2.2.1. Khái quát đơn vị quản lý hệ thống đường dây cao áp và khối lượng đường dây cao áp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
* Công ty Điện lực Tỉnh Cao Bằng
Công ty Điện lực Cao Bằng là doanh nghiệp trung ƣơng đóng tại địa phƣơng, cơ quan chủ quản trực tiếp là Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (Northern Power Corporation) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Công ty Điện lực Cao Bằng là một trong những doanh nghiệp lớn và quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Cao Bằng, Công ty Điện lực luôn có những hành động thiết thực để phát triển mạng lƣới, đƣa điện tới các xã vùng sâu vùng xa, cấp điện cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, đồng thời quản lý sử dụng hiệu quả các nguồn cung cấp và tích cực tuyên truyền về sử dụng tiết kiệm điện.
Công ty Điện lực Cao Bằng thực hiện nhiệm vụ quản lý vận hành đƣờng dây trên không (DDK) đến 35kV; 22kV và các Trạm biến áp (TBA) với khối lƣợng quản ký nhƣ sau:
+ DDK 35kV: Tổng chiều dài là: 2144km trong đó tài sản của Công ty Điện lực là 2061km, tài sản của khách hàng là: 83,89km.
+ DDK 22kV: Tổng chiều dài là: 127,2km trong đó tài sản của Công ty Điện lực là 118,6km, tài sản của khách hàng là: 8,6km.
- Trạm biến áp/máy biến áp (Tr/M):
+ TBA 35/0,4kV: Có tổng số: 1086/1089 (Tr/M) với tổng dung lƣợng là 178027 kVA, trong đó có 257/259 (Tr/M) dung lƣợng 110820 kVA là tài sản của khách hàng.
+ TBA 22/0,4kV: Có tổng số: 217/217 (Tr/M) với tổng dung lƣợng là 47635 kVA, trong đó có 67/67 (Tr/M) dung lƣợng 16625 kVA là tài sản của khách hàng.
- TBA 35/0,22 kV: Có 04/04 (Tr/M) với tổng dung lƣợng là 190 kVA.
* Chi nhánh Lưới điện cao thế Cao Bằng
Chi nhánh lƣới điện cao thế Cao Bằng là đơn vị thuộc Công ty Lƣới điện cao thế miền Bắc, hoạt động quản lý vận hành đƣờng dây và các trạm nhƣ sau:
- Phần đƣờng dây 110kV:
Tổng số 189,18km gồm có các đƣờng dây
+ Đƣờng dây ngăn lộ 171 E16.2 (trạm 220kV) Cao Bằng - 171 E26.1 Bắc Kạn: Quản lý từ vị trí 01 trạm E16.2 (220kV) Cao Bằng đến vị trí 153 thuộc địa phận đỉnh Đèo Gió, tỉnh Bắc Kạn, có chiều dài đƣờng dây là 46,3 km.
+ Đƣờng dây ngăn lộ 174 E16.2 (trạm 220kV) - 171 E16.1 từ vị trí 01 trạm E16.2 (trạm 220kV) đến vị trí 27 đầu trạm E16.1 Cao Bằng, có chiều dài đƣờng dây là 5,7 km.
+ Đƣờng dây ngăn lộ 172 E16.1 Cao Bằng - 172 E16.3 Quảng Uyên, quản lý từ vị trí 01 đầu trạm E16.1 Cao Bằng đến vị trí số 136 vào trạm E16.3 Quảng Uyên, có chiều dài đƣờng dây là 32,8 km.
+ Đƣờng dây ngăn lộ 173 A 13.5 TĐ Thác Xăng - 171 E16.3 Quảng Uyên, giao quản lý từ vị trí 01 từ TĐ Thác Xăng Lạng Sơn đến vị trí 270 đầu trạm E16.3 Quảng Uyên đến, có chiều dài đƣờng dây là 67,78 km.
+ Đƣờng dây mạch kép ngăn lộ 172, 173 E16.2 (trạm 220kV) - 171, 172 E16.4 Gang Thép, quản lý từ vị trí 01 trạm E16.2 (220kV) Cao Bằng đến vị trí 65 vào trạm E16.4 Gang Thép, có chiều dài đƣờng dây là 17,9 km.
+ Đƣờng dây 171A16.11 Thủy điện Bảo Lâm 1 - 173E16.5 (220kV) Bảo Lâm là đƣờng dây thuê bao quản lý vận hành dài 1km. h. Đƣờng dây 171A16.13 Thủy điện Bảo Lâm 3 - 172E16.5 (220kV) Bảo Lâm là đƣờng dây thuê bao quản lý vận hành dài 11km.
+ Đƣờng dây 171A16.14 Thủy điện Bảo Lâm 3A - 172A16.11 TĐ Bảo Lâm 1 là đƣờng dây thuê bao quản lý vận hành dài 5,7 km.
- Phần trạm 110kV: 02 trạm .
+ Trạm E16.1 Cao Bằng: Quản lý vận hành: 02 MBA - 110kV có công suất 40MVA/ 01 máy, tổng công suất trạm 80 MVA, 05 MC 110kV, 07 ngăn lộ ĐZ 35kV, 04 ngăn lộ 22kV, 01 MBA tự dùng có cấp điện áp 35kV có công suất 100 kvA.
+ Trạm E16.3 Quảng Uyên: Quản lý vận hành: 01 MBA - 110kV có công suất 25 MVA. Có 04 MC 110kV, 06 ngăn lộ 35kV, có 01 MBA tự có cấp điện áp 35kV có công suất 100kvA.
2.2.2. Thực trạng về hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
* Đối với Cấp điện 10kV, 22kV và 35kV
Trong những năm qua, với sự phát triển kinh tế của xã hội, đời sống của nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện, qua đó việc xây dựng các công trình càng đƣợc mở rộng kéo theo những năm gần đây số vụ vi phạm HL ATLĐ ngày càng nhiều.
Bảng 2.1. Số liệu về các công trình xây dựng vi phạm HLATLĐ đối với cấp điện dƣới 35kV trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từ năm 2012 - 2017.
Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Số vụ vi phạm (còn tồn cũ) 10 12 13 15 16 14 Số vụ vi phạm phát sinh 4 5 5 6 9 12 Số vi phạm đƣợc xử lý 2 4 3 5 11 2 Số vi phạm còn tồn đọng 12 13 15 16 14 24
(Nguồn: Báo cáo Công ty Điện lực Cao Bằng)
Từ bảng số liệu thống kê về các công trình vi phạm mới và số vụ vi phạm HLATLĐ từ năm 2012 – 2017 có thể thấy tình trạng vị phạm HLATLĐ vẫn sảy ra hàng năm và có chiều hƣớng tăng lên do nhu cầu xây dựng của ngƣời dân ngày càng nhiều, bên cạnh đó những vụ vi phạm đã xử lý đƣợc chƣa đƣợc nhiều và thấp hơn số lƣợng vụ phát sinh điều đó làm tăng số lƣợng vị vu phạm còn tồn tại.
Tính đến 12/2017, tổng số vụ vi phạm HLATLĐCA tại Công ty Điện lực Cao Bằng: 24 vụ vi phạm trong đó: Vi phạm cũ: 14 vụ; Phát sinh thêm: 12 vụ; Số vi phạm đƣợc xử lý: 02 vụ (do Công ty Điện lực Cao Bằng xử lý bằng nghiệp vụ và nguồn vốn của Công ty).
Theo QP Trang bị Điện 2006 phần II trang 77-78 và trang 105-110 quy định vể khoảng cách pha đất. Theo thống kê của các Điện lực gồm có 87 vụ vi phạm gồm: Số điểm xử lý vi phạm về khoảng cách pha đất: 18 điểm, do Công ty Điện lực Cao Bằng xử lý bằng nghiệp vụ và nguồn vốn của Công ty Điện lực Cao Bằng.
* Đối với cấp điện trên 35kV
Đối với những cấp điện trên 35kV, lƣới điện chủ yếu đi qua những khu vực tập trung ít dân cƣ để đảm bảo an toàn cho HL ATLHĐ và cho đời sống
xử lý triệt để. Theo thống kê của Chi nhánh Điện lực Cao thế Cao Bằng, tính đến hết năm 2017 không có công trình vi phạm HL ATLĐ
Bảng 2.2. Số liệu về các công trình xây dựng vi phạm HLATLĐ đối với cấp điện trên 35kV trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từ năm 2012 - 2017.
Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Số vụ vi phạm (còn tồn cũ) 2 2 1 1 0 0 Số vụ vi phạm phát sinh 1 1 0 0 1 0 Số vi phạm đƣợc sử lý 1 2 0 1 1 0 Số vi phạm còn tồn đọng 2 1 1 0 0 0
(Nguồn: Công ty Điện lực Cao Bằng)
Nhìn chung, Số vụ vi phạm HLATLĐ đối với lƣới điện cao áp có cấp điện trên 35kV đã đƣợc giải quyết triệt để trong những năm gần đây và duy trì không phát sinh trong năm 2017.
- Công trình vi phạm khoảng cách pha - đất: Không có
- Cây xanh vi phạm hành lang an toàn lƣới điện và những cây khi đổ vi phạm khoảng cách an toàn theo khoản 2 điều 12 Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014: 20 điểm vi phạm
Trong năm 2017, Số điểm vi phạm về khoảng cách cây xanh đối với HL ATLĐ đã đƣợc xử lý: 09 điểm, do Chi nhánh Lƣới điện cao thế Cao Bằng xử lý bằng nghiệp vụ và nguồn vốn của Chi nhánh Lƣới điện cao thế Cao Bằng.
2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn lƣới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng bàn tỉnh Cao Bằng
2.3.1. Đặc điểm quản lý nhà nước về hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Thứ nhất, quản lý nhà nƣớc về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là một hoạt động rất quan trọng, có tính mục tiêu, chƣơng trình, kế hoạch nhất
định. Nắm đƣợc vai trò của việc quản lý HLATLĐ là một hoạt động rất quan trọng ,UBND tỉnh Cao Bằng đã trú trọng và đề ra những kế hoạch, chiến lực cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý về HLATLĐ, qua đó góp phần vào các mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và đảm bảo an toàn tài sản và tính mạng cho nhân dân.
Thứ hai, quản lý nhà nƣớc về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng mang tính tổ chức cao. Hoạt động của bộ máy QLNN về HLATLĐ đƣợc tổ chức từ UBND tỉnh đến UBND huyện, xã. Các đơn vị thuộc UBND tỉnh nhƣ Sở Công Thƣơng, Sở Giao Thông, Sở Xây Dựng... đến các đơn vị thuộc UBND huyện, xã nhƣ: Phòng Kinh tế - Hạ tầng, địa chính xã đều có chức năng và nhiệm vụ và tuân thủ theo những văn bản quy phạm, phát luật của nhà nƣớc về bảo vệ HLATLĐ. Ngoài ra UBND tỉnh còn thành lập Ban chỉ đạo riêng về hoạt động bảo vệ các công trình lƣới điện cao áp trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động QLNN về HLATLĐ.
Thứ ba, quản lý nhà nƣớc về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là một hoạt động rất khó khăn và phức tạp. Cao Bằng là một tỉnh có diện tích rộng, địa hình chủ yếu là đồi núi, hệ thống lƣới điện trải dài đến những khu vực vùng xâu, vùng xa nên các hoạt động quản lý nhà nƣớc về HLATLĐ nhƣ: hoạt động thanh tra, kiểm tra, hoạt động truyền thông và tuyên truyền còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhiều cán bộ, công chức QLNN về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, đặc biệt là cấp xã còn hạn chế về chất lƣợng và số lƣợng. Ngoài ra, tỉnh Cao Bằng là một tỉnh có đƣờng biên giới dài, trên địa bàn tỉnh có nhiều dân tộc với những phong tục tập quán khác nhau và trình độ dân trí còn nhiều hạn chế nên dễ bị những phần tử phản động kích động phá hoại, điều đó cũng tạp nên sự phức tạp cho hoạt động quản lý nhà nƣớc nói chung và hoạt động QLNN về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh nói riêng.
2.3.2. Thực trạng ban hành, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
* Thực trạng ban hành VBQPPL về HLATLĐ
Xây dựng và ban hành các VBQPPL về HLATLĐ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp cơ quan QLNN có thẩm quyền tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ và chặt chẽ từ trung ƣơng đến địa phƣơng cho hoạt động QLNN về HLATLĐ.
Nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật tạo nên nền tảng hiệu quả của hoạt động QLNN về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, trong thời gian qua, ngoài việc thực hiện theo các luật, các văn bản dƣới luật về HLATLĐ đƣợc trung ƣơng ban hành, tỉnh Cao Bằng đã xây dựng và ban hành các VBQPPL về HLATLĐ áp dụng trên địa bàn của tỉnh. Bao gồm:
Quyết định số 282/2012/QĐ-UBND ngày 28/2/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành quy chế bảo vệ an toàn công trình lƣới điện cao áp trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1261/QĐ-UBND ngày 27/8/2014 của UBND tỉnh Về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lƣới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Quyết định số 394/QĐ-UBND ngày 01/4/2014 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lƣới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Công văn số 1085/2014/CV-UBND ngày 26/4/2014 của UBND tỉnh về việc đảm bảo an toàn lƣới điện cao áp trong mùa mƣa bão; Quyết định 27/2015/QĐ-UBND ngày 31/8/2015 của UBND Quyết định quản lý hoạt dộng điện lực và sử dụng điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Văn bản số 338/UBND-CN ngày 12/02/2016 của UBND tỉnh Cao Bằng Về việc phối hợp đơn vị, vận hành lƣới điện cao áp...
Có thể thấy hệ thống VBQPPL về HLATLĐ đƣợc tỉnh Cao Bằng ban hành đã tạo nên một hành lang pháp lý tƣơng đối ổn định, có tính thống nhất
với các VBQPPL do trung ƣơng ban hành, mang tính chiến lƣợc dài hạn cho các hoạt động QLNN về HLATLĐ. Tuy nhiên việc ban hành VBQPPL vẫn còn một số tồn tại và hạn chế, đó là:
- Các VBQPPL đƣợc UBND tỉnh triển khai chƣa có tính sáng tạo và áp dụng riêng cho phù hợp với điều kiện của tỉnh Cao Bằng, đa số VBQPPL đƣợc triển khai theo các nội dung từ VBQPPL của trung ƣơng.
- Các VBQPPL chƣa làm rõ về việc nội dung hỗ trợ, bồi thƣờng đối với các công trình vi phạm an toàn hành lang lƣới điện trên địa bàn của tỉnh.
* Thực trạng hướng dẫn thi hành các VBQPPL về HLATLĐ
Nhằm thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc và các VBQPPL của địa phƣơng về HLATLĐ, trong thời gian qua tỉnh Cao Bằng đã có những hƣớng dẫn thi hành đối với hoạt động QLNN về HLATLĐ, đƣợc thể hiện rõ qua các kế hoạch, quy hoạch, chƣơng trình.
Nghị quyết số 38/2016/NQ-HĐND ngày 15/11/2016 của UBND tỉnh Cao Bằng nêu rõ về phƣơng hƣớng và mục tiêu của tỉnh về hoạt động bảo vệ HLATLĐ, trong đó chỉ ra những kế hoạch thực hiện trƣớc mắt và lâu dài 2017 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. UBND tỉnh cũng công bố Quyết định 1920/QĐ-BCT ngày 18/5/2016 của Bộ Công Thƣơng về quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016 – 2025, có xét đến 2035 – Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV, trong đó định hƣớng phát triển lƣới điện truyền tải và phân phối gắn liền với định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của vùng và từng địa phƣơng trong vùng, bảo đảm chất lƣợng điện năng cũng nhƣ bảo đảm an toàn cho những công trình lƣới điện cao áp, Quy hoạch đƣợc chuyển về các sở ngành chuyên môn nhƣ Sở Công Thƣơng, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vân tải… cùng phối hợp nhằm đảm bảo định hƣớng chung của toàn tỉnh về phát triển hệ thống lƣới điện. Ngoài ra, UBND tỉnh cũng chỉ đạo cho sở Công thƣơng có văn bản hƣớng dẫn UBND huyện về những VBQPPL mới của trung ƣơng về HLATLĐ nhƣ: Nghị định số
14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện; Thông tƣ 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 về Quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện.
Những hƣớng dẫn đã nêu trên đã thể hiện sự quyết tâm của tỉnh Cao Bằng trong việc triển khai các nhiệm vụ bảo vệ HLATLĐ trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên việc hƣớng dẫn ban hành các VBQPPL về HLATLĐ của tỉnh vẫn còn một số tồn tại và hạn chế, đó là:
- Tỉnh Cao Bằng chƣa có hƣớng dẫn cụ thể về quy định phân cấp nhiệm vụ và tham gia QLNN về HLATLĐ ở cấp huyện và đặc biệt là cấp cơ sở, điều này đã dẫn tới việc phối hợp trong thi hành các nhiệm vụ QLNN về HLATLĐ giữa các Sở, ngành với tuyến cơ sở trên địa bàn chƣa cao.
- UBND tỉnh chƣa giao trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, Ngành về việc thực hiện từng mục tiêu ban hành, bên cạnh đó UBND tỉnh chƣa đề cập đến nguồn vốn cụ thể để thực hiện các mục tiêu đƣợc nêu.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, phù hợp với Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của những lĩnh vực Giao thông, Xây dựng và phát triển lƣới điện chƣa thống nhất.
Bên cạnh những văn bản của UBND tỉnh về việc hƣớng dẫn thi hành các VBQPPL về HLATLĐ. UBND tỉnh còn tổ chức các lớp học hƣớng dẫn về những VBQPPL mới của trung ƣơng. Tuy nhiên, các lớp hƣớng dẫn