một số tỉnh và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Cao Bằng
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý an toàn hành lang lưới điện của một số tỉnh
* Tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh có mật độ dân số cao, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tăng nhanh dẫn đến tình trạng vi phạm hành lang an toàn lƣới điện cao áp (HLATLĐCA) ngày càng gia tăng. Theo thống kê sơ bộ của Công ty Điện lực
Bắc Ninh, toàn tỉnh có 1.793 điểm đang nằm trong HLATLĐCA, trong đó còn 34 điểm vi phạm HLAT (7 điểm đặc biệt nguy hiểm và 27 điểm nguy hiểm). Về khoảng cách pha-đất hiện còn 10 điểm vi phạm. Số điểm vi phạm tập trung chủ yếu tại thành phố Bắc Ninh với 409 điểm đang nằm trong HLATLĐCA, trong đó có 26 điểm vi phạm (3 điểm đặc biệt nguy hiểm và 23 điểm nguy hiểm).Để đảm bảo hành lang an toàn lƣới điện cao áp, đồng thời thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về an toàn điện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Sở Công Thƣơng Bắc Ninh đã thƣờng xuyên chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan (gồm: UBND các cấp, Đơn vị quản lý vận hành lƣới điện) triển khai thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả cho hoạt động QLNN về HLATLĐ nhƣ sau:
Triển khai đồng bộ và có hiệu quả các hoạt động bảo vệ hành lang an toàn lƣới điện cao áp; tổ chức kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm quy định về an toàn điện trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, phổ biến sâu rộng những quy định của Nhà nƣớc về an toàn điện, các biện pháp phòng, tránh tai nạn điện trong nhân dân; kiểm tra lƣới điện thuộc địa bàn quản lý của các đơn vị quản lý vận hành, nhằm phát hiện các trƣờng hợp vi phạm, ngăn chặn và xử lý triệt để; in và phát tờ rơi tuyên truyền về đảm bảo an toàn công trình lƣới điện cao áp và các hành vi bị nghiêm cấm tại Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ; các hành vi vi phạm an toàn công trình lƣới điện cao áp tại Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ; thông tin trên báo, đài phát thanh địa phƣơng, truyền hình Bắc Ninh để dân biết: Trƣớc khi thực hiện các hoạt động xây dựng gần; bên dƣới hoặc giao chéo với đƣờng dây dẫn điện trên không và có khả năng ảnh hƣởng đến sự vận hành bình thƣờng của đƣờng dây hoặc có nguy cơ gây sự cố, tai nạn về điện, phải có sự thoả thuận với đơn vị quản lý công trình lƣới điện, về các biện pháp bảo đảm an toàn cần thiết.
Có thể thấy với mật độ dân số cao, tốc độ đô thị hóa và những khu công nghiệp phát triển nhanh làm cho việc quản lý về HLATLĐ gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy các cơ quan QLNN về HLATLĐ của tỉnh Bắc Ninh đề cao vai trò của việc truyền thông về bảo vệ HLATLĐ, nhằm nâng cao ý thức và nhận thức của ngƣời dân để nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo vệ HLATLĐ.
* Tỉnh Bắc Giang
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về điện lực tại địa phƣơng, trong đó có nội dung về HLATLĐ. Các cơ quan QLNN về HLATLĐ tại tỉnh Bắc Giang đã tập trung triển khai các nội dung quy định về HLATLĐ tới các đơn vị hoạt động điện lực và sử dụng điện và bảo vệ HLATLĐ trên địa bàn tỉnh nhƣ sau:
Thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm quy định về an toàn điện trên địa bàn tỉnh; tăng cƣờng hơn nữa việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng những quy định của Nhà nƣớc về an toàn điện, các biện pháp phòng, tránh tai nạn điện trong nhân dân; tăng cƣờng hoạt động kiểm tra lƣới điện thuộc địa bàn quản lý của các đơn vị quản lý vận hành nhằm phát hiện các trƣờng hợp vi phạm, ngăn chặn và xử lý triệt để; in và phát tờ rơi tuyên truyền về đảm bảo an toàn công trình lƣới điện cao áp và các hành vi bị nghiêm cấm tại Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ; các hành vi vi phạm an toàn công trình lƣới điện cao áp tại Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ; tham mƣu UBND tỉnh xây dựng Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Chƣơng trình sử dụng năng lƣợng tiết kiệm, hiệu quả và Bảo vệ lƣới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang để thuận lợi cho việc triển khai các nội dung liên quan đến hoạt động chỉ đạo kiểm tra, ngăn chặn, xử lý vi phạm hành lang lƣới điện cao áp còn tồn tại.
Bắc Giang là một tỉnh miền núi phía bắc, với địa hình chủ yếu là trung du và đồi núi. Tuy có diện tích nhỏ hơn và địa hình không phức tạp nhƣ tỉnh Cao Bằng nhƣng hệ thống lƣới điện cao áp của tỉnh lại phát triển nhanh do sự phát triển của đô thị hóa và công nghiệp hóa khi Bắc Giang là cửa ngõ của thủ đô. Với những thực trạng đó, UBND tỉnh Bắc Giang đã đẩy mạnh thực hiện song song giữa việc tăng cƣờng kiểm tra và xử lý các hoạt động vi phạm HLATLĐ, tuyên truyền về các quy định bảo vệ HLATLĐ cũng nhƣ quy định về an toàn điện cho nhân dân nắm rõ. Tỉnh Bắc Giang cũng đề cao vài trò hoạt động của Ban Chỉ đạo bảo vệ an toàn điện và HLATLĐ qua đó nâng cao hiệu quả về bảo vệ HLATLĐ.
* Tỉnh Phú Thọ
Hoạt động bảo đảm hành lang an toàn lƣới điện cao áp luôn đƣợc UBND tỉnh Phú Thọ và ngành điện tỉnh Phú Thọ quan tâm chỉ đạo các đơn vị chuyên môn triển khai thực hiện. Bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức tuân thủ và bảo vệ hành lang lƣới điện đến các tổ chức và mọi ngƣời dân trên địa bàn. Hoạt động xử lý vi phạm HLATLĐ đã đƣợc UBND tỉnh, các thành viên Ban chỉ đạo an toàn lƣới điện cao áp tỉnh và các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo xử lý dứt điểm, góp phần đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn liên tục, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt cho nhân dân trong tỉnh. Để có đƣợc kết quả đó, thời gian qua Ban chỉ đạo an toàn lƣới điện cap áp tỉnh Phú Thọ đã có những biện pháp nâng cao hiệu quả QLNN về HLATĐ nhƣ sau:
Thƣờng xuyên kiểm tra nhằm phát hiện ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quy định an toàn điện; chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra HLATLĐ trong phạm vi quản lý; phối hợp với các cấp, ngành tập trung xử lý dứt điểm các điểm vi phạm đặc biệt nguy hiểm, kiên quyết không để phát sinh các điểm vi phạm mới; gắn việc cải tạo, nâng cấp lƣới điện với việc giải quyết các điểm vi phạm HLATLĐ; thực hiện cắm mốc giới xác định
hành lang bảo vệ an toàn lƣới điện theo quy định tại Nghị định 14/2014/NĐ- CP và theo chỉ đạo của UBND tỉnh Phú Thọ tại Văn bản số 2727/UBND- KTN ngày 30-6-2017; phối hợp xây dựng sơ đồ chi tiết lƣới điện cao thế đi qua địa bàn các huyện, thành, thị để các địa phƣơng có sơ đồ quản lý bảo vệ mạng lƣới điện trên địa bàn của mình. Đối với các điểm vi phạm đặc biệt nguy hiểm, báo cáo Hội đồng xử lý vi phạm ATLĐCA huyện, thành, thị tổ chức kiểm tra cụ thể, xác minh rõ nguyên nhân, trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết, có phƣơng án xử lý, khắc phục ngay.
Có thể thấy, tỉnh Phú Thọ có diện tích nhỏ với địa hình tƣơng đối bằng phẳng, có hệ thống giao thông tốt, chính từ những thuận lợi đó các cơ quan QLNN về HLATLĐ của tỉnh đã trú trọng và đẩy mạnh những hoạt động kiểm tra, giám sát lƣới điện cao áp để tăng cƣờng hiệu quả QLNN về HLATLĐ, cắm mốc giới cho HLATLĐ nhằm tăng cƣờng hiệu quả quản lý HLATLĐ.
1.4.2. Bài học về quản lý an toàn hành lang lưới điện của một số tỉnh mà tỉnh Cao Bằng cần học tập
Từ những kinh nghiệm trong hoạt động quản lý an toàn hành lang lƣới điện của một số tỉnh nêu trên, tỉnh Cao Bằng cũng có thể rút ra những bài học kinh nghiệm riêng cho hoạt động quản lý nhà nƣớc về an toàn hành lang lƣới điện trên địa bàn tỉnh nhƣ sau:
Thứ nhất, tăng cƣờng chỉ đạo các đơn vị Điện lực và các đơn vị quản lý, cơ quan phát thanh và truyền hình đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nƣớc về bảo vệ an toàn công trình lƣới điện cao áp đến các tầng lớp nhân dân.
Thứ hai, chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra HLATLĐCA trong phạm vi quản lý; phối hợp với các cấp, ngành tập trung xử lý dứt điểm các điểm vi phạm đặc biệt nguy hiểm, kiên quyết không để phát sinh các điểm vi phạm mới; gắn việc cải tạo, nâng cấp lƣới điện với việc giải quyết các điểm vi phạm HLATLĐCA.
Thứ ba, các điểm vi phạm có tính chất cố ý nhƣ trồng cây, xây tƣờng bao, xây nhà trong phạm vi HLATLĐCA, Hội đồng xử lý vi phạm ATLĐCA báo cáo UBND huyện có biện pháp kiên quyết để buộc các hộ dân, doanh nghiệp chặt cây, phá dỡ các công trình xây dựng lấn chiếm.
Thứ tư, tham mƣu UBND tỉnh xây dựng Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Chƣơng trình sử dụng năng lƣợng tiết kiệm, hiệu quả và Bảo vệ lƣới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng để thuận lợi cho việc triển khai các nội dung liên quan đến hoạt động chỉ đạo kiểm tra, ngăn chặn, xử lý vi phạm hành lang lƣới điện cao áp còn tồn tại.
Thứ năm, phối hợp xây dựng sơ đồ chi tiết lƣới điện cao thế đi qua địa bàn các huyện, thành, thị để các địa phƣơng có sơ đồ quản lý bảo vệ mạng lƣới điện trên địa bàn của mình. Đối với các điểm vi phạm đặc biệt nguy hiểm, báo cáo Hội đồng xử lý vi phạm HLATLĐ huyện, thành, thị tổ chức kiểm tra cụ thể, xác minh rõ nguyên nhân, trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết, có phƣơng án xử lý, khắc phục ngay.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Quản lý nhà nƣớc đối với HLATLĐ là yêu cầu tất yếu nhằm đảm bảo an ninh năng lƣợng, phát triển kinh tế xã hội và đồng thời bảo vệ các công trình điện và tài sản, tính mạng của các tầng lớp trong xã hội. Thông qua đó đảm bảo đƣợc các yếu tố an toàn về điện, một yếu tố đƣợc sử dụng trong tất cả các lĩnh vực, hoạt động từ sản xuất kinh doanh, thƣơng mại – du lịch, đến đời sống sinh hoạt của xã hội do đó điện là một trong những yếu tố quyết định bậc nhất đến tốc độ phát triển kinh tế xã hội và, đặc biệt là trong thời kỳ CNH - HĐH đất nƣớc nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng. Bên cạnh đó quản lý HLATLĐ cũng đảm bảo tài sản và tính mạng của ngƣời dân, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân.
Hệ thống hóa các khái niệm về HLATLĐ, đặc điểm, sự cần thiết, các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về HLATLĐ và các chủ thể Chủ thể và nội dung quản lý nhà nƣớc về an toàn hành lang lƣới điện là cơ sở lý luận để nắm vững hoạt động quản lý nhà nƣớc đôi với an toàn hành lang lƣới điện, đánh giá thực trạng và giải pháp quản lý nhà nƣớc đối với HLATLĐ.
Xác định chủ thể quản lý đối với HLATLĐ: Ở Trung ƣơng, Chính phủ thống nhất quản lý giao quyền cho các Bộ, Ngành liên quan quản lý. Ở địa phƣơng, các cấp thống nhất quản lý giao quyền cho các cơ sở, ban ngành và các phòng ban liên quan trong hoạt động quản lý HLATLĐ.
Để hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với an toàn hành lang lƣới điện có hiệu quả cần phải nắm vững các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với an toàn hành lang lƣới điện; trên cơ sở đó, các chủ thể quản lý biết tận dụng các yếu tố có lợi trong hoạt động quản lý và hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố bất lợi đối với hoạt động quản lý an toàn hành lang lƣới điện. Đồng thời, trong hoạt động quản lý an toàn hành lang lƣới điện cần phải biết học tập từ các mô hình có hiệu quả, đó là kinh nghiệm từ quản lý, phối
hợp giữa các đơn vị liên quan, hoạt động thanh tra, kiểm tra và ban hành những quy định hiệu quả nhằm nâng cao chất lƣợng đối với hoạt động quản lý an toàn hành lang lƣới điện trên địa bàn.
Hệ thống hóa các kiến thức về an toàn hành lang lƣới điện và quản lý nhà nƣớc đối với an toàn hành lang lƣới điện là cơ sở để tìm ra các giải pháp tốt nhất trong hoạt động quản lý an toàn hành lang lƣới điện.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HÀNH LANG AN TOÀN LƢỚI ĐIỆN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HÀNH LANG AN TOÀN LƢỚI ĐIỆN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hành lang an toàn lƣới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng tỉnh Cao Bằng
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình và khí hậu
* Vị trí địa lý, địa hình:
Tỉnh Cao Bằng có địa hình rộng, đƣợc giới hạn trong tọa độ địa lý từ 22021'21" đến 23007'12" vĩ độ Bắc và từ 105016'15 kinh độ Đông với tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.703,42 km2. Địa hình của tỉnh khá phức tạp với độ cao trung bình so với mặt biển trên 300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Địa hình của tỉnh đƣợc chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng địa trũng, vùng núi đất, vùng đá vôi. Tỉnh Cao Bằng có địa hình khá đa dạng, bị chia cắt bởi hệ thống sông, suối khá dày, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu.
Do địa hình tỉnh có nhiều vùng núi cao, hiểm trở nên hoạt QLNN về HLATLĐ định kỳ luôn gặp nhiều khó khăn nhất định như: Hoạt động kiểm tra định kỳ lưới điện phức tạp, việc phát hiện, xử lý những điểm vi phạm HLATLĐ chậm chễ; Tốn kém đến cho những hoạt động xây dựng các công trình điện cao thế, các phương án xây dựng thường đi song song với đường giao thông hoặc qua các khu dân cư có địa hình bằng phẳng, thuận tiện cho việc xây dựng để tiếc kiệm chi phí, điều đó dẫn đến quy hoạch khu dân cư và an toàn hành lang lưới điện còn nhiều bất cập.
Cao Bằng có đƣờng biên giới phức tạp, Phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Quảng Tây nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với đƣờng biên giới dài hơn 333km việc quản lý lưới điện phức gặp nhiều khó khăn khi luôn đề phòng các hành vi phá hoại của một số đối tượng phản động.
* Khí hậu:
Khí hậu Cao Bằng mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao và có đặc trƣng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc và đƣợc chia làm 2 mùa rõ rệt:
Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 9 hàng năm. Với địa hình miền núi kết hợp với khí hậu nhiệt đới, vào mùa mưa thường xảy ra những vụ lũ quét, sạt lở nghiêm trọng gây nguy cơ ảnh hưởng đến các công trình hành lang lưới điện cao áp và chất lượng đường dây truyền tải điện.
Mùa khô kéo dài từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau, mùa này khí hậu ôn đới mát mẻ, giá lạnh hay có sƣơng mù, có vùng còn xuất hiện sƣơng muối. Nhiệt độ trung bình mùa khô là 8 - 150C và độ ẩm trung bình hàng tháng là 70% - 80%. Khí hậu ẩm, độ ẩm trung bình cao tạo nên sự mất an toàn đối với các công trình bên cạnh hành lang an toàn lưới điện và đặc biệt là việc phóng điện gây ảnh hưởng đến tính mạng con người và tài sản