Xuất, kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 108 - 119)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. xuất, kiến nghị

Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đề xuất một số kiến nghị như sau:

Đối với Bộ GTVT

- Đề nghị Bộ GTVT cần cung cấp phần mềm quản lý bằng công nghệ thông tin để quản lý xe hợp đồng, xe du lịch. Phần mềm này sử dụng cả GPS và camera trên xe kết nối với hệ thống máy chủ của Bộ GTVT và Tổng cục Thuế

để quản lý cả doanh thu, chống thất thu thuế; đồng thời nghiên cứu, bổ sung vào Dự thảo nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP nội dung cho phép xử lý vi phạm qua Dữ liệu giám sát hành trình và hình ảnh (phạt nguội). Chỉ có ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác quản lý thì mới bảo đảm khách quan, minh bạch, phòng chống tiêu cực trong xử lý vi phạm.

- Bộ GTVT nghiên cứu, xây dựng, bổ sung các quy định về hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô, bổ sung các quy định cụ thể hơn về việc quản lý phương tiện cũng như người điều khiển phương tiện, đặc biệt là vận tải hành khách công cộng và các quy chuẩn, điều kiện, tiêu chuẩn phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Đối với Tổng cục đường bộ Việt Nam:

Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn và cấp chứng chỉ cho các sát hạch viên, hiện tại định kỳ 3 năm, nên thực hiện sát hạch hằng năm. Tăng lượng câu hỏi với đáp án trả lời thay đổi không theo quy luật để tránh việc

“học tủ”; cần xây dựng phần mềm học lý thuyết mới. Đối với địa phương:

- UBND tỉnh Kiên Giang

+ Nghiên cứu và áp dụng các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải nói chung và ngành vận tải hành khách bằng ô tô nói riêng; có kế hoạch bố trí nguồn ngân sách để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông theo quy hoạch đã được phê duyệt (hệ thống đường, cầu cống, hệ thống bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ,…).

+ Ưu tiên bố trí quỹ đất xây dựng bến xe; trạm dừng, nghỉ; điểm đón, trả khách, trên quốc lộ; đường tỉnh; hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận và tăng cường kết nối với các phương thức vận tải khác.

- Sở Giao thông vận tải

+ Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng các dự án nâng cấp, cải tạo, xây mới và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ hoạt động vận tải hành khách cố định, đặc biệt các tuyến có lưu lượng vận tải khách lớn như quốc lộ, đường tỉnh.

+ Nghiên cứu các biện pháp nhằm siết chặt công tác quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện. Chỉ đạo lực lượng Thanh tra GTVT tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm quy định vận tải hành khách bằng ô tô và hoạt động khai thác, kinh doanh bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ của các cá nhân, tổ chức. Đồng thời thường xuyên kiểm tra nội bộ nhằm ngăn chặn các hành vi tiêu cực có thể xảy ra.

+ Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch bến xe khách trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 định hướng 2030.

+ Nghiên cứu xây dựng Đề án nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách, bao gồm đầy đủ các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ và đảm bảo an toàn giao thông như: công tác quản lý phương tiện, lái xe và nhân viên phục vụ trên xe; quản lý hành trình chạy xe; quản lý các dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, tỉ lệ công nghệ trong quản lý điều hành và được lượng hóa bằng cách tính điểm để xếp loại về chất lượng dịch vụ. Qua việc đánh giá mức độ thực hiện các nội dung, tiêu chí cụ thể, các đơn vị vận tải hành khách sẽ được chấm điểm để xếp loại chất lượng dịch vụ và công bố công khai, kết hợp với việc ban hành chính sách, quy định về phạm vi hoạt động, loại hình được phép kinh doanh tương ứng với chất lượng dịch vụ sẽ góp phần loại bỏ dần các đơn vị yếu kém, khuyến khích các đơn vị quản lý tốt chất lượng dịch vụ và đảm bảo an toàn giao

thông.

- Đối với UBND các huyện, thị, thành phố

+ Tăng cường phối hợp chặt chẻ với Sở GTVT quản lý có hiệu quả tình hình mất trật tự an toàn giao thông ở địa phương.

+ Chỉ đạo quyết liệt hơn nữa việc thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ theo Quyết định 994/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. + Phối hợp, hổ trợ Sở Giao thông vận tác trong việc xử lý các khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.

+ Đẩy nhanh tiến độ xây dựng giao thông nông thôn theo chỉ tiêu, nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, đảm bảo đến năm 2020 đạt 80% nhựa hóa, bê tông hóa phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân vùng sâu, vùng xa.

Trên đây là một số kiến nghị, trong điều kiện thời gian có hạn, bản thân đã tiến hành nghiên cứu phân tích dựa trên các căn cứ khoa học và điều kiện thực tế nhằm đưa ra các giải pháp và các kiến nghị để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô phù hợp, góp phần xây dựng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

KẾT LUẬN

Với đề tài “Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”, đã nghiên cứu phân tích và rút ra được một số điểm chính như sau:

- Tổng hợp được những vấn đề về cơ sở lý luận cơ bản, các quan điểm chỉ đạo mang tính định hướng của Đảng và Nhà nước, của các cơ quan quản lý đối với hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô của cả nước nói chung và thực trạng hiện nay của tỉnh Kiên Giang nói riêng.

- Luận văn đã nêu được thực trạng của quá trình quản lý và thị trường hoạt động vận tải khách bằng ô tô. Từ thực trạng đó, đã tiến hành phân tích tìm nguyên nhân dẫn tới tình trạng quản lý yếu kém, còn nhiều thiếu sót và bất cập như hiện nay. Đồng thời kết hợp nghiên cứu công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng ô tô của một số địa phương khác trong nước để làm cơ sở hoàn thiện công tác quản lý vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

- Luận văn đã đưa ra các định hướng chung cũng như một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động vận tải khách bằng ô tô trên địa bàn, nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp trên thì hoạt động vận tải hành khách sẽ đi vào nề nếp; chất lượng dịch vụ vận tải được đảm bảo; trật tự an toàn giao thông được duy trì, mang lại niềm tin cho hành khách đi xe. Bên cạnh đó, luận văn còn đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước, đề xuất một số ý tưởng về quy hoạch hạ tầng giao thông vận tải để mang lại sự đồng bộ trong quản lý.

Trong quá trình nghiên cứu, bản thân đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của Quý thầy cô và các ý kiến đóng góp quý báu của các bạn đồng nghiệp, các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở GTVT Kiên Giang, các nhà quản lý doanh nghiệp và đặc biệt là những mong muốn được hưởng các dịch vụ vận tải có chất lượng cao của nhân dân tỉnh Kiên Giang.

Tuy nhiên, do công tác quản lý, điều hành và định hướng phát triển vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là một vấn đề rộng lớn,

vậy, em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của Quý thầy cô, các nhà nghiên cứu để có thể nâng cao được kiến thức, áp dụng trong quá trình công tác, góp phần xây dựng ngành giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang ngày một vững mạnh, có quy củ và nề nếp, hướng tới nền văn minh, hiện đại.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư (2012), Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 4 tháng 9 năm 2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông;

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2012), Nghị quyết số 13- NQ/TW, ngày 16 tháng 1 năm 2012, Hội nghị lần thứ 4 về xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;

3. Bộ Công an (2014), Thông tư số 15/2014/TT-BCA, ngày 04 tháng 4 năm 2014 quy định về đăng ký xe;

4. Bộ Giao thông vận tải (2013), Quyết định số 860/QĐ-BGTVT, ngày 04 tháng 4 năm 2013 về tái cơ cấu vận tải đường bộ đến năm 2020;

5. Bộ Giao thông vận tải (2015), Quyết định số 1423/QĐ-BGTVT, ngày 22 tháng 4 năm 2015 về tổ chức quản lý các loại hình vận tải đường bộ bằng xe ô

tô;

6. Bộ Giao thông vận tải (2015), Quyết định số 2288/QĐ-BGTVT, ngày 26 tháng 6 năm 2015 phê duyệt Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

7. Bộ Giao thông vận tải (2016), Quyết định số 135/QĐ-BGTVT, ngày 15 tháng 01 năm 2016 Điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 2288/QĐ-BGTVT ngày

26 tháng 6 năm 2015 phê duyệt Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; 8. Bộ Giao thông vận tải (2012), Thông tư số 19/2012/TT-BGTVT, ngày 06 tháng 6 năm 2012 Quy định về bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô của cơ sở sản xuất, thương nhân nhập khẩu xe ô tô;

9. Bộ Giao thông vận tải (2013), Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT, ngày 06 tháng 8 năm 2013 Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

10. Bộ Giao thông vận tải (2013), Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT, ngày 12 tháng 12 năm 2013 quy định về quản lý, khai thác và bảo trì các công trình đường bộ;

11. Bộ Giao thông vận tải (2013), Thông tư số 55/2013/TT-BGTVT, ngày 26 tháng 12 năm 2013 Quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; 12. Bộ Giao thông vận tải (2013), Thông tư số 68/2013/TT-BGTVT, ngày 31 tháng 12 năm 2013 Quy định về thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra ngành giao thông vận tải;

13. Bộ Giao thông vận tải (2013), Thông tư số 64/2013/TT-BGTVT, ngày 31 tháng 12 năm 2013 Quy định về việc thành lập; nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;

14. Bộ Giao thông vận tải (2014), Thông tư số 02/2014/TT-BGTVT, ngày 25 tháng 2 năm 2014 Quy định quy trình thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi

phạm hành chính; công tác lập kế hoạch, chế độ báo cáo và quản lý nội bộ của thanh tra ngành Giao thông vận tải;

15. Bộ Giao thông vận tải (2014), Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT, ngày 07 tháng 11 măm 2014 về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

16. Bộ Giao thông vận tải (2014), Thông tư số 73/2014/TT-BGTVT, ngày 15 tháng 12 năm 2014 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô;

17. Bộ Giao thông vận tải (2015), Thông tư số 09/2015/TT-BGTVT, ngày 15 tháng 4 măm 2015 quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô;

18. Bộ Giao thông vận tải (2015), Thông tư liên tịch số 42/2015/TTLT- BGTVT-BNV, ngày 14 tháng 8 năm 2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về Giao thông vận tải

thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

19. Bộ Giao thông vận tải (2015), Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT, ngày 20 tháng 10 năm 2015 quy định về đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;

20. Bộ Giao thông vận tải (2015), Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT, ngày 09 tháng 11 năm 2015 Quy định về thủ tục kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

21. Bộ Giao thông vận tải (2015), Thông tư số 73/2015/TT-BGTVT, ngày 11 tháng 11 năm 2015 Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách; 22. Chính phủ (2006), Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07 tháng 9 năm 2006 về việc lập, phê duyệt và quản lý tổng thể phát triển kinh tế xã hội;

23. Chính phủ (2007), Nghị định số 158/2007/NĐ-CP, ngày 27 tháng 10 năm 2007 quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức;

24. Chính phủ (2008), Nghị định số 04/2008/NĐ-CP, ngày 11 tháng 1 năm 2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP

ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;

25. Chính phủ (2013), Nghị định số 57/2013/NĐ-CP, ngày 31 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Giao thông vận tải;

26. Chính phủ (2013), Nghị định số 150/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 10 năm 2007 quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức;

27. Chính phủ (2014), Nghị định số 86/2014/NĐ-CP, ngày 10 tháng 9 năm 2014 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

28. Chính phủ (2016), Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, ngày 26 tháng 5 năm 2016 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;

29. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 24 tháng 02 năm 2011 về các nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. 30. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 88/NQ-CP, ngày 24 tháng 8 năm 2011 về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm đảm bảo trật tự an toàn giao

thông.

31. Chính phủ (2012), Nghị quyết số 16/NQ-CP, ngày 08 tháng 6 năm 2012 Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16

tháng 01 năm 2012, Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;

32. Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang (2014), Quyết định số 2784/QĐ- UBND, ngày 30 tháng 12 năm 2014 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

33. Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang (các năm 2011, 2012,2013,2014,2015),

Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang các năm 2011, 2012,2013,2014,2015; 34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 108 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)