Định hƣớng về bảo vệ hành lang an toàn lƣới điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 84)

3.1.1. Định hướng của Chính phủ về bảo hành lang an toàn lưới điện

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc của Việt Nam cần rất nhiều nguồn năng lƣợng để phục vụ cho tiến trình phát triển. Nhu cầu sử dụng năng lƣợng ở Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng cùng với sự tăng trƣởng mạnh về kinh tế - xã hội trong bối cảnh chung của thế của khu vực và thế giới. Việc đảm bảo cầu năng lƣợng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong thời gian tới đang phải đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức khó khăn, không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu năng lƣợng mà còn phải đảm bảo nguồn năng lƣợng đƣợc duy trì liên tục và ổn định. Cùng với đó, vấn đề đảm bảo an toàn cho công trình lƣới điện và đặc biệt là đảm bảo tính mang con ngƣời và tài sản của nhân dân cũng là một vấn đề quan trọng, đảm bảo an sinh xã hội sẽ tăng niềm tin của nhân dân với những đƣờng lối, chính sách của Đảng và nhà nƣớc.

Đứng trƣớc những thách thức đó, Chính phủ đã định hƣớng vấn đề về an ninh năng lƣợng và an toàn điện, bảo vệ các công trình lƣới điện là một công việc rất quan trọng. Qua đó đã cụ thể hóa thành những những Nghị Định, Quy định của Chính Phủ, mục tiêu đảm bảo an ninh năng lƣợng sử dụng năng lƣợng một cách an toàn, hiệu quả. Với tiền thân là Nghị định số 161-CP ngày 20/8/1971 của Chính Phủ về Ban hành quy định về việc bảo vệ an toàn lƣới điện cao thế từ sau thời kỳ đổi mới, qua nhiều năm đã đƣợc phát triển và thể hiện trong những văn bản quy phạm pháp luật của các cấp, các ngành nhƣ Luật Điện lực, Nghị định số 169/2003/NĐ-CP ngày 24/12/2018 của Chính

phủ về An Toàn điện, Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009 của Chính phủ về quy định bảo vệ công trình lƣới điện cao áp… Đến nay Nghị 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính Phủ về Quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực và an toàn điện một lần nữa đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nƣớc đến vấn đề bảo vệ HLATLĐ, việc quản lý sử dụng các công trình điện an toàn, hiệu quả các xây dựng công trình điện lực phải thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép áp dụng tại Việt Nam và phải đảm bảo các yêu cầu nhƣ: An toàn về điện; An toàn về xây dựng; An toàn về công nghệ sử dụng nguồn năng lƣợng sơ cấp (thủy năng, than, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên và các dạng năng lƣợng khác); An toàn về phòng, chống cháy nổ; Các quy định về bảo vệ môi trƣờng. Những hành vi bị nghiên cấm đƣợc quy định một cách cụ thể và chặt chẽ nhƣ: Vào trạm điện, tháo gỡ hoặc trèo lên các bộ phận của CTLĐ khi không có nhiệm vụ; Trộm cắp, ném bắn, gây hƣ hỏng các bộ phận của CTLĐ; Sử dụng CTLĐCA vào những mục đích khác khi chƣa có sự thoả thuận với đơn vị quản lý CTLĐCA; Thả diều, vật bay gần CTLĐ cao áp; thả bất kỳ vật gì có khả năng gây hƣ hại đến CTLĐCA; Trồng cây hoặc để cành cây, dây leo vi phạm khoảng cách an toàn đối với đƣờng dây điện trên không, trạm điện; để cây đổ vào đƣờng dây điện khi phát quang tuyến; những khoảng cách an toàn cụ thể đối với những cấp điện áp khác nhau đƣợc áp dụng và duy trì bảo vệ HLTLĐ và là cơ sở để các cơ quan QLNN về HLATLĐ căn cứ thực hiện hoạt động bảo vệ HLATLĐ, đảm bảo nguồn điện đƣợc ổn định, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phƣơng cũng nhƣ trên cả nƣớc.

Tóm lại, thông qua những quy định và Nghị định về bảo vệ hành lang an toàn lƣới điện của Chính phủ có thể thấy việc bảo vệ hành lang an toàn lƣới điện là một công hoạt động cần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng mang tính chiến lƣợc xét trên mọi khía cạnh cả về kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, an ninh năng lƣợng, an sinh xã hội và phát triển bền vững của đất nƣớc.

3.1.2. Định hướng của tỉnh Cao Bằng về bảo vệ an toàn hành lang lưới điện

Bảo vệ hành lang an toàn lƣới điện cao là một hoạt động có vai trò hết sức quan trọng. Bảo vệ HLATLĐ không những sẽ đảm bảo đƣợc nguồn điện đƣợc duy trì một cách liên tục và ổn định, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà còn đảm bảo tính mạng con ngƣời và tài sản cho nhân dân. Trong thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo chính quyền địa phƣơng các cấp, các cơ quan chức năng, các đơn vị quản lý vận hành lƣới điện cao áp và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh quan tâm nhiều hơn trong việc bảo vệ, xử lý các hộ vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lƣới điện cao áp theo đúng quy định pháp luật. Bên cạnh việc đáp ứng tiêu chí số bốn trong chƣơng trình quốc gia xây dựng Nông thôn mới về an toàn điện. Tại Nghị quyết số 38/2016/NQ- HĐND ngày 15/11/2016 của UBND tỉnh Cao Bằng về Định hƣớng phát triển lƣới điện cao áp và bảo vệ hành lang an toàn lƣới điện cao áp. Trong đó, Ủy Ban nhân dân tỉnh Cao Bằng cũng đƣa ra những định hƣớng rõ ràng về mục tiêu, định hƣớng riêng để khắc phục tình trạng vi phạm an toàn và bảo vệ an toàn hành lang lƣới điện cao áp trong những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng:

* Mục tiêu đến năm 2020

+ Xử lý dứt điểm tất cả các công trình vi phạm hành lang an toàn lƣới điện còn tồn tại.

+ Quản lý và duy trì không phát sinh thêm công trình xây dựng vi phạm hành lang an toàn lƣới điện trong các năm tiếp theo.

+ Không để xảy ra sự cố hoặc tai nạn điện liên quan đến hành vi vi phạm hành lang an toàn lƣới điện.

* Định hướng các nội dung bảo vệ hành lang an toàn lưới điện

- Phòng ngừa và kiểm soát các hành vi vi phạm HLATLĐ.

+ Không để phát sinh thêm các công trình vi phạm HLATLĐ. - Nâng cao ý thức cho ngƣời dân trong việc bảo vệ HLATLĐ

- Đầu tƣ, khai thác và sử dụng hiệu quả công trình lƣới điện cao áp.

3.2. Giải pháp kiện toàn quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn lƣới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Dựa trên cơ sở những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế trong hoạt động QLNN về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã phân tích tại chƣơng 2, để hoạt động quản lý nhà nƣớc về an toàn hành lang lƣới điện trên địa bàn tỉnh đƣợc tốt hơn, đạt đƣợc những mục tiêu đề ra dựa trên cơ sở nhiệm vụ cần thực hiện, cần tập trung thực hiện những giải pháp sau:

3.2.1. Giải pháp đối với Ban hành, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về hành lang an toàn lưới điện

Ngoài kết quả thực hiện quản lý hành lang an toàn lƣới điện trên địa bản tỉnh Cao Bằng ngoài những mặt tích cực đã đạt đƣợc thì hoạt động QLNN về HLATLĐ vẫn còn những hạn chế đó là tiến độ xử lý các điểm vi phạm an toàn hành lang lƣới điện còn chậm, hiệu quả đem lại chƣa cao, một bộ phận ngƣời dân còn chƣa hiểu đƣợc tầm quan trọng và sự nguy hiểm của hành lang lƣới điện cao áp, chƣa phối hợp tham gia xử lý các điểm vi phạm... Để thực hiện tốt việc quản lý an toàn hành lang lƣới điện cao áp trên địa bàn tỉnh cần phải có những quy định, chính sách và pháp chế cụ thể của các cấp có thẩm quyền và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; có hệ thống cơ chế và đủ hệ thống văn bản, pháp lý để thuận tiện trong quá trình quản lý hành lang an toàn lƣới điện cao áp. Cụ thể đó là:

* Giải pháp về ban hành các VBPPPL về HLATLĐ

Thực tế hiện nay, việc ban hành VBQPPL về HLATLĐ nói chung còn nhiều hạn chế, bất cập, chƣa phù hợp với điều kiện thực tiễn do đó hiệu quả triển khai chƣa cao. Để ban hành và hoàn thiện hệ thống VBQPPL về

HLATLĐ phù hợp với thực tiễn, mang lại hiệu quả cao, UBND tỉnh Cao Bằng và các cơ quan QLNN về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh cần làm tốt các nhiệm vụ:

- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá về tình hình quản lý HLATLĐ của tỉnh: Có thể khẳng định, tình hình thực tiễn là cơ sở khách quan để ban hành những VBQPPL cụ thể hóa các chủ chƣơng, chính sách trong QLNN về HLATLĐ. Để nắm chắc đối tƣợng quản lý, các cơ quan QLNN về HLATLĐ cần thu thập những thông tin thƣờng xuyên, kịp thời, chính xác về tình hình HLATLĐ, trên cơ sở đó, dự báo những nguy cơ và động thái của đối tƣợng quản lý. Việc nghiên cứu, phân tích thƣờng xuyên về tình hình HLATLĐ giúp cho cơ quan QLNN có những định hƣớng mang tính chiến lƣợc, bên vững trong tƣơng lai. Trong nghiên cứu, phân tích về tình hình HLATLĐ trên địa bàn tỉnh cần có sự phối hợp giữa các cơ quan: Sở Công thƣơng, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên môi trƣờng, Ngành Công an… Những nội dung về tình hình HLATLĐ cần đƣợc thống kê, nghiên cứu, phân tích đánh giá kĩ đó là: Số lƣợng những điểm vi phạm HLATLĐ, nguyên nhân, đặc thù về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh, kiến thức của ngƣời dân về HLATLĐ, các yếu tố ảnh hƣởng đến HLATLĐ nhƣ điều kiện tự nhiên, văn hóa, phong tục tập quán, kinh tế - xã hội...

- Giao nhiệm vụ tham mƣu, soạn thảo các VBQPPL về HLATLĐ áp dụng trên địa bàn tỉnh cho các ngành: Công thƣơng, Xây dựng, Giao thông và Công an cùng thống nhất và thực hiện. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của các cơ quan trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ QLNN về HLATLĐ nhƣ: Phòng Quản lý Năng lƣợng, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Địa chính cấp Xã, Công an xã… Đồng thời, khuyến khích sự tham gia, đóng góp ý kiến từ các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội. đối với việc ban hành VBQPPL về HLATLĐ.

Để hoàn thiện việc hƣớng dẫn thực hiện các VBQPPL về HLATLĐ trên địa bàn, UBND tỉnh và các cơ quan QLNN về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng cần chú trọng một số giải pháp sau:

- Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng cần chú trọng thực hiện:

+ Chủ động đôn đốc các cơ quan QLNN về HLATLĐ triển khai kịp thời các VBQPPL, tránh tình trạng chậm chễ trong tổ chức thực hiện: Đƣa ra các hƣớng dẫn nhằm thực hiện thanh tra, kiểm tra việc triển khai VBQPPL về HLATLĐ của các cơ quan QLNN về HLATLĐ tại các cấp hành chính một cách thƣờng xuyên và liên tục. Trên cơ sở đó, đƣa ra điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực HLATLĐ.

+ Đẩy mạnh hƣớng dẫn và hỗ trợ các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh thực hiện mục tiêu số 4 của chƣơng trình Nông thôn mới, trong đó hƣớng dẫn thực hiện về an toàn điện và bảo vệ HLATLĐ tại các địa phƣơng.

- Các cơ quan đƣợc giao đƣợc nhiệm vụ QLNN về HLATLĐ tại các cấp hành chính cần thực hiện:

+ Chủ động tham mƣu với UBND tỉnh trong ban hành các văn bản hƣớng dẫn triển khai thực hiện các VBQPPL về HLATLĐ, đặc biệt là Ban chỉ đạo bảo vệ HLATLĐCA và phòng Quản lý năng lƣợng – Sở Công thƣơng. Ví dụ: Tham mƣu UBND tỉnh về những phƣơng án, kế hoạch triển khai việc hƣớng dẫn VBQPPL sao cho phù hợp với tình hình và điều kiện của tỉnh, Thống nhất Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, phù hợp với Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi phía Bắc, thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực và ban hành Quy hoạch phát triển GTVT giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quy hoạch phát triển lƣới điện cao áp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Thông qua đó tạo tiền đề cho các đơn vị quản lý,

ngƣời dân nắm rõ đƣợc định hƣớng phát triển giao thông, lƣới điện, khu công nghiệp của Tỉnh, và chủ động có phƣơng án xây dựng phù hợp với quy hoạch, đúng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

* Giải pháp về tổ chức thực hiện và triển khai các VBQPPL về HLATLĐ

Để tổ chức thực hiện và triển khai tốt các VBQPPL về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, trƣớc hết cần sự tăng cƣờng chỉ đạo, điều hành của UBND các cấp trong tổ chức thực hiện các VBQPPL về HLATLĐ. Cụ thể, UBND các cấp thƣờng xuyên làm tốt hoạt động chỉ đạo trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ QLNN về HLATLĐ, coi việc đảm bảo HLATLĐ là một trong những nhiệm vụ quan trọng để giữ gìn an ninh, trật tự và phát triển kinh tế tại địa phƣơng, lồng ghép các chƣơng trình Nông thôn mới về tiêu chí đánh giá số 4. Ƣu tiên cho các địa bàn vùng xâu, vùng xa nhƣ: Bảo Lâm, Bảo Lạc, Hạ Lang và các xã biên giới, các xã có trình độ dân trí thấp.

Có thể xác định các giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện các VBQPPL về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nhƣ sau:

- Nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về bảo vệ HLATLĐ.

Ý thức của ngƣời dân có vai trò quyết định đến sự an toàn của hành lang lƣới điện cao áp. Tuy nhiên trong quá trình khảo sát những cho thấy nhiều ngƣời dân chƣa hiểu biết về những quy định, quy phạm và ý nghĩa của việc bảo vệ HLATLĐ. Đối với những ngƣời dân có công trình vi phạm HLATLĐ đều không chú ý đến hành lang lƣới điện, có thái độ thờ ơ với sự nguy hiểm của lƣới điện cao áp.

Từ trực trạng đó cho thấy cần phải đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến, vận động sâu rộng trong dân về những Quy định, quy phạm về HLATLĐ, tầm quan trọng của lƣới điện, đảm bảo an toàn cho tài sản và tính mạng của ngƣời dân, phục vụ nhân dân, phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế

tại địa phƣơng để ngƣời dân cùng hiểu và cùng thực hiện theo những Quy định, quy phạm bảo vệ HLATLĐ.

Nội dung tuyên truyền: Tập trung vào mục đích, ý nghĩa và tính cấp thiết của việc bảo vệ HLATLĐ, qua đó tuyên truyền về các quy định, quy phạm và chế tài xử lý về HLATLĐ.

Tài liệu tuyên truyền: Luật Điện lực số 28/2004-QH11 ngày 03/12/2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20/11/2012; Thông tƣ số 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 của Bộ Công Thƣơng Quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện; Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính Phủ về Quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực và an toàn điện...

Phƣơng pháp tuyên truyền:

+ Tiếp tục đẩy mạnh các phƣơng pháp tuyên truyền trên báo, đài và truyền hình của tỉnh. Bên cạnh đó cần chú trọng việc tuyên truyền trên đài phát thanh của các xã, phƣờng vào những thời điểm phù hợp với đặc điểm sinh hoạt, phong tục tập quán của địa phƣơng nhằm nâng cao hiệu quả.

+ Nâng cao chất lƣợng tuyên truyền bằng các phƣơng pháp tin tờ rơi, treo pa nô, hình ảnh, khẩu hiệu tại những nơi tập chung đông ngƣời qua lại nhƣ chợ huyện, chợ xã.

+ Tổ chức các nhóm quản lý HLATLĐ tại địa bàn xã đồng thời tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)