Đánh giá chung thực trạng hoạt động quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 79 - 84)

an toàn lƣới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

2.4.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được

Cùng với sự quan tâm, chỉ đạo của trung ƣơng trong thời gian vừa qua, các tỉnh và địa phƣơng đã từng bƣớc chú trọng vào hoạt động bảo vệ an toàn hành lang lƣới điện. Chỉ đạo về thực hiện các quy định, quy phạm về an toàn hành lang lƣới điện đến các đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, tầng lớp nhân dân... đã đƣợc triển khai và có những kết quả nhất định.

Trong quá trình triển khai tổ chức bộ máy chỉ đạo về bảo vệ các công trình lƣới điện cao áp, các Sở, Ban, Ngành và UBND cấp huyện đã tạo điều kiện và cử cán bộ lãnh đạo tham gia vào tổ chức qua đó tạo tiền đề cho hoạt động tổ chức chỉ đạo về bảo vệ an toàn hành lang lƣới điện đƣợc hiệu quả hơn.

Các hoạt động thông tin, tuyên truyền về những quy định, quy phạm về an toàn hành lang lƣới điện đã đƣợc chính quyền các cấp, Sở, Ban, Ngành quan tâm và chỉ đạo. Qua đó nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp, ngƣời dân trên địa bàn về an toàn hành lang lƣới điện.

Việc bảo vệ an toàn hành lang lƣới điện kết hợp với chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Qua đó tiêu chí an toàn điện là một trong những tiêu chí quan trọng của xã nông thôn mới.

Các Đơn vị quản lý công trình lƣới điện cao áp đã tăng cƣờng hơn về hoạt động quản lý an toàn hành lang lƣới điện, song song với thực hiện các nhiệm vụ do đơn vị quản lý nhà nƣớc giao về đảm bảo an toàn hành lƣới điện thì các đơn vị đã và tự bố trí ngƣời và nguồn vốn cho những kết hoạch cụ thể

để xử lý từng điểm vi phạm, đảm bao an toàn cho lƣới điện cao áp, thuận tiện cho việc khai thác vận hành lƣới điện.

2.4.2. Nguyên nhân của những tồn tại

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo an toàn lƣới điện cao áp tỉnh, nguyên nhân chủ yếu của việc vi phạm an toàn hành lang lƣới điện cao áp là do ngƣời dân chƣa nhận thức đƣợc mức độ nguy hiểm của tai nạn điện, cố tình xây dựng nhà ở, công trình vi phạm khoảng cách an toàn hành lang lƣới điện; trộm cắp, tháo gỡ dây néo, dây tiếp địa, trang thiết bị của lƣới điện; trèo lên cột điện, vào trạm điện hoặc khu vực bảo vệ an toàn công trình điện khi không có nhiệm vụ; sử dụng hạ tầng công trình lƣới điện cao áp (hệ thống cột điện) vào những mục đích khác khi chƣa đƣợc sự thỏa thuận với đơn vị quản lý công trình lƣới điện cao áp; thả diều, vật bay gần công trình lƣới điện cao áp; lắp đặt ăng ten thu phát sóng; dây phơi; giàn giáo; biển, hộp đèn quảng cáo không đúng quy định; trồng cây hoặc để cây vi phạm khoảng cách an toàn đối với đƣờng dây dẫn điện trên không, trạm điện; để cây đổ vào đƣờng dây điện khi chặt tỉa cây; đào đất gây lún sụt công trình lƣới điện cao áp, trạm điện; đắp đất, san nền, xếp các loại vật liệu, thiết bị hoặc đổ phế thải vi phạm khoảng cách an toàn; sử dụng cột điện, trạm điện để làm nhà, lều, quán; đốt nƣơng rẫy, sử dụng các phƣơng tiện thi công gây chấn động hoặc làm hƣ hỏng, sự cố công trình lƣới điện, trạm điện, nhà máy điện.

Bên cạnh đó, hoạt động QLNN về HLATLĐ vẫn còn nhiều tồn tại và thiếu sót nhƣ:

- Hệ thống các VBQPPL về HLATLĐ đƣợc ban hành từ trung ƣơng khi triển khai thi hành cho thấy nhiều bất hợp lý, chƣa phù hợp với những điều kiện thực tiễn khác nhau, trong khi đó UBND tỉnh chƣa vận dụng sáng tạo các VBQPPL về HLATLĐ cho phù hợp với tình hình vị trí, địa lý và kinh tế - xã hội tại địa phƣơng.

- Việc tổ chức bộ máy QLNN về HLATLĐ chƣa hiệu quả, chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo, chƣa quy rõ trách nhiệm của từ cơ quan riêng biệt, bộ máy QLNN về HLATLĐ thuộc hệ thống UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo tuy đƣợc chỉ ra tuy nhiên lại không chỉ rõ cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của tuyến cơ sở.

- Sự đầu tƣ các nguồn lực (nhân lực, tài chính…) cho QLNN về HLATLĐ của UBND tỉnh và huyện chƣa thỏa đáng, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu và nhiệm vụ, dẫn tới nhiều hoạt động bị bó hẹp hoặc triển khai kém hiệu quả.

- Hoạt động truyền thông, giáo dục về HLATLĐ thiếu tính sáng tạo, chƣa chủ động đến việc giáo dục, nâng cao nhận thức của ngƣời dân về ý nghĩa và sự nguy hiểm của HLATLĐ.

- Chƣa có những chính sách hợp lý về đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý HLATLĐ, chính sách hỗ trợ cũng nhƣ khuyến khích xã hội hóa cũng nhƣ đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý HLATLĐ, đặc biệt là tại tuyến cơ sở.

- Hoạt động thanh gia, kiểm tra hệ thống lƣới điện cao áp trên địa bàn tỉnh và xử lý các công trình vi phạm HLATLĐ trên địa bàn tỉnh chƣa đƣợc các đơn vị quản lý quan tâm và trú trọng, chƣa coi là nhiệm vụ thƣờng xuyên.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Cao Bằng là một tỉnh miền núi có địa hình khó khăn hiểm trở. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tình thì các công trình lƣới điện cao thế luôn đóng vai trò quan trọng, phục vụ cấp điện cho cuộc sống sinh hoạt của nhân dân và phục vụ cho kinh doanh, sản xuất. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó là những vấn đề về hành lang an toàn lƣới điện cao áp, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội luôn đi kèm với đẩy mạnh phát triển lƣới điện cao áp mới bên cạnh những công trình đã có, việc quản lý về an toàn hành lang lƣới điện đảm bảo tài sản và ngƣời cho nhân dân cũng gặp rất nhiều khó khăn và thách thức.

Trƣớc thực trạng đó, hoạt động quản lý nhà nƣớc về an toàn hành lang lƣới điện đã đƣợc đẩy mạnh, nhiều phƣơng án và hoạt động đƣợc triển khai để duy trì và đảm bảo tốt cho an toàn hành lang lƣới điện. UBND tỉnh cũng đã quan tâm và thành lập, duy trì Ban chỉ đạo bảo vệ công trình lƣới điện cao áp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, với nên kinh tế- xã hội của tỉnh còn thấp nên nguồn lực hỗ trợ của trung ƣơng, của tỉnh cho an toàn hành lang lƣới điện còn nhiều hạn chế. Chủ yếu tập trung đƣa ra các quy định, quy phạm và tuyên truyền, chƣa tập trung vào chi tiết quản lý và các phƣơng án xử lý các điểm vi phạm an toàn hành lang lƣới điện. Bộ máy quản lý nhà nƣớc về an toàn hành lang lƣới điện còn thiếu đồng bộ, lực lƣợng mỏng và chồng chéo giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc, chƣa có sự liên kết và thể hiện tính thứ bậc trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với an toàn hành lang lƣới điện, thiếu cán bộ quản lý tại các địa phƣơng, đặc biệt chƣa chú tâm vào việc đào tạo, nâng cao về trình độ, chuyên môn về quản lý an toàn hành lang lƣới điện cho các cán bộ cấp huyện, cấp xã. Hoạt động quản lý nhà nƣớc về thanh tra, kiểm tra đối với an toàn hành lang lƣới điện chƣa đƣợc tăng cƣờng, rất mờ nhạt, làm giảm hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với an toàn hành lang lƣới điện. Cùng với Công ty

Điện lực Cao Bằng việc Tuyên truyền và phổ biến các quy định, quy phạm về an toàn hành lang lƣới điện đến ngƣời dân đã đƣợc thực hiện một cách đều đặn và bƣớc đầu có hiệu quả, tuy nhiên do chƣa chủ động trong công việc của các cơ quan quản lý nhà nƣớc nên hiệu quả của việc tuyên truyền và phổ biến về an toàn hành lang lƣới điện cho ngƣời dân tại địa phƣơng vẫn ở mức thấp.

Từ việc phân tích đánh giá thực trạng của hoạt động quản lý nhà nƣớc về an toàn hành lang lƣới điện, đã xác định đƣợc những yếu tố thuận lợi, những điểm hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về an toàn hành lang lƣới điện. Tìm ra đƣợc những nguyên nhân của những yếu tố thuận lợi và bên cạnh đó là nguyên nhân của những hạn chế của quản lý nhà nƣớc về an toàn hành lang lƣới điện. Đây là cơ sở để đề xuất các giải pháp trong hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với an toàn hành lang lƣới điện nhằm góp phần đảm bảo an toàn hành lang lƣới điện phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

CHƢƠNG 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP KIỆN TOÀN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HÀNH LANG AN TOÀN LƢỚI ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH CAO BẰNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)