Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 42 - 45)

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh có tọa độ địa lý từ 180

02’18’’đến 18020’51” vĩ độ Bắc và từ 1050

51’17’’đến1060

09’13’’kinh độ Đông. - Phía Bắc giáp thành phố Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà. - Phía Tây, Tây Nam giáp huyện Hương Khê.

- Phía Nam, Đông Nam giáp huyện Kỳ Anh và tỉnh Quảng Bình. - Phía Đông giáp biển Đông.

Toàn bộ huyện có 25 xã và 2 thị trấn được chia thành 3 khu vực bao gồm 3 xã ven biển, 6 xã vùng núi và 16 xã đồng bằng, là một huyện tương đối rộng với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 63.554,37 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 12.985,53ha. Theo số liệu thống kê đến ngày 2017, dân số huyện Cẩm Xyên có 144.021 người với 41.322 hộ bao gồm 3.878 hộ với 12.766 người sống ở khu vực đô thị và 37.444 hộ với 131.255 người sống ở khu vực nông thôn. Mật độ trung bình 239 người/km2. Dân số vùng giáo 14.068 người chiếm 9,4%. Số người trong độ tuổi lao động có 68.765 người chiếm 45,99%, trong đó lao động nông thôn chiếm 76,27% còn lại 23,73% là lao động tham gia các lĩnh vực khác.

Thị trấn Cẩm Xuyên là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của huyện, cách thành phố Hà Tĩnh 10 km về phía Đông Nam. Trên địa bàn huyện có quốc lộ 1A đi qua 11 xã và 1 thị trấn với chiều dài 25 Km, 5 xã

vùng ven biển với chiều dài 18km, trong đó có bãi biển Thiên Cầm là khu nghỉ mát đang được quy hoạch thành khu du lịch Quốc gia có diện tích 1570ha, trong đó có 2 khách sạn được xếp hạng 3 sao, có nhiều phòng nghỉ đủ điều kiện đón khách Quốc tế. Là huyện có nhiều công trình thuỷ lợi lớn như Hồ Kẽ Gỗ 340 triệu M3 nước, Hồ Sông Rác 110 triệu m3 nước, Hồ Thượng tuy và và nhiều hồ đập nhỏ khác, có 4 con sông chính gồm Sông ngàn Mọ, sông Rác, Sông Gia Hội và Sông Quèn. Ngoài ra, Cửa Nhượng là nơi thuận lợi cho tàu thuyền có thể ra vào trao đổi, lưu thông hàng hóa và neo đậu trú bão.

2.1.1.2 Địa hình

Cẩm xuyên là huyện thuộc vùng duyên hải Bắc Trung bộ, tiếp giáp biển Đông và vùng đồi núi thấp nối Đông Trường Sơn, địa hình của huyện nhìn chung nghiêng từ Tây Nam xuống Đông Bắc, địa hình huyện Cẩm Xuyên phức tạp và đa dạng, với một diện tích 628,9km2, hội tụ đây đủ của mọi biểu hiện địa hình. Có đủ các loại núi đồi, sông suối, đồng bằng, ao hồ.

2.1.1.3 Khí hậu

Cẩm Xuyên nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa có hai mùa rõ rệt là mùa lạnh và mùa nóng. Nhiệt độ trong khu vực ở mức trung bình cao, hằng năm khoảng 23,90C. Lương mưa trung bình hằng năm khoảng 2100mm. Số ngày mưa trung bình trong năm tương đối dài, từ 150 đến 160 ngày có khi lên đến 180 – 190 ngày/năm. Độ ẩm không khí hằng năm tương đối cao, trong những tháng khô hạn của mùa hè độ ẩm hằng tháng vẫn thương trên 70%. Nắng có cường độ tương đối cao, bình quân 1500 – 1700 giờ/năm. Sương mù trong năm có khoảng từ 15 đến 16 ngày. Hằng năm bình quân có 1 đến 5 cơn bão. Thường có gió phơn Tây Nam xuất hiện vào thời điểm từ tháng 6 và tháng 7.

2.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên đất

Trong tổng diện tích đất đai tự nhiên của huyện Cẩm Xuyên có 63.554,37 ha thì có đến 12.999,53 ha dùng cho đất nông nghiệp. Với tổng

diện tích giành cho đất nông nghiệp gần 80%, phân bố khắp 20 nơi đơn vị xã, thị trấn toàn huyện ( Trừ Cẩm Nhượng). Gần 10.000 ha đất trồng cây nông nghiệp ngắn ngày, phân bố trên 26 đơn vị xã thị trấn. Đất đai nông nghiệp dành cho cây lưu niên chiếm 2877,34 ha, Thường là đất vườn màu mỡ được chăm bón cẩn thận. Ngoài ra, trên đất đồng Cẩm Xuyên còn có khoai, sắn, đậu, lạc là loại cây củ có giá trị kinh tế cao.

b. Tài nguyên nước

Huyện Cẩm Xuyên nói riêng, cũng như nhiều nơi khác có được nước là nhờ ở hai nguồn nước đó là nguồn nước nổi các trận mưa phân bố khắp mọi nơi và nguồn nước ngầm tích tụ, lưu thông trong lòng đất.

c. Tài nguyên rừng

Đất đai thuộc địa hình đồi núi chiếm 3/5 tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện 37.700 ha. Trong đó 30.006,34 ha đất giành cho lâm nghiệp. Đất đai lâm nghiệp phân bố khắp 20 xã, thị trấn trong toàn huyện.

d. Tài nguyên biển

Là một trong 5 huyện của tỉnh Hà Tĩnh tiếp giáp với biển. Bờ biển trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên tuy không dài (18km) nhưng lại có nhiều ưu thế trong việc khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Chiều dài bờ biển huyện cẩm Xuyên dài 18Km, trong đó Biển Thiên Cầm là bãi biển đẹp nhất với chiều dài bờ biển 7 Km, nước biển trong xanh, độ mặn thích hợp. Hiện nay, đang xây dựng khu du lịch Thiên Cầm thành khu du lịch trọng điểm Quốc gia.

e. Tài nguyên nhân văn

Cẩm Xuyên là vùng đất có truyền thống yêu nước với những bậc tiền bối cách mạng, là nơi có bề dày lịch sử văn hóa và lòng hiếu học. Những di tích lịch sử được xếp hạng như nhà lưu niệm đồng chí Hà Huy Tập và các đền chùa như Miếu Thượng tướng Nguyễn Biện, chùa Yên Lạc, Tháp Đá, Đền quan Thái Giám …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)