Về công tác lập quy hoạch hoạch định chiến lược, kế hoạch, đề án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 68)

số 52/2014/NQ-HĐND ngày 27/6/2014 của Hội đồng nhân dân huyện về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2014 – 2020, Quyết định 4711/2013/QĐ-UBND ngày 15/7/2013 về việc Ban hành quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn gắn với Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013-2015.

Nhiều xã đã ban hành chính sách riêng, phù hợp với khả năng, yêu cầu thực hiện Chương trình và ưu tiên ngân sách phân bổ hàng năm của địa phương. Đồng thời, ban hành kịp thời và đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Chương trình về tổ chức bộ máy, lập quy hoạch và xây dựng các đề án, thực hiện cơ chế, chính sách, đào tạo, tập huấn, phần mềm Bộ chỉ số đánh giá Chương trình, quản lý tài chính, kiểm tra, giám sát cơ sở.

2.2.2 Về công tác lập quy hoạch, hoạch định chiến lược, kế hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới xây dựng nông thôn mới

Ngay sau khi có các văn bản hướng dẫn của Trung ương, tỉnh, UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện, các tổ giúp việc, hội đồng thẩm định quy hoạch và cùng Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới, Phòng Kinh tế Hạ tầng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính - Kế hoạch cùng tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện tốt công tác lập quy hoạch nông thôn mới đảm bảo quy trình và hướng dẫn của cấp trên.

Hệ thống quy hoạch được xây dựng đồng bộ, định hướng chiến lược quan trọng cho việc phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, huyện đã triển khai xây dựng quy hoạch ngành, lĩnh vực, địa phương như: Quy hoạch phát triển Khu du lịch Thiên Cầm, du lịch sinh thái Kẻ Gỗ, Cụm công nghiệp và Khu vực hành chính Bắc Cẩm Xuyên, Cụm thương mại dịch vụ Nam Cẩm Xuyên, Khu công nghiệp Cẩm Nhượng. Đồng thời tập trung chỉ đạo quyết liệt, bài bản các xã lập quy hoạch nông thôn mới ngay trong năm đầu thực hiện Chương trình, đến nay 100% số xã đã hoàn thành quy hoạch nông thôn mới và đã điều chỉnh theo Thông tư 13; đã cơ bản hoàn thành việc cắm mốc, công bố quy hoạch, ban hành quy chế quản lý và tiếp tục điều chỉnh theo yêu cầu thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ngày càng đi vào chiều sâu.

Với trách nhiệm là ngành chủ trì hỗ trợ xây dựng đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư, huyện chỉ đạo Phòng NN&PTNT huyện tham mưu, phối hợp với các đơn vị phòng ban khác triển khai tốt công tác hỗ trợ cho các xã. Từ ban đầu mới chỉ hỗ trợ lập đề án xây dựng nông thôn mới ở các xã điểm của tỉnh, huyện (5 xã), sau khi đánh giá, rút kinh nghiệm huyện đã cho triển khai đồng loạt trên 20 xã còn lại.

Các ngành, đơn vị đã tích cực hỗ trợ, hướng dẫn các xã lập đề án xây dựng nông thôn mới. Từ ban đầu mới chỉ hỗ trợ lập đề án xây dựng nông thôn mới ở các xã điểm của tỉnh, huyện (5 xã), sau khi đánh giá, rút kinh nghiệm huyện đã cho triển khai đồng loạt trên 20 xã còn lại. Với trách nhiệm là ngành chủ trì hỗ trợ xây dựng đề án Phòng NN&PTNT huyện đã phối hợp với các đơn vị phòng ban khác triển khai tốt công tác hỗ trợ cho các địa phương.

2.2.3 Về tổ chức xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Nghị quyết số 01-NQ-HU ngày 16/9/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ Huyện về xây dựng nông thôn mới huyện Cẩm Xuyên giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 15/2011/NQ-HĐND của HĐND huyện về xây dựng Nông thôn mới Cẩm Xuyên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo và Văn phòng điều phối, đồng thời xây dựng quy chế hoạt động của BCĐ, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban.

Ban chỉ đạo các cấp từ huyện đến xã đã được thành lập theo hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh.

Ở cấp huyện: thành lập Văn phòng điều phối đặt tại Phòng NN và PTNT để tham mưu cho Ban chỉ đạo huyện thực hiện Chương trình, thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch nông thôn mới cho các xã gồm đại diện các phòng ngành liên quan để về tại các xã tham gia góp ý và thẩm định quy hoạch.

Ở cấp xã: thành lập Ban quản lý và các tiểu ban gồm Tiểu ban tuyên truyền, Tiểu ban phát triển sản xuất, Tiểu ban xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội và Tiểu ban văn hóa xã hội.

Ở cấp thôn: thành đã thành lập Ban phát triển thôn để tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện một cách đồng bộ.

Chỉ đạo, hướng dẫn các xã thành lập hệ thống chỉ đạo thực hiện chương trình như: Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý, Ban Giám sát cộng đồng, các tiểu ban,

bố trí cán bộ chuyên trách NTM cấp xã... Các Ban, tiểu ban ở xã đã đi vào hoạt động và có nhiều chuyển biến tích cực rõ nét, hàng tuần, tháng tổ chức giao ban đánh giá tình hình và giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. 6 tháng, năm tổ chức sơ kết, đánh giá lại kết quả, đúc rút bài học kinh nghiệm để tổ chức triển khai trong thời gian tiếp theo.

UBND huyện đã kịp thời thành lập và thường xuyên rà soát, kiện toàn lại bộ máy Ban chỉ đạo.

Đến năm 2017 Ban quản lý XDNTM của huyện có 32 đồng chí, do đồng chí Bí thư Huyện ủy làm trưởng banvà Văn phòng điều phối nông thôn mới huyện gồm 6 thành viên, trong đó có 03 cán bộ chuyên trách, 01 phụ trách kế toán, do đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện làm Chánh Văn phòng.

Xây dựng quy chế hoạt động, phân công, phân nhiệm rõ ràng cho các thành viên Ban Chỉ đạo.

Hàng năm Ban thường vụ Huyện ủy, UBND huyện, Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới ở cơ sở nhất là các xã phấn đấu đạt chuẩn trong năm và các xã yếu kém để kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng, khó khăn vướng mắc, từ đó xác định phương hướng, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, hiệu quả và đi vào thực tế.

2.2.4 Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung QLNN về XD NTM Thứ nhất, Đẩy mạnh chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của ngành Thứ nhất, Đẩy mạnh chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng, thương mại - dịch vụ - du lịch.

Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài vì vậy cấp ủy, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, tích cực hưởng ứng của nhân dân, với nhiều giải pháp đồng bộ có tính đột phá, tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển kinh tế – xã hội, đời sống nhân dân được nâng lên.

Tập trung chỉ đạo quyết liệt thực hiện Đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kết hợp đồng bộ các giải pháp và cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp, khai thác tiềm năng lợi thế của từng vùng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đẩy mạnh việc phát triển chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản; đổi mới hình thức sản xuất, tập trung phát triển các mô hình, thực hiện liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm; đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa.

Đa dạng hóa các ngành, nghề, các khu, cụm công nghiệp được hình thành như Khu công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên đi vào hoạt động bước đầu có hiệu quả đã thu hút được 8 nhà đầu tư, với tổng nguồn vốn đầu tư liên tục tăng. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được khôi phục và phát triển, đặc biệt là các ngành nghề truyền thống như chế biến nước mắm; du nhập ngành nghề mới như sản xuất đồ gia dụng, gia công cơ khí, sửa chữa máy nông nghiệp, xe máy, điện tử, xây dựng với chất lượng ngày càng cao đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, nông thôn.

Thương mại, dịch vụ, du lịch phát triển nhanh, với tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ du lịch tăng hàng năm năm 2017 đạt 2.079 tỷ đồng tăng 21% so với năm 2016. Trung tâm thương mại chợ Hội được đầu tư theo hình thức xã hội hóa và chuyển đổi mô hình quản lý cho doanh nghiệp đã hoàn thành giai đoạn 1 và đi vào hoạt động, trở thành đầu mối bán buôn, bán lẻ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Chợ nông thôn được tập trung đầu tư và chuyển đổi mô hình quản lý. Hình thành hệ thống bán buôn, bán lẻ tại trung tâm huyện và các xã.

Du lịch có bước phát triển tích cực, tranh thủ các nguồn lực, thực hiện xã hội hóa đầu tư để xây dựng mới hệ thống ki ốt, các dịch vụ công cộng, bãi đậu xe,...hạ tầng khu du lịch được nâng cấp nên thời gian khai thác được kéo

dài; tăng cường hoạt động quảng bá thu hút đầu tư khai thác tối đa tiềm năng dịch vụ trên địa bàn.

Thứ hai, Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng kết cấu hạ tầng

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ hợp tác phát triển nhanh. Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 02 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) về phát triển doanh nghiệp. Doanh nghiệp phát triển đã góp phần thực hiện tái cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.

Kết hợp tổ chức tốt các chính sách của Nhà nước và của tỉnh, nhất là chính sách xây dựng nông thôn mới, số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác tiếp tục tăng. Cơ bản hệ thống doanh nghiệp và HTX trên địa bàn duy trì được chất lượng và qui mô hoạt động.

Với phương châm nhà nước và Nhân dân cùng làm, trong đó Nhân dân đóng vai trò chủ thể, nhiều địa phương đã tranh thủ các chính sách hỗ trợ của nhà nước, phát huy tối đã sức mạnh, tiềm lực trong nhân dân, đóng góp ngày công, tiền của, hiến đất, hiến công trình để mở rộng hành lang giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Lồng ghép các chương trình, dự án, tranh thủ hỗ trợ của cấp trên, huy động một phần đóng góp của nhân dân.

Thực hiện tốt công tác xã hội hóa đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng, nhiều dự án lớn được triển khai nhất là hạ tầng khu dân cư đô thị, hạ tầng giao thông, đê biển, đê sông, trường học, đường giao thông nông thôn và kênh mương nội đồng, nhà văn hóa trung tâm xã, nhà văn hóa thôn, trạm y tế, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Kết cấu hạ tầng nông thôn ngày càng được cải thiện, theo quy chuẩn nông thôn mới.

Thứ ba, Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Hệ thống chính trị từ cơ sở đến huyện tiếp tục được củng cố, kiện toàn, đảm bảo công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động; 92% số xã có đội

ngũ cán bộ, công chức đạt chuẩn; chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ cán bộ công chức được nâng lên, cải cách hành chính tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện. Công tác sáp nhập thôn xóm được chỉ đạo soát xét, xây dựng phương án để sát nhập đảm bảo phát huy hiệu quả.

An ninh chính trị tiếp tục được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; việc đấu tranh các loại tội phạm được đề ao cảnh giác và thực hiện thường xuyên; các vụ việc phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định được giải quyết kịp thời, ngay từ cơ sở; xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân được chú trọng.

2.2.5 Về huy động và sử dụng các nguồn lực

Tổng nguồn vốn huy động xây dựng NTM từ 2011- 2017 là 1.961.171 tỷ đồng. Trong đó:

- Nguồn vốn trực tiếp cho Chương trình xây dựng nông thôn mới (ngân sách các cấp) là 318.818 tỷ đồng chiếm 16,27%.

- Nguồn vốn lồng ghép từ chương trình, dự án 524.892 tỷ đồng chiếm 26,76%.

- Nguồn vốn tín dụng 616.217 tỷ đồng, chiếm 31,42%. - Nguồn vốn doanh nghiệp 23.355 tỷ đồng chiếm 1,19%.

- Nguồn vốn nhân dân đóng góp 452.233 tỷ đồng chiếm 23,05% (bao gồm tiền mặt, công lao động, đất đai và tài sản khác…).

- Nguồn vốn khác (con em xa quê và nguồn khác) 25.885 tỷ đồng chiếm 1,31%.

Bảng 2.3. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư thực hiện chương trình MTQG XD NTM giai đoạn 2011 – 2017

ĐVT: Tr.đồng

STT Phân loại nguồn vốn Giai đoạn

2011-2016

Năm 2017

Lũy kế từ 2011- 2017 I Vốn trực tiếp cho Chương trình NTM 277,489 49,326 318,818

-Ngân sách Trung ương 76,522 16,864 93,386

-Ngân sách Tỉnh 128,976 3,100 132,076 -Ngân sách Huyện 17,495 6,600 24,095 -Ngân sách Xã 54,496 22,762 69,261 II Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác 486,413 38,569 524,982 III Vốn tín dụng 530,317 85,900 616,217

IV Vốn huy động từ doanh nghiệp 14,363 8,972 23,335 V Vốn huy động đóng góp cộng đồng dân cư 376,125 76,108 452,233

- Tiền mặt 188,034 29,395 217,429

- Ngày công LĐ quy ra tiền 88,113 39,788 127,901 - Hiến đất quy ra tiền 74,396 3,226 77,622 - Giá trị tài sản khác 25,583 3,699 29,282

VI Vốn huy động từ nguồn khác (con em xa

quê, từ thiện…) 20,568 13,281 25,885

Tổng số: 1,705,275 272,157 1,961,471

" Nguồn:Báo cáo kết quả xây dựng nông thôn mới năm 2017của UBND huyện Cẩm Xuyên"

2.2.6 Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện XDNTM

Để thực hiện CTMTQG về xây dựng NTM đạt kết quả cao và đi vào cuộc sống của người dân, đóng góp một phần không nhỏ đó chính là công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của Ban chỉ đạo XD NTM, các cấp ủy Đảng các cấp.

Ban chỉ đạo huyện tổ chức rà soát kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở từng xã, sau rà soát đã phân nhóm theo mức độ hoàn thành để có hướng ưu tiên chỉ đạo. Trong đó: các xã đã về đích, tiếp tục củng cố vững chắc các tiêu chí, tiếp tục xây dựng xã kiểu mẫu; các xã có số lượng tiêu chí đạt khá, xây dựng lộ trình thực hiện các tiêu chí còn lại, làm tiền đề để đạt chuẩn trong những năm tiếp theo; các xã có tiêu chí đạt thấp, tập trung hoàn thành các tiêu chí gần đạt để đảm bảo không còn xã dưới 9 tiêu chí. Trong quá trình chỉ đạo, Ban chỉ đạo huyện đã chủ động, linh hoạt thay đổi cách thức, phương pháp cho phù hợp với tình hình thực tế của huyện, từng địa phương, từng giai đoạn cụ thể, nhất là ở các xã đăng ký về đích trong năm, các xã gặp nhiều khó khăn.

Tăng cường kiểm tra, giám sát về xây dựng nông thôn mới, hàng tuần, luân phiên tổ chức kiểm tra, làm việc với các xã; thường xuyên giao ban Ban chỉ đạo huyện để đánh giá tình hình, tháo gỡ khó khăn, đôn đốc thực hiện, nhất là ở các xã đăng ký về đích trong năm; các đồng chí trong Ban Thường vụ, Cấp ủy được phân công chỉ đạo cơ sở, thành viên BCĐ NTM huyện, theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)