Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan
trong bộ máy Nhà nước thực hiện, nhằm thõa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
Hiện nay, công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn được quan tâm nhằm đáp ứng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt, khi cả nước đang chung tay vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, một nông thôn mà ở đó có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường thì công tác quản lý nhà nước cần được quan tâm và thực hiện tốt hơn nhằm mang lại hiệu quả cao. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới bao gồm:
1.2.3.1 Xây dựng và ban hành chính sách, hệ thống văn bản quản lý về xây dựng nông thôn mới
Xác định Chương trình mục tiêu quốc gia về XD NTM là một chương trình lớn tổng thể bao được Đảng và Nhà nước quan tâm xây dựng nhằm nâng cao đời sống cho nhân dân, phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH – HĐH. Để triển khai chỉ đạo và thực hiện tốt Chương trình XD NTM Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động XD NTM nhằm chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương căn cứ thực hiện như:
- Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của BCH Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Nghị quyết 24/2008/NĐ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 – 2020.
- Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/08/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020.
- Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020.
- Quyết định số 1730/QĐ-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
- Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và Quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;
Ngoài ra còn có hệ thống các văn bản của các Bộ, ngành liên quan ở Trung ương và Địa phương được ban hành để hướng dẫn thực hiện.
1.2.3.2 Thực hiện công tác lập quy hoạch, hoạch định chiến lược xây dựng nông thôn mới
Trong chương trình mục tiêu quốc gia về XD NTM, công tác quy hoạch, hoạch định chiến lược, kế hoạch, đề án có vai trò rất quan trọng, tạo tiền đề cho sự thay đổi tích cực, toàn diện cho nông thôn.
Công tác quy hoạch có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng, không những tạo tiền đề thuận lợi cho phát triển hạ tầng ở địa phương mà còn là tiền đề quan trọng để xây dựng nông thôn mới. Công tác khảo sát, đánh giá thực trạng nông thôn để lập quy hoạch nông thôn mới được làm trước, sau đó mới đến công tác lập đề án xây dựng nông thôn mới.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề quy hoạch, Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia về XD NTM đã chỉ đạo các địa phương thành
lập Hội đồng thẩm định Đề án xây dựng nông thôn mới, tổ chuyên viên giúp việc Hội đồng thẩm định và tổ thẩm định quy hoạch xây dựng NTM trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Nhìn chung hiện nay tiến độ lập quy hoạch, đề án ở các xã của các địa phương cơ bản đáp ứng yêu cầu theo quy định làm cở cho các bước tiếp theo của xây dựng NTM. Tuy nhiên, chất lượng quy hoạch, đề án chưa cao do các đơn vị tư vấn lập quy hoạch, đề án thiếu, cán bộ còn thiếu trình độ.
1.2.3.3 Tổ chức xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Tổ chức bộ máy là cơ sở cho sự vận hành của hệ thống quản lý. Tổ chức bộ máy trong quản lý nhà nước về Xây dựng nông thôn mới là xây dựng các cơ quan tham mưu, giúp việc cho các cơ quan nhà nước quản lý công tác xây dựng nông thôn mới có hiệu quản.
Ở Trung ương:
Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 được quy định tại Quyết định số 1013/QĐ- TTg, ngày 01 tháng 07 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020. Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới do Thủ tướng chính phủ ký quyết định thành lập, được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và các chương trình khác liên quan đến nội dung xây dựng nông thôn mới.
Thành phần Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, gồm:
- Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo (Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
- Các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo và Chuyên trách.
- Các ủy viên là đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng).
- Văn phòng điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 được thành lập theo Quyết định 2501/QĐ-BNN-TCCB, ngày 17 tháng 09 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về thành lập văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020 và Quyết định 3054/QĐ-BNN- KTHT, ngày 12 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về phê duyệt danh sách cán bộ làm việc tại Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020.
Ở địa phương:
Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở Địa phương được thành lập theo Kế hoạch số 435/KH-BCĐXDNTM, ngày 20/9/2010 của Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng NTM về kê hoạch triển khai chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 và Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC, ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Liên bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ – TTg ngày 04 tháng 06 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020. Cụ thể :
Cấp tỉnh :
Ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp tỉnh do chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phó Trưởng ban thường trực, Thành viên của ban chỉ đạo gồm lãnh đạo các sở, ban ngành có liên quan. Thường trực Ban chỉ đạo
cấp tỉnh gồm có Trưởng ban, các Phó trưởng ban và các viên là đại diện lãnh đạo các Sở (Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư).
Ban chỉ đạo tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, điều hành việc thực hiện các nội dung của Chương trình MTQG xây dựng NTM trên phạm vi địa bàn.
Ban chỉ đạo tỉnh thành lập Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM đặt tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Ban chỉ đạo tỉnh thực hiện Chương trình trên địa bàn. Số lượng cán bộ của Văn phòng điều phối do Trưởng ban quyết định.
Cấp huyện:
Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp huyện, thị xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Trưởng ban, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện là Phó Trưởng ban. Thành viên gồm lãnh đạo các phòng, ban có liên quan của huyện.
Ban chỉ đạo huyện có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, điều hành việc thực hiện các nội dung của Chương trình MTQG xây dựng NTM trên phạm vi địa bàn.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực điều phối, giúp Ban chỉ đạo huyện thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn.
Cấp xã:
Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp xã do Ủy ban nhân dân xã quyết định thành lập. Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, Phó Chủ tịch UBND xã làm Phó Trưởng ban. Thành viên là một số công chức xã đại diện một số ban, ngành, đoàn thể chính trị và trưởng thôn.
1.2.3.4 Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung nội dung NTM
Một nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới là tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới với các nội dung chủ yếu sau:
a. Về phát triển kinh tế
Đảng và Nhà nước ta luôn xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Đảng ta xác định phát triển kinh tế nông thôn là xây dựng nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng và đẩy mạnh xuất khẩu.
Nền kinh tế nước ta đang có xu hướng chuyển dịch theo hướng CNH – HĐH trong đó giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, thương mại, du lịch.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm:
- Khai thác hiệu quả thế mạnh về tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi vùng nông thôn.
- Phát triển đồng đều, hợp lý giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế. - Tạo sự phát triển nhanh và bền vững thoát khỏi tình trạng lạc lậu, chậm phát triển.
Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần thực hiện tốt các vấn đề sau:
- Tăng mạnh tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội GDP.
- Hình thành các vùng kinh tế dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng găn với nhu cầu của thị trường.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH gắn với quá trình hình thành các trung tâm kinh tế thương mại.
- Giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội.
b. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
Chương trình XD NTM đã góp phần phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn. Là nền tảng để thúc đẩy kinh tế - xã hội ở nông thôn – phát triển.
Xuất phát từ yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, sự nghiệp CNH – HĐH đất nước đòi hỏi phải đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn.
Cần xây dựng cơ chế, chính sách huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Thực hiện tốt trong công tác xây dựng và quản lý cho từng cấp chính quyền, sử dụng có hiệu quả hạ tầng nông thôn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người đều hiểu được tầm quan trọng và có ý thức bảo vệ.
c. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Xây dựng hệ thống an sinh xã hội ở nông thôn như nâng cao chất lương giáo dục, đầu tư chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện Bảo hiểm y tế toàn dân; thực hiện các tiêu chí về văn hóa xã hội; đảm bảo vệ sinh môi trường; xây dựng môi trường NT ổn định về chính trị, an toàn về trật tự xã hội; tạo thuận lợi cho KT-XH địa phương phát triển ổn định.
1.2.3.5Về huy động nguồn tài chính và sử dụng nguồn lực
a. Nguồn vốn xây dựng nông thôn mới
Thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 phê duyệt CTMTQG XDNTM giai đoạn 2010-2020 và Quyết định số 1600/QĐ – TTg, ngày 16 tháng 08 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020. Đây là một chương trình khung toàn diện nhất để cộng đồng chung sức xây dựng một NTM. Trong đó, huy động nguồn lực thực hiện là vấn đề rất được quan tâm. Theo Quyết định, Nguồn vốn xây dựng NTM có 5 nguồn chính:
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước chiếm khoảng 40%. - Vốn tín dụng chiếm khoảng 30%
-Vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác chiếm khoảng 20% - Huy động đóng góp của cộng đồng (bao gồm cả công sức, tiền của đóng góp và tài trợ của các tổ chức, cá nhân) chiếm khoảng 10%.
Để quá trình xây dựng NTM thành công đòi hỏi trong QLNN về XD NTM cần đa dạng hóa các nguồn vốn cho XD NTM nhằm tăng cường nguồn lực thực hiện. Theo đó, Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về XD NTM, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đa dạng hóa các nguồn vốn thông qua các hình thức lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn, tăng cường huy động vốn đầu tư của Doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, tăng cường các hình thức hợp tác công tư và xã hội hóa để thu hút đầu tư.
Việc đa dạng hóa nguồn vốn cần thực hiện:
-Triển khai lồng ghép tốt các nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác trên địa với nguồn vốn thuộc Chương trình NTM để phát huy hiệu quả đầu tư.
- Huy động có hiệu quả nguồn lực từ nhân dân, ngân sách các cấp, bố trí lồng ghép, huy động mọi nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các nhiệm vụ, nội dung XD NTM.
b. Phát huy nội lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới
Nội lực của cộng đồng bao gồm công sức, tiền của do người dân và cộng đồng đầu tư bỏ ra để chỉnh trang nơi ở của gia đình mình như xây dựng, nâng cấp nhà ở, nhà bếp, xây dựng đủ 3 công trình vệ sinh, cải tạo, bố trí lại các công trình phục vụ khu chăn nuôi hợp vệ sinh theo chuẩn nông thôn mới, cải tạo lại vườn ao để có thu nhập và cảnh quan đẹp, sửa sang cổng ngõ, tường rào đẹp đẽ, khang trang…
Đầu tư cho sản xuất ngoài đồng ruộng, soi bãi, trên đất rừng hoặc cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ để có thu nhập cao.