Hiện trạng và tình hình hoạt động các bến, bãi đỗ xe

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 71)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.5. Hiện trạng và tình hình hoạt động các bến, bãi đỗ xe

Hiện nay có 9 bến xe đang hoạt động tổng diện tích khoảng 63.936 m2.

Ngoài ra, có 2 bến tạm tại Tri Tôn (Hòn Đất) và Hòn Chông (Kiên Lương). Trong thời gian qua đã triển khai một số dự án đầu tư nâng cấp bến xe khách, tuy nhiên việc đầu tư mới diễn ra còn chậm, đến nay chỉ có bến xe Kiên Lương, Giang Thành và Gò Quao cơ bản hoàn thiện.

Việc đầu tư mới, nâng cấp bến xe chủ yếu là mở rộng mặt bằng bến phục vụ cho phương tiện ra vào, đậu đỗ. Còn các công trình phụ trợ, dịch vụ khác phục vụ cho hành khách chưa được xây dựng. Một số bến xe, thực chất là bãi đỗ xe, việc thực hiện công tác quản lý điều hành hoạt động của bến chỉ từ 2-3 người. Mặt khác, do lưu lượng phương tiện, hành khách vào bến thấp nên số thu chỉ đủ để bù đắp cho chi phí thường xuyên, chưa có tích lũy để đầu tư, nâng cấp bến.

Nhìn chung, chất lượng phục vụ tại các bến xe khách tuy có bước tiến bộ, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của hành khách về an toàn, tiện nghi, thuận lợi… do vậy chưa thu hút được hành khách vào bến khi có nhu cầu đi xe. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm nảy sinh “bến cóc, xe dù”.

Bảng 1.8 Quy mô hiện hữu các bến xe trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Stt Công trình Quy mô (m2) Vị trí Loại bến

1 Bến xe Hà Tiên 4.280 TX.Hà Tiên 4

2 Bến xe Giang Thành 5.797 Huyện Giang Thành 4

3 Bến xe Kiên Lương 8.699 Huyện Kiên Lương 4

4 Bến xe Rạch Giá 11.235 Tp.Rạch Giá 2

5 Bến xe tỉnh 22.763 Huyện Châu Thành 3

6 Bến xe Giồng Riềng 613 Huyện Giồng Riềng 6

7 Bến xe Gò Quao 5.454 Huyện Gò Quao 4

8 Bến xe An Minh 2.000 Huyện An Minh 5

9 Bến xe Vĩnh Thuận 3.095 Huyện Vĩnh Thuận 4

10 Bến tạm Tri Tôn Huyện Hòn Đất

11 Bến tạm Hòn Chông Huyện Kiên Lương

Tổng 63.936

2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

2.2.1. Các phƣơng diện đánh giá

2.2.1.1. Về xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chƣơng trình quốc gia về an toàn giao thông đƣờng bộ

Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang, giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Sau thời gian công bố và triển khai thực hiện quy hoạch, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện và kết nối cao, đặc biệt hạ tầng phục vụ cho vận tải hành khách cơ bản đáp ứng được nhu cầu. Tuy nhiên, trước tình hình phát triển như hiện nay, lưu lượng phương tiện và người tham gia giao thông tăng đột biến, hệ thống bến, bãi quy hoạch còn ít so nhu cầu thực tế, một số tuyến trên địa bàn huyện An Biên, An Minh và Vĩnh Thuận đã hình thành các bến lên xuống khách tự phát; nhu cầu thực tế cần phải mở thêm một số bến tại khu vực này để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, do đó cần phải rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phù hợp.[58]

Việc phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt cũng đã được quam tâm quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2006 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Sau thời gian thực hiện một số tuyến khai thác rất hiệu quả, số lượng người dân đi lại bằng xe buýt tăng cao, từng bước hình thành thói quen đi lại bằng phương tiện công cộng, giảm lưu thông bằng phương tiện cá nhân đáng kể. Tuy nhiên, do trên địa bàn chỉ có 3 đơn vị kinh doanh xe buýt với hơn 48 xe phục vụ trên các tuyến; vì mục tiêu lợi nhuận nên công ty chủ yếu chỉ khai thác trên 3 tuyến thuộc trục đường chính kết nối trung tâm thành phố Rạch Giá và các huyện giáp Tây sông Hậu, còn lại các tuyến khác thường xuyên bỏ tài, cử, thậm chí bỏ tuyến; bên cạnh đó, việc công ty chỉ thu tiền giao khoán xe hàng tháng cho tài xế nên buông lỏng khâu quản lý phương tiện, tình trạng chạy quá tốc độ, tranh giành khách còn diễn ra phổ biến, chất lượng phục vụ hành khách

không được cải thiện, phương tiện khai thác thiếu bảo trì, bảo dưỡng lâu ngày xuống cấp, không thu hút người dân tham gia; có những tuyến không có doanh nghiệp tham gia dự thầu; trong nội ô thành phố chưa bố trí được bãi đổ xe công cộng. Trước thực trạng đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải xây dựng đề án quy hoạch xe buýt, xe taxi đến năm 2025.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang cũng đã quy định các điểm dừng, đón trả khách trên các tuyến Quốc lộ 80, 63, 61, N1 và tuyến tránh thành phố Rạch Giá; quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Bên cạnh đó trong năm 2016, Sở Giao thông vận tải đã tham mưu UBND ban hành giá sử dụng dịch vụ đường bộ BOT trên địa bàn, quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 tần nhìn 2030; xây dựng đề án Huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ.

Thời gian qua, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành nhiều quyết định phê duyệt quy hoạch hạ tầng giao thông đường bộ, quy hoạch xe buýt, taxi; quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá cước vận tải hành khách bằng ô tô và giá dịch vụ vận tải đường bộ. Các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn trên cơ sở quy định trên kê khai giá cước và thực hiện theo kê khai. Tuy nhiên, việc kiểm tra, giám sát thực hiện giá chỉ quản lý được tại khu vực bến xe khi xe xuất bến, không kiểm soát được giá vé doanh nghiệp thu hành khách ngoài bến. Sở Giao thông vận tải Kiên Giang công bố thời gian và biểu đồ chạy xe các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đối với các tuyến vận tải hành khách công cộng như xe buýt, xe taxi thì mỗi chuyến Sở GTVT đều có quyết định công bố riêng; xe chạy hợp đồng thì thực hiện cấp phù hiệu cho doanh nghiệp và các Hợp Tác xã thời gian đến 7 năm. Nhìn chung các đơn vị thực hiện nghiêm túc theo biểu đồ đã công bố, trật tự vận tải được tăng cường và dần đi vào nề nếp.

2.2.1.2. Về ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; quy chuẩn, tiêu chuẩn

Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; quy chuẩn, tiêu chuẩn vận tải khách bằng ô tô được nhà nước quan tâm, chỉ đạo xây dựng, tạo hành lang pháp lý, định hướng cho sự phát triển và đảm bảo trật tự, an toàn trong hoạt động vận tải. Để tổ chức và quản lý hoạt động vận tải đường bộ, hiện nay cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật sau:

- Luật Giao thông đường bộ 2008: về cơ bản đã có những thay đổi sơ với Luật Giao thông đường bộ 2001 và những nội dung thay đổi này đã được quy định cụ thể, chi tiết tại chương VI - Mục 1 – Hoạt động vận tải đường bộ - Luật GTĐB 2008.

- Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 09 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô: Về cơ bản đã quy định tương đối đầy đủ các điều kiện cấp phép cho tổ chức, cá nhân tham gia đối với từng loại hình kinh doanh vận tải đường bộ. Đặc biệt là đã có những quy định chi tiết về quyền hạn, trách nhiệm của người điều hành vận tải tại Khoản 2

– Điều 11.

- Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Nghị định số 107/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP, quy

định xử lý vi phạm về vận tải đường bộ: đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và xe chở hàng khác có các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải trong đô thị; với tổ chức, cá nhân vi phạm về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ...

- Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn công tác tổ chức quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô cho các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo các điều kiện quy định tại tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và Nghị định 86/2014/NĐ- CP.

- Thông tư số 49/2012/TT-BGTVT ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe

khách đảm bảo các điều kiện, quy chuẩn, nội dung kinh doanh tại bến, bãi đỗ xe… công tác quản lý và điều hành, trách nhiệm và quyền hạn của đơn vị quản lý khai thác bến; quy định về quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước.

- Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô: Thông tư có quy định trách nhiệm cũng như các hình thức xử lý cụ thể đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

- Thông tư số 73/2014/TT-BGTVT ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô: Nội dung thông tư quy định chi tiết về các thông số kỹ thuật, chức năng,.. của thiết bị giám sát hành trình cũng như các quy định về trách nhiệm của tổ chức thử nghiệm thiết bị giám sát hành trình, trách nhiệm của đơn vị sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu thiết bị giám sát hành trình, trách nhiệm của chủ phương tiện phương tiện kinh doanh vận tải. Thông tư số

09/2015/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô: Nội dung Thông tư có các quy định cho đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình, hướng dẫn cho cơ quan quản lý nhà nước cũng như các đơn vị kinh doanh vận tải quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình để nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo an toàn giao thông và tăng cường công tác giám sát của quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải bằng xe ô tô thông qua thiết bị giám sát hành trình.

Ngoài ra Bộ Giao thông vận tải cũng đã phê duyệt, ban hành: Tiêu chuẩn cơ sở của Bộ Giao thông vận tải về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe ô tô: Nội dung của Tiêu chuẩn nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho việc thực hiện chất lượng dịch vụ tại các đơn vị kinh doanh vận tải; có sự quản lý về

chất lượng dịch vụ của các cơ quan có thẩm quyền; tạo cơ chế để hành khách lựa chọn và giám sát chất lượng dịch vụ vận tải hành khách; trên cơ sở đó tạo cơ chế để khuyến khích phát triển các đơn vị có chất lượng dịch vụ tốt, loại bỏ dần những đơn vị chất lượng dịch vụ kém, thúc đẩy ngành vận tải phát triển theo hướng văn minh, hiện đại.

Các đề án đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt để thúc đẩy sự phát triển của lực lượng vận tải đường bộ một cách ổn định, theo hướng hiện đại, đảm bảo an toàn với chất lượng dịch vụ ngày càng cao đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: Đề án đổi mới quản lý vận tải đường bộ theo hướng hiện đại, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và giảm thiểu tai nạn giao thông (Quyết định số 860/QĐ-BGTVT ngày 04 tháng 4 năm 2013); Đề án tái cơ cấu vận tải đường bộ đến năm 2020 (Quyết định số 1423/QĐ-BGTVT ngày 22 tháng 4 năm 2015) để tổ chức quản lý các loại hình vận tải đường bộ bằng xe ô tô. Nội dung các đề án này tập trung cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ cũng như phương hướng, giải pháp của cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị kinh doanh vận tải trong công tác tổ chức quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô.

2.2.1.3. Về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông vận tải tại tỉnh Kiên Giang đã được các cơ quan chức năng quan tâm thực hiện. Cụ thể Ban An toàn giao thông tỉnh, Công an tỉnh, Thanh tra Sở Giao thông vận tải thường xuyên phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức các lớp tập huấn Luật giao thông đường bộ và các Nghị định, Thông tư, văn bản pháp luật cho các đối tượng liên quan. Ngoài ra, Đài phát thanh truyền hình, các cơ quan báo chí, cũng tích cực trong việc đưa các quy định của pháp luật đến với người dân.

Tuy nhiên, trong thực tế thì công tác này vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Ý thức của người tham gia giao thông vẫn còn hạn chế, tình trạng người tham gia giao thông vi phạm các quy định của pháp luật vẫn diễn ra một cách phổ biến trên mọi tuyến đường. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là do

công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn mang tính hình thức, chưa sôi nổi, phong phú và có sự hấp dẫn để tác động đến các đối tượng tham gia giao thông. Điều này đặt ra yêu cầu đổi mới tư duy và cách thức thực hiện của các cơ quan quản lý nhà nước để đạt được hiệu quả tuyên truyền cao hơn nữa.

2.2.1.4. Về tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng

Tổng cục Đường bộ Việt Nam là cơ quan quản lý, bảo trì đường bộ đối với các tuyến quốc lộ. Đối với tỉnh Kiên Giang đã được ủy thác 297 km quốc lộ, kinh phí cấp hàng năm trên 145 tỷ đồng. Kinh phí quản lý, bảo trì đường tỉnh, đường huyện do ngân sách địa phương cấp trên 60 tỷ mỗi năm từ vốn sự nghiệp kinh tế của tỉnh.

Trên thực tế, đầu tư vốn cho bảo trì đường bộ chỉ đáp ứng khoảng 50% yêu cầu (kinh phí cho duy tu bảo trì cho hệ thống đường quốc lộ ủy thác trong 5 năm trở lại đây như sau: Năm 2012: 120 tỷ đồng; Năm 2013: 137 tỷ đồng; Năm 2014: 147 tỷ đồng; Năm 2015: 157 tỷ đồng; Năm 2016: 179 tỷ đồng). Kinh phí bảo dưỡng thường xuyên chưa đáp ứng so với yêu cầu thực tế, chỉ thực hiện được một số hạng mục nhằm bảo đảm giao thông; chưa nâng cao được chất lượng hệ thống cầu, đường.

Vốn bảo trì, sửa chữa quốc lộ năm 2016 được phân bổ là 179 tỷ đồng, so với nhu cầu cần tới 339 tỷ đồng chỉ đạt 58%. Vì vậy, Sở Sở Giao thông vận tải đã tập trung kinh phí ưu tiên cho sửa chữa cầu yếu, cải tạo khắc phục điểm đen đảm bảo giao thông, sửa chữa cục bộ, vá láng mặt đường đảm bảo êm thuận, cải tạo hệ thống an toàn giao thông. Về lâu dài cần huy động được các nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)