7. Kết cấu của luận văn
1.4.4. Công tác quản lý hoạt động vận tải
- Quản lý phương tiện:
+ Công tác kiểm định chất lượng phương tiện: Có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện giám sát kỹ thuật, chứng nhận chất lượng và an toàn cho các phương tiện và thiết bị giao thông vận tải đường bộ.
+ Công tác bảo dưỡng sửa chữa: Trong quá trình khai thác vận hành phương tiện vận tải chịu nhiều tác động khác nhau và do đó có thể xuất hiện những trục trặc, hỏng hóc. Bảo dưỡng sửa chữa nhằm mục đích dự phòng và khắc phục các hư hỏng ở phương tiện vận tải.
- Quản lý người điều khiển phương tiện: Việc quản lý người điều khiển phương tiện được thực hiện thông qua công tác đào tạo, sát hạch và cấp đổi GPLX. Các đối tượng tham gia giao thông phải có GPLX tương ứng với loại phương tiện mình điều khiển.
- Quản lý hệ thống hạ tầng giao thông vận tải:Mạng lưới giao thông đường bộ: Điều kiện này rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến việc thành lập các tuyến vận tải, điều kiện quản lý và khai thác xe.
+ Hệ thống quốc lộ: nối các trung tâm kinh tế, chính trị, giao thông có ý nghĩa toàn quốc.
+ Hệ thống đường địa phương (tỉnh lộ, huyện lộ,...): nối liền các trung tâm kinh tế có tính chất địa phương như tỉnh, huyện, xã,....
Hệ thống bến xe, điểm dừng đỗ, trạm nghỉ dọc đường: + Bến xe, bãi đỗ xe và trạm dừng nghỉ dọc đường:
Bến xe ô tô khách (bến xe khách) là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện chức năng phục vụ xe ô tô đón, trả hành khách và các dịch vụ hỗ trợ vận tải hành khách.
Trạm dừng nghỉ là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện chức năng phục vụ người và phương tiện dừng, nghỉ trong quá trình tham gia giao thông trên các tuyến vận tải đường bộ.
Bãi đỗ xe là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện chức năng phục vụ trông giữ xe ô tô và các phương tiện giao thông đường bộ khác.
Yêu cầu đối với bến xe:
+ Bến xe phải được xây dựng phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt. + Đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn cho người, hàng hóa và phương tiện trong bến xe và khi ra, vào bến.
+ Bến xe phải xây dựng theo quy chuẩn tương ứng với từng loại bến xe. - Điểm đỗ xe taxi, xe buýt.
Được chia làm 2 loại là điểm đỗ xe taxi do doanh nghiệp taxi tổ chức và quản lý hoặc Điểm đỗ xe taxi công cộng do ngành giao thông vận tải địa phương tổ chức và quản lý.
Yêu cầu đối với điểm đỗ xe taxi:
+ Đảm bảo an toàn và trật tự giao thông đô thị, bảo đảm yêu cầu phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường ;
+ Việc lập hoặc bãi bỏ điểm đỗ xe taxi công cộng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền quy định phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải của địa phương; ưu tiên bố trí điểm đỗ taxi công cộng tại các nhà ga, bến cảng, sân bay, bến xe, khu dân cư, trung tâm văn hoá, siêu thị, khách sạn,...
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương này, nội dung chủ yếu là làm sáng tỏ hơn những vấn đề về cơ sở lý luận quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô. Qua đó cho thấy vận tải hành khách bằng ô tô đã khẳng định được vai trò, vị trí của mình đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung, của tỉnh Kiên Giang nói riêng.
Trước những thách thức, vị trí vai trò của vận tải hành khách bằng ô tô thì công tác quản lý nhà nước ở lĩnh vực này rất cần thiết, thông qua công cụ quản lý để điều chỉnh hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô theo đúng định hướng và đi vào nề nếp, quy củ. Nhà nước quản lý vận tải hành khách được cụ thể hóa qua các văn bản quy phạm pháp luật về vận tải; đồng thời luôn đảm bảo hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô không phương hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích tổ chức hoặc các thành phần, cá nhân khác trong xã hội.
Kết quả nghiên cứu ở chương 1 là cơ sở khoa học để từ đó luận văn đánh giá thực trạng của hoạt động quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
2.1. Điều kiện địa lý - tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng giao thông vận tải ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
2.1.1. Điều kiện địa lý - tự nhiên, kinh tế - xã hội
Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long với đường bờ biển dài hơn 200 km và 56,8 km đường biên giới bộ giáp với Campuchia; có hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Phú Quốc là đảo lớn nhất cả nước. Kiên Giang được nhiều người biết đến là vùng đất văn hóa và du lịch nổi tiếng ở miền Tây. Phía Đông Bắc giáp các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Hậu Giang; Phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu; Phía Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan với hơn 200 km bờ biển và các đảo; Phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài 56,8km; Vùng biển ở Kiên Giang giáp với biển của Thái Lan, Campuchia và Malaysia. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.349 km2, dân số 1.736.264 người, mật độ dân số 273 người/km2 (đến tháng 1/2013). Hiện nay tỉnh có 15 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Rạch Giá (đô thị loại 3), thị xã Hà Tiên (đô thị loại 3), các huyện Giang Thành, Kiên Lương, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận và 2 huyện đảo là Phú Quốc và Kiên Hải[43].
Kiên Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm. Phân 2 mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau; Mùa mưa từ tháng 4 tới tháng 11. Độ ẩm: Khoảng 75-86%, nhiệt độ: Trung bình quanh năm ổn định từ 25,90C-30,20C, lượng mưa: Quanh năm tương đối cao; 1.600-2.100mm trong đất liền; 2.400-2.900mm ở hải đảo (cao nhất là ở đảo Phú Quốc); mùa mưa thịnh hành gió Tây và Tây Nam.
Với điều kiện như vậy, tỉnh Kiên Giang có đầy đủ các tiềm năng và lợi thế: Thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực Đông
Nam Á và là cầu nối của các tỉnh miền Tây Nam bộ với bên ngoài; có đường biên giới tiếp giáp với Campuchia khá dài, với cửa khẩu quốc tế Xà Xía (Hà Tiên) là điều kiện để mở rộng giao lưu và trao đổi kinh tế với Campuchia; địa hình đa dạng thuận lợi phát triển du lịch; hệ sinh thái biển, rừng phong phú, đa dạng phục vụ nghiên cứu, tham quan và du lịch; thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi trong giao lưu, trao đổi hành hóa, phát triển kinh tế; là một trong hai tỉnh nằm trong Hành lang ven biển vịnh Thái Lan tạo động lực thúc đẩy kinh tế toàn vùng.
Trong thời gian qua nền kinh tế của tỉnh đã có những bước phát triển mạnh mẽ, nhiều chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch, kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao (giai đoạn 2013-2015 tăng 10,7%/năm), đời sống tinh thần của người dân dần được cải thiện, công tác xã hội được đẩy mạnh, quốc phòng an ninh tiếp tục giữ vững. Những kết quả đạt được phần nào từ sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh trong những năm vừa qua.
Tình hình Kinh tế - xã hội
Dân số: có 15 đơn vị hành chính gồm: 1 thành phố, 1 thị xã, và 13 huyện; 145 đơn vị hành chính cấp xã gồm: 12 thị trấn, 15 phường, 118 xã (trong đó có 103 xã trong đất liền và 15 xã đảo), được phân bố như sau:
Bảng 1.1 Dân số và mật độ dân số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Diện
Dân số Chia ra Mật độ
Stt Đơn vị hành chính tích
(km2) (người) Thành thị Nông thôn (người/km2) 1 Tp.Rạch Giá 103,54 235.050 218.960 16.090 2.270 2 TX.Hà Tiên 99,52 46.362 31.331 15.031 466 3 H.Kiên Lương 472,85 81.710 34.645 47.065 173 4 H.Hòn Đất 1.039,57 171.904 30.860 141.044 165 5 H.Tân Hiệp 422,88 145.180 19.890 125.290 343 6 H.Châu Thành 285,44 152.924 21.405 131.519 536
8 H.Gò Quao 439,51 138.172 9.535 128.637 314 9 H.An Biên 400,29 124.521 11.767 112.754 311 10 H.An Minh 590,50 116.792 6.727 110.065 198 11 H.Vĩnh Thuận 394,75 91.139 14.108 77.031 231 12 H.Phú Quốc 589,19 96.940 56.788 40.152 165 13 H.Kiên Hải 25,58 21.366 21.366 835
14 H.U Minh Thượng 432,70 69.636 69.636 161
15 H.Giang Thành 412,84 28.463 28.463 69
Tổng 6.348,52 1.736.264 473.948 1.262.316 273
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2013)
Lao động và việc làm: Theo số liệu đến tháng 1/2013, tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh là 1.028.345 người (chiếm 59,2% dân số). Số lao động nông nghiệp với 635.517 người (chiếm 61,8% tổng số lao động); Làm việc trong lĩnh vực thương nghiệp-dịch vụ là 268.398 người (chiếm 26,1% số lao động) và công nghiệp-xây dựng chỉ có 124.430 người (chiếm 12,1%). Kiên Giang là tỉnh nông nghiệp trong đó trồng trọt và chăn nuôi là những ngành nghề truyền thống giữ vai trò chủ đạo nên thu hút lực lượng lao động khá lớn. Tuy nhiên chất lượng lao động chưa cao, trình độ còn hạn chế vì điều kiện học tập, tiếp cận thông tin, những tiến bộ KHKT còn khó khăn. Trong thời gian qua, tỉnh đã có nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ nâng cao tay nghề cho người lao động nhưng vì điều kiện đi lại còn nhiều khó khăn đã ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập và lao động của người dân, nhất là ở những huyện vùng sâu, vùng xa.
Giáo dục và đào tạo: Sự nghiệp giáo dục đào tạo của tỉnh trong thời gian qua có những bước phát triển và ngày càng nâng cao chất lượng dạy và học. Cơ sở vật chất; trang thiết bị, nguồn nhân lực… được quan tâm và đầu tư. Chất lượng dạy và học được cải thiện hơn, số lượng học sinh tốt nghiệp cuối bậc học và trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng tăng. Tuy nhiên, giai đoạn 2013-2016 số lượng học sinh cấp II, III có xu hướng giảm, nguyên nhân do điều kiện kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn, hệ thống trường lớp
chưa phân bố rộng khắp làm tăng khoảng cách và thời gian đi học của học sinh, hệ thống đường xá còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến việc đi học của học sinh…
Y tế: Công tác phòng, trị bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân bước đầu được quan tâm. Một số địa phương đã thực hiện tốt các chương trình y tế Quốc gia, đi đôi với phòng ngừa có hiệu quả các loại dịch bệnh nguy hiểm. Cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sĩ bước đầu được tăng cường. Tuy nhiên, một số nơi vẫn chưa đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nhất là tuyến y tế cơ sở tại vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và ven biển. Đa số người dân tập trung ở nông thôn, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông còn nhiều yếu kém. Khi có nhu cầu khám chữa bệnh thì việc vận chuyển người bệnh rất khó khăn, tốn thời gian.
Tăng trưởng kinh tế: Trong những năm gần đây, kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng với tốc độ cao. Thời kỳ 2013-2015 tăng trưởng kinh tế đạt 10,7%/năm. Trong đó khu vực I có tốc độ tăng bình quân 7,4%/năm; khu vực II: 11,4%/năm; khu vực III: 14,1%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt 44,9 triệu (2.113 USD), cao hơn bình quân chung của cả nước (1.960 USD) và bằng 71,2% của Tp.Cần Thơ. Nhìn chung, các ngành kinh tế đều có tốc độ phát triển cao và chuyển dịch kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông-lâm-ngư. Sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn rất chậm. Nguyên nhân chủ yếu do xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, trình độ lao động chưa cao, các điều kiện khách quan (mưa, ngập mặn, lũ…), đặc biệt hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Vì vậy, trong thời gian tới nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh, bền vững… tỉnh phải cần có chủ trương đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đi trước một bước làm tiền đề thúc đẩy kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển sẽ hỗ trợ ngược lại giao thông.
Tình hình phát triển một số ngành kinh tế chủ yếu
- Công nghiệp: Công nghiệp phát triển ổn định. Giá trị sản xuất năm 2013 ước đạt 30.239,9 tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2012. Trong đó, công nghiệp khai thác tăng cao nhất với 18,5%/năm; công nghiệp chế biến tăng 9,8%/năm;
- Thương mại và dịch vụ: Thương mại-dịch vụ tăng khá cao, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 47.654 tỷ đồng, tăng 35,7% so với cùng kỳ. Đẩy mạnh quảng bá giới thiệu sản phẩm, thương hiệu hàng hóa với nhiều hoạt động như: Tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh, tổ chức chương trình đưa hàng Việt về nông thôn...
Về du lịch: Tiềm năng du lịch của Kiên Giang rất lớn đặc biệt là du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch nghĩ dưỡng, du lịch lịch sử, văn hóa và tâm linh. Trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều chủ trương để phát triển du lịch, nhưng vẫn ở mức bắt đầu chuyển động. Mặc dù vậy, bước đầu cũng thu hút nhiều du khách, tăng đáng kể trong thời gian qua. Tính đến tháng 1/2016, khách du lịch đến du lịch có khoảng 972,0 ngàn lượt khách, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10,9%/năm trong giai đoạn 2010-2013; trong đó khách quốc tế tăng từ 121.000 người năm 2010 lên 163.000 lượt khách. Tốc độ tăng trưởng bình quân số khách du lịch nước ngoài trong thời kỳ 2013-2016 đạt 16,3%/năm.
2.1.2. Hiện trạng giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang
Kiên Giang là tỉnh ven biển phía Tây Nam của Tổ Quốc, thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Lãnh thổ tỉnh bao gồm phần đất liền và phần hải đảo. Hiện tại, vận tải đường bộ đóng vai trò chủ đạo trong vận chuyển hành khách và đi lại (chiếm trên 80%).
2.1.2.1. Đƣờng bộ
Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh không ngừng phát triển. Giao thông đô thị của thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên được đầu tư nâng cấp tạo bộ mặt mới đô thị. Các tuyến giao thông liên huyện, liên xã và trục thôn-ấp trên đất liền được tỉnh quan tâm đầu tư trong thời gian vừa qua, dần đảm bảo nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân. Đường ô tô đã nối liền từ trung tâm huyện đến 100% xã phường, thị trấn.
Hệ thống Quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh Kiên Giang gồm: Quốc lộ 80, Quốc lộ 61, Quốc lộ 63 và Quốc lộ N1. Đây là hệ thống giao thông đối ngoại quan trọng của tỉnh, kết nối tỉnh với các tỉnh lân cận, thúc đẩy giao lưu và trao đổi kinh tế. Ngoài hệ thống đường Quốc lộ, trên địa bàn hiện có 22 tuyến đường
tỉnh và 70 tuyến đường huyện tạo ra mạng lưới các tuyến nhánh, kết nối với các tuyến quốc lộ theo dạng xương cá, góp phần phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa và hành khách trên địa bàn tỉnh.
Bảng 1.2 Tổng hợp hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
TT Loại đƣờng
Số Dài Kết cấu % nhựa hóa
tuyến (km) Nhựa BT CP + Đất (cứng hóa)
1 Đường quốc gia 4 291,8 269,3 20,3 100,0
2 Đường tỉnh 22 708,0 405,5 9,4 293,1 58,6
3 Đường huyện 70 636,3 357,8 76,0 202,5 68,2
4 Đường đô thị 378 638,6 421,9 216,7 66,1
5 Đường xã 7.084,0 2.723,0 4.361,0 38,4
Tổng 474 9.358,7 1.032,6 3.250,7 5.073,2 45,8
(Nguồn Sở Giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang năm 2014)
Nhìn chung, mạng lưới đường bộ cơ bản đã bao phủ rộng khắp địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, chất lượng của hầu hết các tuyến còn thấp, nhiều tuyến có mặt