Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung QLNN về XDNTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 71 - 74)

Thứ nhất, Đẩy mạnh chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng, thương mại - dịch vụ - du lịch.

Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài vì vậy cấp ủy, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, tích cực hưởng ứng của nhân dân, với nhiều giải pháp đồng bộ có tính đột phá, tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển kinh tế – xã hội, đời sống nhân dân được nâng lên.

Tập trung chỉ đạo quyết liệt thực hiện Đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kết hợp đồng bộ các giải pháp và cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp, khai thác tiềm năng lợi thế của từng vùng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đẩy mạnh việc phát triển chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản; đổi mới hình thức sản xuất, tập trung phát triển các mô hình, thực hiện liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm; đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa.

Đa dạng hóa các ngành, nghề, các khu, cụm công nghiệp được hình thành như Khu công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên đi vào hoạt động bước đầu có hiệu quả đã thu hút được 8 nhà đầu tư, với tổng nguồn vốn đầu tư liên tục tăng. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được khôi phục và phát triển, đặc biệt là các ngành nghề truyền thống như chế biến nước mắm; du nhập ngành nghề mới như sản xuất đồ gia dụng, gia công cơ khí, sửa chữa máy nông nghiệp, xe máy, điện tử, xây dựng với chất lượng ngày càng cao đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, nông thôn.

Thương mại, dịch vụ, du lịch phát triển nhanh, với tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ du lịch tăng hàng năm năm 2017 đạt 2.079 tỷ đồng tăng 21% so với năm 2016. Trung tâm thương mại chợ Hội được đầu tư theo hình thức xã hội hóa và chuyển đổi mô hình quản lý cho doanh nghiệp đã hoàn thành giai đoạn 1 và đi vào hoạt động, trở thành đầu mối bán buôn, bán lẻ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Chợ nông thôn được tập trung đầu tư và chuyển đổi mô hình quản lý. Hình thành hệ thống bán buôn, bán lẻ tại trung tâm huyện và các xã.

Du lịch có bước phát triển tích cực, tranh thủ các nguồn lực, thực hiện xã hội hóa đầu tư để xây dựng mới hệ thống ki ốt, các dịch vụ công cộng, bãi đậu xe,...hạ tầng khu du lịch được nâng cấp nên thời gian khai thác được kéo

dài; tăng cường hoạt động quảng bá thu hút đầu tư khai thác tối đa tiềm năng dịch vụ trên địa bàn.

Thứ hai, Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng kết cấu hạ tầng

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ hợp tác phát triển nhanh. Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 02 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) về phát triển doanh nghiệp. Doanh nghiệp phát triển đã góp phần thực hiện tái cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.

Kết hợp tổ chức tốt các chính sách của Nhà nước và của tỉnh, nhất là chính sách xây dựng nông thôn mới, số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác tiếp tục tăng. Cơ bản hệ thống doanh nghiệp và HTX trên địa bàn duy trì được chất lượng và qui mô hoạt động.

Với phương châm nhà nước và Nhân dân cùng làm, trong đó Nhân dân đóng vai trò chủ thể, nhiều địa phương đã tranh thủ các chính sách hỗ trợ của nhà nước, phát huy tối đã sức mạnh, tiềm lực trong nhân dân, đóng góp ngày công, tiền của, hiến đất, hiến công trình để mở rộng hành lang giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Lồng ghép các chương trình, dự án, tranh thủ hỗ trợ của cấp trên, huy động một phần đóng góp của nhân dân.

Thực hiện tốt công tác xã hội hóa đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng, nhiều dự án lớn được triển khai nhất là hạ tầng khu dân cư đô thị, hạ tầng giao thông, đê biển, đê sông, trường học, đường giao thông nông thôn và kênh mương nội đồng, nhà văn hóa trung tâm xã, nhà văn hóa thôn, trạm y tế, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Kết cấu hạ tầng nông thôn ngày càng được cải thiện, theo quy chuẩn nông thôn mới.

Thứ ba, Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Hệ thống chính trị từ cơ sở đến huyện tiếp tục được củng cố, kiện toàn, đảm bảo công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động; 92% số xã có đội

ngũ cán bộ, công chức đạt chuẩn; chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ cán bộ công chức được nâng lên, cải cách hành chính tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện. Công tác sáp nhập thôn xóm được chỉ đạo soát xét, xây dựng phương án để sát nhập đảm bảo phát huy hiệu quả.

An ninh chính trị tiếp tục được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; việc đấu tranh các loại tội phạm được đề ao cảnh giác và thực hiện thường xuyên; các vụ việc phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định được giải quyết kịp thời, ngay từ cơ sở; xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân được chú trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)