2.1.3.1 Thuận lợi
- Huyện Cẩm xuyên là huyện có diện tích tư nhiên tương đối lớn, đất đai được chia thành các vùng đặc trưng riêng biệt nên Cẩm Xuyên có tiềm năng và thế mạnh để phát triển các loại hình kinh tế khác nhau.
- Với vị trí địa lý nằm trên tuyến du lịch xuyên Việt điểm đầu con đường di sản miền Trung, cửa ngỏ quan trọng của hành lang du lịch Đông Tây, là cầu nối giữa khu công nghiệp mỏ sắt Thạch Khê và khu kinh tế Vũng Áng mang tầm quốc gia sẽ tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Vị trí của huyện hội tụ nhiều cơ hội để giao lưu, thu hút vốn đầu tư cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế - xã hội như nông lâm nghiệp, thủy hải sản và du lịch – dịch vụ.
- Cẩm Xuyên là quê hương của nhiều danh nhân, nhân vật lịch sử gắn với di tích lịch sử và nhiều lễ hôi đậm đà, bản sắc dân tộc tạo điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển về du lịch, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng tăng lên.
- Với 18km đường bờ biển, có cảng biển Cửa Nhượng là lợi thế phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản và các ngành chế biến thủy hải sản và các ngành chế biễn thủy hải sản liên quan.
- Có nguồn lao động dồi dào, có trình độ để tiếp nhận nhanh các tiến bộ khoa học kỷ thuận vào sản xuất góp phần tăng trưởng kinh tế cao và bền vững.
- Công tác quy hoạch nông thôn, các ngành, các lĩnh vực đã được quan tâm, đẩy mạnh với quan điểm, nội dung và phương pháp tiếp cận mới để tạo điều kiện cho huyện bố trí cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm khai thác hợp lý thế mạnh của từng vùng.
- Công tác bảo vệ môi trường của huyện được quan tâm, từng bước ngăn chặn vứt rác bừa bãi tại các khu dân cư và đô thị hạn chế dần gây ô nhiễm môi trường.
- Các xã vùng miền núi và vùng biễn được huyện quan tâm, có các chính sách đầu tư phát triển về kinh tế, giao thông, thủy lợi góp phần giảm khoảng cách giữa các xã miền núi và các xã vùng đồng bằng.
2.1.3.2 Khó khăn
- Đất đai chủ yếu phù hợp với một số loại cây trồng có giá trị kinh tế thấp vì vậy việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hàng hóa gặp nhiều khó khăn.
- Thời tiết khí hậu khắc nghiệt, diễn biến khá phức tạp, thay đổi thất thường, hằng năm phải gánh chịu nhiều trận lũ lụt, hạn hán và mưa bão kéo dài gây ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng nông nghiệp, đời sống sinh hoạt thường ngày của người dân.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện tuy được đầu tư nâng cấp cải tạo nhưng vẫn còn nhiều bất cập đạc biệt là ở các khu vực miền núi.
- Nguồn nhân lực dồi dào nhưng chất lượng còn thấp, lao động có trình độ kỹ thuật thấp. Đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ quản lý và các doanh nghiệp còn nhiều bất cập cả số lượng và chất lượng.
- Tiềm năng phát triển kinh tế của huyện chưa được khai thác một cách có hiệu quả, thiếu quy hoạch, các chương trình đầu tư có tính chiến lược chưa đồng bộ.
- Nhận thức của người dân để họ tự ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới chưa cao.