Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 80)

- Về khách quan:

Xuất phát điểm nông nghiệp thấp, không có ngành nghề truyền thống nổi trội; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn bất cập, nguồn lực đầu tư hạn chế.

Tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi khó khăn, giá cả thấp, một số xã tập trung cao cho đền bù và giải quyết sự cố môi trường biển đã ảnh hưởng lớn đến kết quả xây dựng nông thôn mới.

- Về chủ quan:

+ Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới có thời điểm bị chững lại; quá trình chỉ đạo có lúc thiếu tập trung, thiếu phương pháp, chưa thực sự quyết liệt, thiếu đôn đốc, kiểm tra; một số xã, chưa có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số đồng chí được Huyện ủy phân công chỉ đạo cơ sở chưa phát huy hiệu quả, chưa được quan tâm đúng mức, chưa dành nhiều thời gian cho chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc xây dựng nông thôn mới.

+ Công tác tuyên truyền, vận động ở một số địa phương, đơn vị chưa được chú trọng thực hiện, tuyên truyền chưa thường xuyên, thiếu chiều sâu, thiếu địa chỉ, thiếu các điển hình; chưa tạo được sự thay đổi trong nhận thức của cán bộ, nhân dân.

+ Nguồn lực đầu tư từ cấp trên còn nhiều hạn chế, thu ngân sách trên địa bàn một số địa phương không đạt; huy động nguồn lực đóng góp của nhân dân, của các tổ chức, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.

+ Quy mô kinh tế nông hộ còn nhỏ, nên hiệu quả thông qua hợp tác không lớn, không rõ, dẫn đến động lực hoạt động của THT, HTX chưa mạnh, chưa quyết tâm vượt khó vươn lên; nhiều THT, HTX thành lập mới trong thời gian qua còn mang tính tranh thủ chính sách, chưa vì mục tiêu lợi ích của các thành viên.

+ Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, tuy đã được tăng cường đáng kể, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, hiện đại. Việc xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức; xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ nông sản còn nhiều bất cập, khó khăn.

+ Một bộ phận cán bộ chỉ đạo, quản lý, năng lực, trình độ trong tổ chức thực hiện còn hạn chế. Việc kiện toàn bộ máy tham mưu, giúp việc, đội ngũ cán bộ đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới ở nhiều xã chuyển biến chậm;

+ Một số phòng, ngành chưa nhận thức đầy đủ, chưa phát huy cao trách nhiệm trong việc tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn, lồng ghép các nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí phụ trách. Việc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện của một số phòng, ngành chưa được thực hiện kịp thời.

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM XUYÊN -

TỈNH HÀ TĨNH

3.1 Quan điểm, chủ trương về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020

Thực hiện Nghị quyết số 26 - NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ tỉnh và Chương trình hành động số 852- CTr/TU, ngày 10/11/2008 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; để tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân, ngày 19/5/2009, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã ra Nghị quyết số 08 - NQ/TU ngày 19 tháng 5 năm 2009 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến năm 2020, Kế hoạch của UBND tỉnh Hà Tĩnh thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

Sau ngày tái lập tỉnh, nhất là từ năm 2001 đến nay, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện của cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp và sự nổ lực phấn đấu của bà con nông dân, nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh ta đã đạt được những thành tựu khá toàn diện. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp đạt 2,56%/năm; cơ cấu giá trị sản xuất trong nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, sản lượng lương thực từ 42 vạn tấn lên 51 vạn tấn, tăng 21%; giá trị sản xuất nông nghiệp từ 16,6 triệu đồng tăng lên gần 40 triệu đồng/ha; giá trị xuất khẩu nông, lâm, hải sản từ 9,7 triệu USD lên 32,4 triệu USD. Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi

tăng từ 29,7% lên 36%; khai thác, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục phát triển. Các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh ở nông thôn bước đầu được hình thành và phát triển; xuất hiện nhiều mô hình, điển hình về phát triển kinh tế hàng hoá. Các làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển, gắn với xây dựng các khu, cụm công nghiệp, ngành nghề nông thôn; một số nghề mới được du nhập bước đầu phát huy hiệu quả. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn được tập trung xây dựng, nâng cấp như: giao thông, thuỷ lợi, điện, trạm xá, trường học… Công tác xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, xoá nhà tranh tre dột nát đạt kết quả rõ nét. Các chính sách đối với vùng sâu, vùng bị thiên tai, các gia đình có công với cách mạng, gia đình có hoàn cảnh khó khăn được thực hiện kịp thời. Hệ thống chính trị được tăng cường; dân chủ cơ sở ngày càng được phát huy; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được cải thiện. Bộ mặt nông thôn nhìn chung có nhiều thay đổi, phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai trên diện rộng, một số xã đã đạt các tiêu chí nông thôn mới.

Tuy vậy, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Nông nghiệp tăng trưởng thiếu bền vững, sản xuất chưa gắn với thị trường. Tỷ lệ cơ giới hoá trong các khâu sản xuất đạt thấp. Việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nhất là giống mới vào sản xuất hiệu quả chưa cao. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn quy mô nhỏ, phát triển thiếu quy hoạch. Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm. Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn như: kinh tế tập thể, kinh tế trang trại, các doanh nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế. Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá và phục vụ đời sống của nhân dân. Kết quả đạt được trong xoá đói, giảm nghèo thiếu bền vững, nguy cơ tái

nghèo còn cao. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm chưa được quan tâm đúng mức, tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo nghề đạt thấp (8,05%). Nhiều vấn đề phát sinh, vướng mắc ở nông thôn chậm được giải quyết như: công tác quản lý nhà nước về đất đai; tình trạng tranh chấp đất đai, lần chiếm rừng, đất rừng; xây dựng cơ bản, chính sách đối với người có công, dịch bệnh, các tai, tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng. Hiện tượng vi phạm Pháp lệnh Dân chủ cơ sở vẫn còn xẩy ra. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân còn nhiều khó khăn, khoảng cách giàu, nghèo giữa thành thị, nông thôn và giữa các vùng, miền ngày càng tăng.

- Mục tiêu chung

Phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với công nghiệp, dịch vụ theo hướng hiện đại, bền vững; hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung; đẩy mạnh cơ giới hoá, điện khí hoá và áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả; giải quyết tốt các nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm, môi trường bền vững không những cho dân cư nông thôn mà cả dân cư công nghiệp và đô thị. Phát triển công nghiệp, dịch vụ gắn với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân; từng bước điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý. Xây dựng nông thôn mới theo hướng truyền thống, văn minh, hiện đại, có kết cấu hạ tầng phù hợp với quy hoạch không gian làng, xã, quy hoạch kinh tế - xã hội của ngành và địa phương; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; đảm bảo môi trường sinh thái… Nhanh chóng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, miền, đặc biệt quan tâm vùng miền núi, vùng sâu, vùng tái định cư; nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng giai cấp nông dân mới theo ý thức tự vươn lên, có khả năng làm chủ nông thôn mới. Đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội”.

Nghị quyết đề ra các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010, 2015 và mục tiêu định hướng chủ yếu đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản, giá trị sản xuất trên 1 ha diện tích, thu nhập bình quân, tỉ lệ hộ nghèo, các tiêu chí nông thôn mới…

Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, Nghị quyết đã xác định 11 nhiệm vụ giải pháp sau đây:

1. Tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới các quy hoạch, chương trình, đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn.

2. Phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đống thời phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.

3. Huy động các nguồn lực phát triển nhanh, đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, tăng cường năng lực dự báo, phòng, chống giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường.

4. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn; tập trung giải quyết các vấn đề phát sinh, vướng mắc, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội và xây dựng nông thôn mới.

5. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học – công nghệ.

6. Nâng cao kiến thức và đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, coi đây là mũi đột phá trong giai đoạn tới.

7. Tiếp tục đổi mới và phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.

8. Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá nông, lâm, thuỷ sản cho nông dân. 9. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách của Trung ương, đồng thời rà soát, xây dựng và thực hiện đồng bộ hệ thống chính sách khuyến khích của tỉnh.

10. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

11. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, nhất là Hội Nông dân.

3.2 Quan điểm, mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020

Căn cứ Quyết định số 05/2017/QĐ-UBND ngày 07/02/2017 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. UBND huyện ban hành Nghị quyết số 06/2017/NQ-HĐND, ngày 12 tháng 01 năm 2017 về việc xây dựng nông thôn mới và chỉnh trang đô thị huyện Cẩm Xuyên giai đoạn 2017- 2020. Với quan điểm, mục tiêu như sau:

3.2.1 Quan điểm

- Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn huyện.

- Phải xem nông dân là chủ thể trong quá trình phát triển và xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, các cơ sở công nghiệp dịch vụ và làng nghề. Xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở theo phương châm dựa vào nội lực của cộng đồng dân cư, đồng thời đảm bảo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm và dân được hưởng thụ”.Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm trong việc xây dựng, phát triển nông thôn mới. Trong quá trình phát triển, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo vệ môi trường, đảm bảo trật tự xã hội, an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

- Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đa dạng và bền vững kết hợp phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống.

3.2.2 Mục tiêu

3.2.2.1 Mục tiêu chung

Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp và đồng bộ; cơ cấu kinh tế và các tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng, an ninh, trật tự được giữ vững; xây dựng khu dân cư mẫu, vườn mẫu có bước chuyển biến rõ nét và trở thành phong trào thi đua rộng khắn giữa các địa phương, thôn xóm; xây dựng các điểm đô thị phát triển, văn minh.

3.2.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Giai đoạn 2017 – 2020 có thêm ít nhất 10 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; lộ trình: năm 2017 có thêm 4 xã đạt chuẩn, năm 2018 có thêm 3 xã, năm 2019 có thêm tối thiểu 2 xã, năm 2020 có thêm tối thiểu 1 xã đạt chuẩn.

- Giữ vững 9 xã đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2016.

- Đến năm 2020 có ít nhất 02 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu; - Không còn xã dưới 14 tiêu chí.

- Bình quân xã đạt 18,96 tiêu chí/xã.

- Có 100% số xã đạt các tiêu chí: Quy hoạch; Thủy lợi; Cơ sở vật chất văn hóa, Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; Thông tin và truyền thông; Nhà ở dân cư; Lao động có việc làm; Giáo dục và đào tạo; Y tế; Văn hóa; Thu nhập.

- Có tối thiểu 52 Khu dân cư đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu, 10% số có vườn đạt tiêu chí vườn mẫu.

- Xây dựng thị trấn Cẩm Xuyên đạt chuẩn văn minh đô thị, thị trấn Thiên Cầm đạt chuẩn 4/5 tiêu chí, nâng cao chất lượng Gia đình văn hóa, Tổ dân

phố văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa đô thị, xây dựng phong trào văn hóa, thể thao, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương. Hoàn thành quy hoạch chi tiết, xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng cơ bản nhu câu phát triển.

+ Đến năm 2020, huyện Cẩm Xuyên đạt được 5/9 tiêu chí trong bộ tiêu chí xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới, gồm các tiêu chí: Quy hoạch; Thủy lợi, Y tế - Văn hóa - Giáo dục, An ninh, trật tự xã hội và tiêu chí Chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)