Nhưng muốn phát huy hiệu quả cần chú ý các hình thức và nội dung cho phù hợp, phát huy vai trò, thế mạnh của từng loại hình công tác tuyên truyền, đồng thời phải có đội ngũ cán bộ đủ mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, chế độ kinh phí,...

- Về nội dung tuyên truyền: Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông; tuyên truyền về tình hình, kết quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, những tấm gương tập thể, cá nhân có cách làm hay, hiệu quả, những khó khăn vướng mắc từ thực tế, biện pháp tháo gỡ,...Tuyên truyền về hậu quả của tai nạn giao thông đối với xã hội, gia đình và mỗi cá nhân làm

bài học cho mọi người,...

- Về hình thức tuyên truyền: Cần kết hợp các biện pháp, hình thức phù hợp đó là: Tuyên truyền qua việc nêu gương sáng trong chấp hành pháp luật giao thông, cán bộ, công chức, đảng viên, đoàn viên, đặc biệt các tập thể, cá

nhân sinh sống trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Chú ý phát huy lợi thế của hệ thống phát thanh truyền hình đặc biệt hệ thống đài Phát thanh truyền hình tỉnh Kiên Giang, Báo Kiên Giang, các ấn phẩm báo chí, bản tin...Tuyên truyền qua tổ chức hội nghị, hội thảo, toạ đàm, thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, qua trợ giúp pháp lý lưu động, biểu diễn văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt đảng, đoàn thể,...và tuyên truyền trực tiếp với người vi phạm qua công tác xử lý hành chính.

- Về đối tượng tuyên truyền: Tuỳ từng đối tượng cần có nội dung và biện pháp tuyên truyền phù hợp: Đối với cán bộ, công chức, viên chức tập trung phổ biến các quy định về quy tắc giao thông, điều kiện của phương tiện tham gia

luật giao thông là một tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cả cơ quan, đơn vị và cá nhân. Với học sinh, sinh viên: Tăng cường chất lượng giờ học môn Giáo dục công dân, môn học pháp luật, các hoạt động ngoại khoá, tập trung phổ biến về quy tắc giao thông, điều kiện đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đặc biệt là về độ tuổi. Với thanh niên: Tập trung giới thiệu các quy định về quy tắc giao thông, các hành vi bị nghiêm cấm và hình thức xử phạt nếu vi phạm. Đối với nông dân: Quy tắc giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông, các quy định về kết cấu hạ tầng giao thông, hành vi vi phạm và mức xử phạt. Đối với những người tham gia đảm bảo an toàn giao thông như lực lượng công an, thanh tra giao thông: Phải nắm rõ các quy định của pháp luật về an toàn giao thông, quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát, phát hiện xử lý vi phạm nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị và của các cá nhân có thẩm quyền.

- Về đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật: Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là điều kiện quan trọng để truyền tải những quy định của pháp luật đến các đối tượng do vậy cần có sự quan tâm đầu tư một cách thoả đáng. Kiện toàn đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền viên pháp luật. Thường xuyên cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật mới về an toàn giao thông, tình hình đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn,...Tập huấn, nâng cao trình độ, kỹ năng tuyên truyền và kiến thức pháp luật, có chế độ đãi ngộ phù hợp.

- Về kinh phí và cơ sở vật chất: Để đảm bảo đáp ứng tốt cho công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cần có nguồn kinh phí và cơ sở vật chất phù hợp trên cơ sở phát huy những cơ sở hiện có với trang bị mới. Ưu tiên tập trung đầu tư cho những cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và cơ sở.

- Tăng cường phối hợp giữa Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giao thông vận tải và Phòng Cảnh sát giao thông, xây dựng kế hoạch và triển khai các buổi tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn giao thông, văn hóa ứng

tập, phổ biến lại cho toàn thể doanh nghiệp, hợp tác xã quán triệt.

Với những biện pháp đồng bộ, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sức mạnh của cộng đồng xã hội trong công tác đảm bảo an toàn giao thông, đặc biệt là vai trò của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tin rằng pháp luật về an toàn giao thông sẽ đi vào cuộc sống đạt hiệu quả cao, góp phần hạn chế, giảm bớt những hậu quả của tai nạn giao thông, mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mỗi gia đình, cá nhân khi tham gia giao thông.

3.2.5. Công tác quản lý phƣơng tiện, đăng ký, đăng kiểm, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe

- Tăng cường kiểm tra, thẩm định chặt chẻ điều kiện, yêu cầu trong việc cấp mới, cấp đổi giấy phép của 4 cơ sở đào tạo tạo lái xe ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đặc biệt các cơ sở là chi nhánh của tỉnh ngoài đóng trên địa bàn. Kiểm tra chặt chẻ hệ thống phòng học, trang thiết bị dạy học, sân tập lái, năng lực giáo viên thực hành.

- Xây dựng chương trình đào tạo theo đúng quy định và không ngừng được đổi mới phù hợp với điều kiện, nguyện vọng học tập của từng loại đối tượng học viên.

- Có hình thức kỷ luật nghiêm đối với các hành vi cửa quyền, sách nhiễu, có lời nói hành động thiếu văn minh hoặc gợi ý về vật chất với học viên,…

- Tiếp thu và lấy ý kiến của học viên để đổi mới phương pháp dạy và học. Theo đó, có thể tổ chức thực hành tập lái cho học viên theo yêu cầu như đi vào các ngày nghỉ mà không thu thêm học phí.

- Việc sát hạch lái xe ô tô tại các Trung tâm phải thực hiện với hình thức thi trên máy tính, lái xe trong hình có thiết bị chấm điểm tự động, không có sát hạch viên trên xe, các kỳ sát hạch đều có Thanh tra giao thông tổ chức giám sát, kiểm tra đảm bảo tính minh bạch, khách quan.

- Sở Giao thông vận tải không tiếp nhận hồ sơ để đổi và trả giấy phép lái xe qua người trung gian; duy trì đường dây nóng để hướng dẫn, trả lời các khiếu nại, tố cáo,… các thủ tục lệ phí và thời gian cấp đổi giấy phép lái xe được công

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thực thi công vụ, chú trọng các khâu quản lý kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, đăng ký, đăng kiểm phương tiện, thanh tra, tuần tra, kiểm soát.

- Duy trì chất lượng 2 dây chuyền kiểm định phương tiện xe cơ giới theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008. Kêu gọi đầu tư Trung tâm đăng kiểm Hà Tiên, triển khai xây dựng Trung tâm đăng kiểm Phú Quốc, tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho đăng kiểm viên, nâng cao chất lượng chuyên môn và giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho người làm công tác kiểm định. Kiên quyết không cấp giấy chứng nhận đăng kiểm cho xe không đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và các quy định hiện hành để tham gia giao thông.

Thực hiện kiểm tra giám sát thường xuyên, định kỳ, đột xuất đối với hoạt động kiểm định chất lượng phương tiện; tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ sự phù hợp với điều kiện của đơn vị đăng kiểm. Xử lý nghiêm các cơ sở cho thuê lốp, các thiết bị khác nhằm đối phó công tác đăng kiểm.

Tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các trương hợp xe có nhãn hiệu, logo không đúng quy định đã đăng ký và các quy định về hoạt động vận tải khách bằng ô tô theo Luật Giao thông đường bộ hiện hành. Quản lý chặt chẻ phù hiệu xe chạy hợp đồng, xe trung chuyển, xe chở khách du lịch, xử lý nghiêm xe trá hình, xe dù chạy như xe tuyến cố định.

- Phối hợp với Sở Y tế định kỳ 6 tháng việc xét nghiệm chất gây nghiện đối với người lái xe, đăc biệt xe chạy đường dài, tuyến cố định; nếu lái xe có sử dụng chất gây nghiệm, đình chỉ lái xe giao địa phương quản lý, cai nghiện. Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải nên tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho đội ngũ lái xe, đảm bảo các lái xe đủ sức khoẻ khi lái xe trên đường; đồng thời thực hiện nghiêm túc việc bố trí tài xế luân phiên đối với các tuyến đường dài theo quy định. - Thường xuyên tổ chức các hội thi lái xe giỏi để nâng cao tay nghề, kỹ năng cho lái xe.

- Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm phương tiện vi phạm từ dữ liệu thiết bị giám sát hành trình theo đúng quy định. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao đạo đức và kỹ năng lái xe an toàn cho đội ngũ lái xe

khách.

- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra định kỳ chất lượng phương tiện và chất lượng dịch vụ vận tải, đặc biệt là đối với vận tải hành khách tuyến cố định. Phát triển các tổ chức, hiệp hội bảo vệ quyền lợi khách hàng.

3.2.6. Quản lý giá cƣớc vận tải bằng xe ô tô

Theo quy định giá cước vận tải bằng xe ô tô thực hiện theo cơ chế thị trường; doanh nghiệp tự quy định giá cước vận tải với 3 loại hình: vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải tuyến cố định và vận tải bằng xe buýt. Kiểm tra, giám sát, thẩm định chặt chẻ việc kê khai giá của các các đơn vị vận tải. Xử lý nghiêm các trường hợp kê khai chi phí không hợp lý, đầu cơ vé, vé “chợ đen” trong các dịp lễ, tết.

Sớm trình UBND tỉnh ban hành giá dịch vụ cầu, đường bộ (BOT) trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và quyết định bổ sung dịch vụ kinh doanh vận tải bằng ô tô theo hợp đồng, kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô vào danh mục thực hiện kê khai giá tại địa phương.

Đồng thời, bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị vận tải phải kịp thời giảm giá cước phù hợp với diễn biến giảm của chi phí nhiên liệu. Quy định này nhằm hạn chế tình trạng đơn vị vận tải chậm giảm giá cước khi giá nhiên liệu giảm sâu. Kiến nghị đơn vị có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung tăng cường chế tài xử phạt đối với những hành vi vi phạm pháp luật về giá và pháp luật liên quan.

Phối hợp Sở Tài chính tổ chức thẩm tra, quản lý chặt chẻ chi phí nhiên liệu hổ trợ của UBND tỉnh hổ trợ cho xe buýt, cho các xe chạy chiều rỗng không có khách từ Rạch Giá – Thành phố Hồ Chí Minh trong dịp lễ, tết.

Thực hiện nghiêm túc việc kê khai, niêm yết giá tại các bến xe, trên xe, kịp thời xử lý các vi phạm về giá vé của người dân qua đường dây nóng của Sở.

3.2.7. Về đảm bảo an toàn giao thông

- Nhanh chóng triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Kế hoạch đảm bảo an toàn của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 -2020.

- Tiếp tục quán triệt và thực hiện quyết liệt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Trong đó cần chú trọng đến giải pháp quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông trong lĩnh vực vận tải khách bằng xe taxi. Kiểm soát và xử lý nghiêm tình trạng lái xe taxi chạy quá tốc độ, tranh giành khách, đón trả khách, đậu đỗ xe không đúng quy định gây mất TTATGT và mỹ quan đô thị.

- Đẩy nhanh việc đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, đảm bảo hành lang an toàn, xử lý điểm đen trên tuyến... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông, phấn đấu tai nạn giao thông hàng năm giảm cả 3 tiêu chí: số vụ, số người chết, số người bị thương.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp của tỉnh về An toàn giao thông; kiện toàn tổ chức Ban An toàn giao thông của tỉnh, của sở; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kết hợp với tăng cường công tác cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông, hướng tới đảm bảo trật tự an toàn giao thông một cách bền vững.

- Tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra.

- Sở Giao thông vận tải tăng cường công tác kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải, kiểm tra hoạt động trên tuyến và có biện pháp xử lý doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải vi phạm.

- Thực hiện đúng quy trình giải quyết xe ra vào bến; kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình hoạt động trên tuyến. Xử lý nghiêm các doanh nghiệp, hợp tác xã có phương tiện khai thác trên tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh vi phạm lộ trình, vi phạm tốc độ, thời gian lái xe liên tục, thời gian lái xe trong ngày

- Xây dựng chế độ hậu kiểm định kỳ sau khi được chấp thuận cho doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia khai thác tuyến trong việc chấp hành biểu đồ chạy xe đã được phê duyệt, việc duy trì chất lượng phương tiện, việc thực hiện niêm yết, chất lượng dịch vụ đã cam kết.

- Tăng cường phối hợp giữa Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giao thông vận tải và Phòng Cảnh sát giao thông, xây dựng kế hoạch và triển khai có hiệu quả các kế hoạch đảm bảo ATGT, các đợt cao điểm, Tháng ATGT…

3.2.8. Áp dụng khoa học - công nghệ

- Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý hạ tầng giao thông đường bộ, vận tải đường bộ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, khai thác vận tải, trạm dừng nghĩ, kiểm soát tải trọng xe, trung tâm đào tạo, sát hạch... Cập nhật đầy đủ số liệu vận tải về cơ sở dữ liệu của Tổng cục đường bộ Việt Nam.

- Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương định kỳ kiểm tra liên ngành đồng hồ xe taxi trên địa bàn thành phố Rạch Giá, huyện Phú Quốc và thị xã Hà Tiên.

3.2.9. Các giải pháp khác

- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, thường xuyên rà soát, cập nhật trình UBND tỉnh công bố bộ thủ tục hành chính của cơ quan. Duy trì xử lý công việc theo quy trình ISO 9001-2008, tăng cường trang thiết bị cho Một cửa điện tử và ứng dụng chữ ký số theo quy định; duy trì thực hiện dịch vụ công mức độ 3 (cấp đổi giấy phép lái xe), dịch vụ công mức độ 4 (cấp các loại phù hiệu, giấy

phép).

- Nghiên cứu lộ trình để hướng tới hình thức đấu thầu khai thác tuyến đối với các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh, tuyến vận tải khách bằng xe

buýt có lưu lượng vận tải lớn nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giá cước hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)