Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 38 - 41)

một số địa phương ở Việt Nam và một số bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Cẩm Xuyên, tĩnh Hà Tĩnh

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại một số địa phương ở Việt Nam một số địa phương ở Việt Nam

1.3.1.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển, diện tích tự nhiên 304, 92km2 , dân số 302.147 người, có 39 xã, thị trấn; trong đó 1 xã miền núi thấp, 9 xã bãi ngang; 22 xã có giáo dân, chiếm 10 % dân số toàn huyện. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới. Năm 2015, Cấp ủy Đảng, Chính quyền huyện đã tập trung lãnh đạo, chí đạo các ban, phòng, ngành trong hệ thống chính trị huyện đến cơ sở và nhân dân thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp, huy động tốt các nguồn lực, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân phát huy nội lực, đóng góp của người dân để "Chung tay xây dựng Nông thôn mới" và đã đạt được kết quả nổi bật trong xây dựng Nông thôn mới. Sau khi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn huyện Diễn Châu từng ngày khởi sắc. Đến ngày 31/12/2015, toàn huyện có 14/38 xã được công nhận đạt chuẩn NTM ( năm 2014 có 5 xã, năm 2015 có 9 xã), chiếm 36.84 % số xã trên toàn huyện, có 3 xã đạt 17 tiêu chí, 5 xã đạt 16 tiêu chí, 2 xã đạt 15 tiêu chí, 9 xã đạt 14 tiêu chí, 3 xã đạt 13 tiêu chí, 2 xã đạt 12 tiêu chí.

Có được kết quả trên là nhờ sự giúp đỡ kịp thời, hiệu quả của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban ngành cấp tỉnh, là sự quyết tâm, nổ lực của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, đặc biệt là sự đồng tình, ủng hộ, góp công sức, góp tiền của người dân và doanh nghiệp. Điều đáng ghi nhận là ý thức của người dân về xây dựng nông thôn mới đã thay đổi, họ nhận thấy rõ đó là quyền lợi và trách nhiệm chính là của mình có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Từ kết quả sau khi thực hiện xây dựng nông thôn mới, huyện Diễn Châu nhận thấy:

- Phải coi trọng tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cấp thôn, phát huy vai trò của người đứng đầu cấp uỷ chính quyền các cấp, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới

- Cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị.

- Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã để nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ.

- Bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

Huyện Diễn Châu xác định việc QLNN về XD NTM chính là tạo ra những giá trị mới của nông thôn tỉnh nhà nói chung và huyện Diễn Châu nói riêng, một nông thôn hiện đại phải hàm chứa những giá trị kinh tế mới, có văn hoá nông thôn văn minh hiện đại nhưng vẫn gìn giữ, bảo tồn được bản sắc văn hoá dân tộc.

1.3.1.2 Kinh nghiệm QLNN về xây dựng nông thôn mới tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình là huyện đạt chuẩn NTM đầu tiên của tỉnh Thái Bình. Đây là kết quả của sự hội tụ ý Đảng – lòng dân. Điều đó được thể hiện bằngsự năng động, quyết liệt trong trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, sáng tạo trong tổ chức thực hiện của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và đặc biệt là sự hưởng ứng tích cực, có hiệu quả của các tầng lớp nhân dân toàn huyện là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, góp phần cùng với Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên quê hương Thái Bình. Sau 5 năm triển

khai xây dựng NTM, huyện Hưng Hà đã giành được thành tựu đáng khích lệ. Kết thúc năm 2015, huyện đã có 29/33 xã (đạt tỷ lệ 87,87%) số xã đạt chuẩn NTM, các xã còn lại đều đạt từ 14 tiêu chí trở lên, trong đó 100% xã đã đạt tiêu chí hộ nghèo và tiêu chí thu nhập.

Năm năm qua, Đảng bộ và nhân dân Hưng Hà với quyết tâm chính trị cao đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện quyết liệt, toàn diện nên đã đạt được thành tựu to lớn, toàn diện. Để có được kết quả to lớn như hôm nay, ngay từ khi bắt đầu thực hiện chương trình XD NTM huyện Hưng Hà đã xác định:

- Công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, nội dung, phương pháp xây dựng NTM là nhiệm vụ hàng đầu và xuyên suốt, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa, nội dung, phương pháp, cơ chế chính sách của nhà nước, vai trò của việc phát huy nội lực trong xây dựng NTM.

- Chú trọng công tác lập quy hoạch, quản lý quy hoạch, xây dựng và triển khai thực hiện đề án.

- Năng động, quyết liệt, giữ vững kỷ cương trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và năng động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện.

- Huy động và phát huy nội lực và có cơ chế hỗ trợ kịp thời, có tính khả thi cao đảm bảo cả trước mắt và lâu dài.

- Phát huy truyền thống văn hóa, văn hiến, yêu nước và cách mạng kiên cường của quê hương anh hùng, với ý chí tự lực, tự cường, vượt qua khó khăn, thử thách, Đảng bộ và nhân dân Hưng Hà nhất định sẽ giữ vững và phát huy thành quả xây dựng NTM, đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững. Ra sức thi đua lao động sản xuất, quyết tâm đưa nghị quyết đại hội đảng các cấp vào cuộc sống, giành nhiều thắng lợi to lớn hơn, toàn diện hơn, vững chắc hơn trong thời kỳ đổi mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)