7. Kết cấu của luận văn
2.1.3. So sánh mật độ giao thông
Bảng 1.4 Mật độ giao thông
Stt Tỉnh/Tp
Dài km nhựa Tỷ lệ nhựa Mật độ
(km) (cứng) hóa (cứng) hóa km/km2 km/1.000 dân
1 Kiên Giang 9.358,7 4.283,3 45,8% 1,5 5,5
2 Cần Thơ 2.118,7 1.256,2 59,3% 1,51 1,8
3 Cà Mau 12.135,9 3.534,6 29,1% 2,31 10
(Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang năm 2014)
- Về mật độ km/1.000 dân tỉnh Kiên Giang thấp hơn so với tỉnh Cà Mau và cao hơn so với thành phố Cần Thơ. Nhìn chung, hệ thống giao thông hiện tại cơ bản đảm
- Về mật độ km/km2 tỉnh Kiên Giang còn thấp, chưa nối thông tất cả các khu vực với nhau. Nguyên nhân, do diện tích của tỉnh lớn, bị chia cắt bởi nhiều
sông-kênh lớn, nhiều khu vực chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp với diện tích lớn nên hệ thống đường bộ chưa được đầu tư (khó khăn về vốn và nhu cầu đi lại chưa cao);
- Về tỷ lệ nhựa (cứng) hóa khá cao với 45,8%. Tuy nhiên, trên đây chỉ là đánh giá về mặt số lượng, còn về chất lượng thì chưa đảm bảo, do đa phần được đầu tư nhựa hóa có mặt hẹp, chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật (nhất là các tuyến đường xã).
2.1.4. Hiện trạng hoạt động khai thác vận tải đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh
- Phương tiện vận chuyển: Phương tiện vận chuyển hành khách năm 2015 có 9.349 chiếc với khối lượng vận chuyển 52.159.000 HK. Trong đó, đường bộ có 8.427 chiếc tăng 0,9%/năm.
Bảng 1.5 Số lượng phương tiện giai đoạn 2011-2015
Chỉ tiêu Đơn 2011 2012 2013 2014 2015 % tăng
vị bq/năm
Hành khách 9.104 9.199 9.256 9.268 9.349 0,8
Đường bộ Chiếc 8.205 8.293 8.344 8.352 8.427 0,9
Đường biển Chiếc 184 186 188 190 209 9,9
Đường TNĐ Chiếc 715 720 724 726 713 -1,8
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang 2015)
- Khối lượng vận chuyển: Hoạt động dịch vụ vận tải đã đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và đời sống. Kết quả của hoạt động vận tải tăng trưởng khá. Khối lượng vận chuyển hành khách giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 10,4%/năm.
Bảng 1.6 Sản lượng vận tải thực hiện giai đoạn 2011-2015
Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 2014 2015 % tăng bq/năm Hành khách Vận chuyển 103 HK 32.672 36.695 40.852 44.778 52.159 12,4 * Đường bộ 25.478 29.011 32.628 35.903 41.965 13,3 * Đường 1.091 1.143 1.238 1.334 1.424 6,9 biển * Đường 6.103 6.541 6.986 7.541 8.770 9,6 song Luân 103 1.686.46 1.882.55 2.108.34 2.289.82 2.670.04 12,2 chuyển HK.km 1 3 2 9 2 Cự ly v/c km 51,6 51,3 51,6 51,1 51,2 b/q
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang 2015)
- Hoạt động vận tải tuyến cố định: Có 131 tuyến vận tải, hiện nay 7 tuyến có nhu cầu đi lại thấp nên đã tạm ngừng hoạt động, còn lại 124 tuyến hoạt động bình thường. Trong đó, tuyến liên tỉnh: 112 tuyến, tuyến nội tỉnh: 7 tuyến, tuyến buýt nội tỉnh: 5 tuyến. So với năm 2009 tăng 20,4% về số lượng tuyến. Các tuyến vận tải chính: Từ Kiên Giang đi Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Lâm Đồng, Hồ Chí Minh, Bình Phước, các tỉnh phía Bắc (Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình) và các tỉnh Đồng bằng sông Cửa Long (Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh, An Giang). Nhìn chung, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân.
- Hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt: Hiện nay, có 5 tuyến xe buýt hoạt động. Mạng lưới tuyến phát triển theo dạng hướng tâm về Rạch Giá. Tuy nhiên, mạng lưới tuyến còn thưa, thông tin về tuyến khá ít nên còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng đủ nhu cầu đi lại của người dân. Phần lớn là không được trợ giá nên giá vé còn cao
- Hoạt động vận tải bằng taxi: có 05 doanh nghiệp kinh doanh loại hình vận tải khách bằng taxi, với tổng số lượng 536 xe, từ 4 đến 7 chổ ngồi, gồm: Taxi Phú Quốc, Taxi Mai Linh, Taxi An Hảo, Taxi Phú Cường, Taxi Phương Trinh. Mạng lưới taxi hoạt động chủ yếu tại địa bàn thành phố Rạch Giá, Phú Quốc và Hà Tiên.
- Hoạt động vận tải hợp đồng và du lịch: có tổng số 35 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động kinh doanh vận tải hợp đồng và du lịch, với tổng số 538 phương tiện. Tuy nhiên thực tế hoạt động vận tải khách hợp đồng và du lịch chỉ với quy mô nhỏ lẻ, mà phần đông doanh nghiệp lợi dụng việc được cấp phù hiệu chạy hợp đồng để hoạt động rước khách tuyến cố định, cạnh tranh không lành mạnh gây mất trật tự vận tải trên địa bàn tỉnh trong nhiều năm qua nhưng chưa có biện pháp xử lý dứt điểm.
Bảng 1.7 Tình hình hoạt động VTHKCC hết 31/08/2015 tỉnh Kiên Giang
Tuyến vận tải Số chuyến hoạt động Sản lƣợng (chuyến)
Doanh thu Stt Tên tuyến/
Cự ly Theo Thực K.lƣợng Luân chuyển (1.000 đ)
Doanh
(km) biểu đồ hiện (HK) (người.km)
ngiệp Rạch Giá- 21 17.856 17.963 1.552.915 32.611.219 6.949.805 Tắc Cậu 1 CT CP VTTB Kiên 17.856 17.963 1.552.915 32.611.219 6.949.805 Giang Rạch Giá- 39 11.904 12.038 1.269.485 49.509.897 6.379.134 2 Thạnh An CT.CP 11.904 12.038 1.269.485 49.509.897 6.379.134 57
Tuyến vận tải Số chuyến hoạt động Sản lƣợng (chuyến)
Doanh thu Stt Tên tuyến/
Cự ly Theo Thực K.lƣợng Luân chuyển (1.000 đ)
Doanh
(km) biểu đồ hiện (HK) (người.km)
ngiệp VTTB Kiên Giang Rạch Giá- 38 25.648 25.816 895.043 16.117.695 4.886.656 Giồng Riềng 3 HTX VTTB 12.688 12.688 254.800 5.684.200 2.299.000 Rạch Giá HTX VTTB 12.960 13.128 640.243 10.433.495 2.587.656 Giồng Riềng Rạch Giá-T6 28 11.408 11.540 1.521.659 76.083.013 7.021.887 (Hòn Đất) 4 CT CP VTTB Kiên 11.408 11.540 1.521.659 76.083.013 7.021.887 Giang Thứ 7-Xẻo 17 14.868 14.850 303.478 5.764.500 2.571.382 Rô 5 DNTN Đại 14.868 14.850 303.478 5.764.500 2.571.382 Phát Tổng 81.684 82.207 5.542.580 180.086.324 27.808.864
(Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang)
2.1.5. Hiện trạng và tình hình hoạt động các bến, bãi đỗ xe
Hiện nay có 9 bến xe đang hoạt động tổng diện tích khoảng 63.936 m2.
Ngoài ra, có 2 bến tạm tại Tri Tôn (Hòn Đất) và Hòn Chông (Kiên Lương). Trong thời gian qua đã triển khai một số dự án đầu tư nâng cấp bến xe khách, tuy nhiên việc đầu tư mới diễn ra còn chậm, đến nay chỉ có bến xe Kiên Lương, Giang Thành và Gò Quao cơ bản hoàn thiện.
Việc đầu tư mới, nâng cấp bến xe chủ yếu là mở rộng mặt bằng bến phục vụ cho phương tiện ra vào, đậu đỗ. Còn các công trình phụ trợ, dịch vụ khác phục vụ cho hành khách chưa được xây dựng. Một số bến xe, thực chất là bãi đỗ xe, việc thực hiện công tác quản lý điều hành hoạt động của bến chỉ từ 2-3 người. Mặt khác, do lưu lượng phương tiện, hành khách vào bến thấp nên số thu chỉ đủ để bù đắp cho chi phí thường xuyên, chưa có tích lũy để đầu tư, nâng cấp bến.
Nhìn chung, chất lượng phục vụ tại các bến xe khách tuy có bước tiến bộ, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của hành khách về an toàn, tiện nghi, thuận lợi… do vậy chưa thu hút được hành khách vào bến khi có nhu cầu đi xe. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm nảy sinh “bến cóc, xe dù”.
Bảng 1.8 Quy mô hiện hữu các bến xe trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Stt Công trình Quy mô (m2) Vị trí Loại bến
1 Bến xe Hà Tiên 4.280 TX.Hà Tiên 4
2 Bến xe Giang Thành 5.797 Huyện Giang Thành 4
3 Bến xe Kiên Lương 8.699 Huyện Kiên Lương 4
4 Bến xe Rạch Giá 11.235 Tp.Rạch Giá 2
5 Bến xe tỉnh 22.763 Huyện Châu Thành 3
6 Bến xe Giồng Riềng 613 Huyện Giồng Riềng 6
7 Bến xe Gò Quao 5.454 Huyện Gò Quao 4
8 Bến xe An Minh 2.000 Huyện An Minh 5
9 Bến xe Vĩnh Thuận 3.095 Huyện Vĩnh Thuận 4
10 Bến tạm Tri Tôn Huyện Hòn Đất
11 Bến tạm Hòn Chông Huyện Kiên Lương
Tổng 63.936
2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
2.2.1. Các phƣơng diện đánh giá
2.2.1.1. Về xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chƣơng trình quốc gia về an toàn giao thông đƣờng bộ
Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang, giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Sau thời gian công bố và triển khai thực hiện quy hoạch, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện và kết nối cao, đặc biệt hạ tầng phục vụ cho vận tải hành khách cơ bản đáp ứng được nhu cầu. Tuy nhiên, trước tình hình phát triển như hiện nay, lưu lượng phương tiện và người tham gia giao thông tăng đột biến, hệ thống bến, bãi quy hoạch còn ít so nhu cầu thực tế, một số tuyến trên địa bàn huyện An Biên, An Minh và Vĩnh Thuận đã hình thành các bến lên xuống khách tự phát; nhu cầu thực tế cần phải mở thêm một số bến tại khu vực này để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, do đó cần phải rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phù hợp.[58]
Việc phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt cũng đã được quam tâm quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2006 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Sau thời gian thực hiện một số tuyến khai thác rất hiệu quả, số lượng người dân đi lại bằng xe buýt tăng cao, từng bước hình thành thói quen đi lại bằng phương tiện công cộng, giảm lưu thông bằng phương tiện cá nhân đáng kể. Tuy nhiên, do trên địa bàn chỉ có 3 đơn vị kinh doanh xe buýt với hơn 48 xe phục vụ trên các tuyến; vì mục tiêu lợi nhuận nên công ty chủ yếu chỉ khai thác trên 3 tuyến thuộc trục đường chính kết nối trung tâm thành phố Rạch Giá và các huyện giáp Tây sông Hậu, còn lại các tuyến khác thường xuyên bỏ tài, cử, thậm chí bỏ tuyến; bên cạnh đó, việc công ty chỉ thu tiền giao khoán xe hàng tháng cho tài xế nên buông lỏng khâu quản lý phương tiện, tình trạng chạy quá tốc độ, tranh giành khách còn diễn ra phổ biến, chất lượng phục vụ hành khách
không được cải thiện, phương tiện khai thác thiếu bảo trì, bảo dưỡng lâu ngày xuống cấp, không thu hút người dân tham gia; có những tuyến không có doanh nghiệp tham gia dự thầu; trong nội ô thành phố chưa bố trí được bãi đổ xe công cộng. Trước thực trạng đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải xây dựng đề án quy hoạch xe buýt, xe taxi đến năm 2025.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang cũng đã quy định các điểm dừng, đón trả khách trên các tuyến Quốc lộ 80, 63, 61, N1 và tuyến tránh thành phố Rạch Giá; quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Bên cạnh đó trong năm 2016, Sở Giao thông vận tải đã tham mưu UBND ban hành giá sử dụng dịch vụ đường bộ BOT trên địa bàn, quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 tần nhìn 2030; xây dựng đề án Huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ.
Thời gian qua, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành nhiều quyết định phê duyệt quy hoạch hạ tầng giao thông đường bộ, quy hoạch xe buýt, taxi; quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá cước vận tải hành khách bằng ô tô và giá dịch vụ vận tải đường bộ. Các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn trên cơ sở quy định trên kê khai giá cước và thực hiện theo kê khai. Tuy nhiên, việc kiểm tra, giám sát thực hiện giá chỉ quản lý được tại khu vực bến xe khi xe xuất bến, không kiểm soát được giá vé doanh nghiệp thu hành khách ngoài bến. Sở Giao thông vận tải Kiên Giang công bố thời gian và biểu đồ chạy xe các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đối với các tuyến vận tải hành khách công cộng như xe buýt, xe taxi thì mỗi chuyến Sở GTVT đều có quyết định công bố riêng; xe chạy hợp đồng thì thực hiện cấp phù hiệu cho doanh nghiệp và các Hợp Tác xã thời gian đến 7 năm. Nhìn chung các đơn vị thực hiện nghiêm túc theo biểu đồ đã công bố, trật tự vận tải được tăng cường và dần đi vào nề nếp.
2.2.1.2. Về ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; quy chuẩn, tiêu chuẩn
Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; quy chuẩn, tiêu chuẩn vận tải khách bằng ô tô được nhà nước quan tâm, chỉ đạo xây dựng, tạo hành lang pháp lý, định hướng cho sự phát triển và đảm bảo trật tự, an toàn trong hoạt động vận tải. Để tổ chức và quản lý hoạt động vận tải đường bộ, hiện nay cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật sau:
- Luật Giao thông đường bộ 2008: về cơ bản đã có những thay đổi sơ với Luật Giao thông đường bộ 2001 và những nội dung thay đổi này đã được quy định cụ thể, chi tiết tại chương VI - Mục 1 – Hoạt động vận tải đường bộ - Luật GTĐB 2008.
- Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 09 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô: Về cơ bản đã quy định tương đối đầy đủ các điều kiện cấp phép cho tổ chức, cá nhân tham gia đối với từng loại hình kinh doanh vận tải đường bộ. Đặc biệt là đã có những quy định chi tiết về quyền hạn, trách nhiệm của người điều hành vận tải tại Khoản 2
– Điều 11.
- Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Nghị định số 107/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP, quy
định xử lý vi phạm về vận tải đường bộ: đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và xe chở hàng khác có các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải trong đô thị; với tổ chức, cá nhân vi phạm về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ...
- Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn công tác tổ chức quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô cho các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo các điều kiện quy định tại tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và Nghị định 86/2014/NĐ- CP.
- Thông tư số 49/2012/TT-BGTVT ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe
khách đảm bảo các điều kiện, quy chuẩn, nội dung kinh doanh tại bến, bãi đỗ xe… công tác quản lý và điều hành, trách nhiệm và quyền hạn của đơn vị quản lý khai thác bến; quy định về quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước.
- Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô: Thông tư có quy định trách nhiệm cũng như các hình thức xử lý cụ thể đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
- Thông tư số 73/2014/TT-BGTVT ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô: Nội dung thông tư quy định chi tiết về các thông số kỹ thuật, chức năng,.. của thiết bị giám sát hành trình cũng như các quy định về trách nhiệm của tổ chức thử nghiệm thiết bị giám sát hành trình, trách nhiệm của