Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Số vụ vi phạm (còn tồn cũ) 2 2 1 1 0 0 Số vụ vi phạm phát sinh 1 1 0 0 1 0 Số vi phạm đƣợc sử lý 1 2 0 1 1 0 Số vi phạm còn tồn đọng 2 1 1 0 0 0
(Nguồn: Công ty Điện lực Cao Bằng)
Nhìn chung, Số vụ vi phạm HLATLĐ đối với lƣới điện cao áp có cấp điện trên 35kV đã đƣợc giải quyết triệt để trong những năm gần đây và duy trì không phát sinh trong năm 2017.
- Công trình vi phạm khoảng cách pha - đất: Không có
- Cây xanh vi phạm hành lang an toàn lƣới điện và những cây khi đổ vi phạm khoảng cách an toàn theo khoản 2 điều 12 Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014: 20 điểm vi phạm
Trong năm 2017, Số điểm vi phạm về khoảng cách cây xanh đối với HL ATLĐ đã đƣợc xử lý: 09 điểm, do Chi nhánh Lƣới điện cao thế Cao Bằng xử lý bằng nghiệp vụ và nguồn vốn của Chi nhánh Lƣới điện cao thế Cao Bằng.
2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn lƣới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng bàn tỉnh Cao Bằng
2.3.1. Đặc điểm quản lý nhà nước về hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Thứ nhất, quản lý nhà nƣớc về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là một hoạt động rất quan trọng, có tính mục tiêu, chƣơng trình, kế hoạch nhất
định. Nắm đƣợc vai trò của việc quản lý HLATLĐ là một hoạt động rất quan trọng ,UBND tỉnh Cao Bằng đã trú trọng và đề ra những kế hoạch, chiến lực cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý về HLATLĐ, qua đó góp phần vào các mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và đảm bảo an toàn tài sản và tính mạng cho nhân dân.
Thứ hai, quản lý nhà nƣớc về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng mang tính tổ chức cao. Hoạt động của bộ máy QLNN về HLATLĐ đƣợc tổ chức từ UBND tỉnh đến UBND huyện, xã. Các đơn vị thuộc UBND tỉnh nhƣ Sở Công Thƣơng, Sở Giao Thông, Sở Xây Dựng... đến các đơn vị thuộc UBND huyện, xã nhƣ: Phòng Kinh tế - Hạ tầng, địa chính xã đều có chức năng và nhiệm vụ và tuân thủ theo những văn bản quy phạm, phát luật của nhà nƣớc về bảo vệ HLATLĐ. Ngoài ra UBND tỉnh còn thành lập Ban chỉ đạo riêng về hoạt động bảo vệ các công trình lƣới điện cao áp trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động QLNN về HLATLĐ.
Thứ ba, quản lý nhà nƣớc về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là một hoạt động rất khó khăn và phức tạp. Cao Bằng là một tỉnh có diện tích rộng, địa hình chủ yếu là đồi núi, hệ thống lƣới điện trải dài đến những khu vực vùng xâu, vùng xa nên các hoạt động quản lý nhà nƣớc về HLATLĐ nhƣ: hoạt động thanh tra, kiểm tra, hoạt động truyền thông và tuyên truyền còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhiều cán bộ, công chức QLNN về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, đặc biệt là cấp xã còn hạn chế về chất lƣợng và số lƣợng. Ngoài ra, tỉnh Cao Bằng là một tỉnh có đƣờng biên giới dài, trên địa bàn tỉnh có nhiều dân tộc với những phong tục tập quán khác nhau và trình độ dân trí còn nhiều hạn chế nên dễ bị những phần tử phản động kích động phá hoại, điều đó cũng tạp nên sự phức tạp cho hoạt động quản lý nhà nƣớc nói chung và hoạt động QLNN về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh nói riêng.
2.3.2. Thực trạng ban hành, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
* Thực trạng ban hành VBQPPL về HLATLĐ
Xây dựng và ban hành các VBQPPL về HLATLĐ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp cơ quan QLNN có thẩm quyền tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ và chặt chẽ từ trung ƣơng đến địa phƣơng cho hoạt động QLNN về HLATLĐ.
Nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật tạo nên nền tảng hiệu quả của hoạt động QLNN về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, trong thời gian qua, ngoài việc thực hiện theo các luật, các văn bản dƣới luật về HLATLĐ đƣợc trung ƣơng ban hành, tỉnh Cao Bằng đã xây dựng và ban hành các VBQPPL về HLATLĐ áp dụng trên địa bàn của tỉnh. Bao gồm:
Quyết định số 282/2012/QĐ-UBND ngày 28/2/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành quy chế bảo vệ an toàn công trình lƣới điện cao áp trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1261/QĐ-UBND ngày 27/8/2014 của UBND tỉnh Về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lƣới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Quyết định số 394/QĐ-UBND ngày 01/4/2014 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lƣới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Công văn số 1085/2014/CV-UBND ngày 26/4/2014 của UBND tỉnh về việc đảm bảo an toàn lƣới điện cao áp trong mùa mƣa bão; Quyết định 27/2015/QĐ-UBND ngày 31/8/2015 của UBND Quyết định quản lý hoạt dộng điện lực và sử dụng điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Văn bản số 338/UBND-CN ngày 12/02/2016 của UBND tỉnh Cao Bằng Về việc phối hợp đơn vị, vận hành lƣới điện cao áp...
Có thể thấy hệ thống VBQPPL về HLATLĐ đƣợc tỉnh Cao Bằng ban hành đã tạo nên một hành lang pháp lý tƣơng đối ổn định, có tính thống nhất
với các VBQPPL do trung ƣơng ban hành, mang tính chiến lƣợc dài hạn cho các hoạt động QLNN về HLATLĐ. Tuy nhiên việc ban hành VBQPPL vẫn còn một số tồn tại và hạn chế, đó là:
- Các VBQPPL đƣợc UBND tỉnh triển khai chƣa có tính sáng tạo và áp dụng riêng cho phù hợp với điều kiện của tỉnh Cao Bằng, đa số VBQPPL đƣợc triển khai theo các nội dung từ VBQPPL của trung ƣơng.
- Các VBQPPL chƣa làm rõ về việc nội dung hỗ trợ, bồi thƣờng đối với các công trình vi phạm an toàn hành lang lƣới điện trên địa bàn của tỉnh.
* Thực trạng hướng dẫn thi hành các VBQPPL về HLATLĐ
Nhằm thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc và các VBQPPL của địa phƣơng về HLATLĐ, trong thời gian qua tỉnh Cao Bằng đã có những hƣớng dẫn thi hành đối với hoạt động QLNN về HLATLĐ, đƣợc thể hiện rõ qua các kế hoạch, quy hoạch, chƣơng trình.
Nghị quyết số 38/2016/NQ-HĐND ngày 15/11/2016 của UBND tỉnh Cao Bằng nêu rõ về phƣơng hƣớng và mục tiêu của tỉnh về hoạt động bảo vệ HLATLĐ, trong đó chỉ ra những kế hoạch thực hiện trƣớc mắt và lâu dài 2017 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. UBND tỉnh cũng công bố Quyết định 1920/QĐ-BCT ngày 18/5/2016 của Bộ Công Thƣơng về quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016 – 2025, có xét đến 2035 – Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV, trong đó định hƣớng phát triển lƣới điện truyền tải và phân phối gắn liền với định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của vùng và từng địa phƣơng trong vùng, bảo đảm chất lƣợng điện năng cũng nhƣ bảo đảm an toàn cho những công trình lƣới điện cao áp, Quy hoạch đƣợc chuyển về các sở ngành chuyên môn nhƣ Sở Công Thƣơng, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vân tải… cùng phối hợp nhằm đảm bảo định hƣớng chung của toàn tỉnh về phát triển hệ thống lƣới điện. Ngoài ra, UBND tỉnh cũng chỉ đạo cho sở Công thƣơng có văn bản hƣớng dẫn UBND huyện về những VBQPPL mới của trung ƣơng về HLATLĐ nhƣ: Nghị định số
14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện; Thông tƣ 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 về Quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện.
Những hƣớng dẫn đã nêu trên đã thể hiện sự quyết tâm của tỉnh Cao Bằng trong việc triển khai các nhiệm vụ bảo vệ HLATLĐ trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên việc hƣớng dẫn ban hành các VBQPPL về HLATLĐ của tỉnh vẫn còn một số tồn tại và hạn chế, đó là:
- Tỉnh Cao Bằng chƣa có hƣớng dẫn cụ thể về quy định phân cấp nhiệm vụ và tham gia QLNN về HLATLĐ ở cấp huyện và đặc biệt là cấp cơ sở, điều này đã dẫn tới việc phối hợp trong thi hành các nhiệm vụ QLNN về HLATLĐ giữa các Sở, ngành với tuyến cơ sở trên địa bàn chƣa cao.
- UBND tỉnh chƣa giao trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, Ngành về việc thực hiện từng mục tiêu ban hành, bên cạnh đó UBND tỉnh chƣa đề cập đến nguồn vốn cụ thể để thực hiện các mục tiêu đƣợc nêu.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, phù hợp với Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của những lĩnh vực Giao thông, Xây dựng và phát triển lƣới điện chƣa thống nhất.
Bên cạnh những văn bản của UBND tỉnh về việc hƣớng dẫn thi hành các VBQPPL về HLATLĐ. UBND tỉnh còn tổ chức các lớp học hƣớng dẫn về những VBQPPL mới của trung ƣơng. Tuy nhiên, các lớp hƣớng dẫn thƣờng chỉ đọc nội dung tóm tắt và kèm theo nhiều văn bản mới của trung ƣơng, không hƣớng dẫn cụ thể những văn bản. Ngoài ra, UBND tỉnh, các Sở, Ngành chuyên môn chƣa tổ chức đƣợc lớp hƣớng dẫn cụ thể về những VBQPPL về HLATLĐ.
* Thực trạng tổ chức thực hiện và triển khai các VBQPPL về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Nhận thức và ý thức của ngƣời dân về HLATLĐ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ HLATLĐ, để nâng cao sự hiểu biết, tầm quan trọng và sự nguy hiểm của ngƣời dân đối với HLATLĐ cần phải có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng từ tuyến tỉnh đến huyện, xã nhằm tuyên truyền các Quy định, Quy phạm cho ngƣời dân.
Ban Chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lƣới điện cao áp đã giao nhiệm vụ cụ thể cho Đài phát thanh và Truyền hình Cao Bằng thƣờng xuyên tuyên truyền về các nội dung liên quan đến bảo vệ an toàn hành lang lƣới điện. Sở Công Thƣơng Cao Bằng cũng đã gửi các văn bản cho UBND Huyện và Công ty Điện lực Cao Bằng yêu cầu Các cán bộ tuyến Huyện, xã tuyên truyền và nhắc nhở các hộ dân tại địa bàn về an toàn hành lang lƣới điện.
Bảng 2.3. Số liệu về những hoạt động tuyên truyền của cơ quan QLNN về HLATLĐ
STT Hoạt động Năm
2012 2013 2014 2015 2016 2017
1 Lễ phát động 0 0 1 0 0 0
2 Diễu hành cổ động 0 0 1 0 0 0
3 Tập huấn, hội thảo 0 0 0 13 2 0
4 Số lần phát thanh 2 2 4 2 2 2
5 Số truyền hình 3 4 5 3 3 3
6 Băng rôn, khẩu hiệu 0 0 0 0 0 0
7 Tờ rơi 0 0 0 0 0 0
(Nguồn: Báo cáo Sở Công thương Cao Bằng)
Các hoạt động về diễu hành, cổ động và Lễ phát động bảo vệ HLATLĐ đƣợc thực hiện vào năm 2014 khi Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện đƣợc ban hành, qua đó năm 2015, 13 huyện, thành phố đã tổ chức
tập huấn cho các cán bộ cấp xã, phƣờng về những kiến thức liên quan đến HLATLĐ.
Công ty Điện lực Cao Bằng cũng thực hiện phát 10.000 tờ rơi và 1000 quyển cẩm nang an toàn điện (do EVNNPC cấp) cho các khách hàng sử dụng điện tuyên truyền về bảo vệ HLATLĐ; Phối hợp Đài truyền hình tỉnh Cao Bằng xây dựng và phát phóng sự trên truyền hình tỉnh Cao Bằng với chủ đề "An toàn trong cung ứng và sử dụng điện".
Tuy nhiên, trong thời gian qua việc tuyên truyền trên địa bàn tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế:
- Thiếu kinh phí, nguồn vốn cho công tác in, ấn tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu và pano tuyên truyền cho ngƣời dân. Thiếu kinh phí cho hoạt động tuyên truyền về HLATLĐ của các cơ quan chức năng chuyên môn đến địa bàn các huyện, xã.
- Thiếu nhân lực nắm rõ chuyên môn về HLATLĐ trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Ngoài phòng Quản lý năng lƣợng và đơn vị Điện lực thì các phòng ban chuyên môn của UBND huyện, xã còn kiêm nhiệm nhiều công việc.
- Hoạt động và hình thức tuyên truyền trên truyền hình chƣa sáng tạo, còn mang tính chất " đọc" chƣa có những hình ảnh minh họa, ví dụ cụ thể để giúp ngƣời dân có thể hiểu hơn về HLATLĐ. Với thời lƣợng tuyên truyền 01 lần/ 01 tuần về các đƣờng lối chính sách mới của Đảng và nhà nƣớc, những quy định, quy phạm mới về các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Việc tuyên truyền về HLATLĐ còn ít đƣợc tuyên truyền do có rất nhiều Văn bản mới đƣợc ban hành.
Thứ hai, hoạt động thẩm định các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong những năm vừa qua, Sở Giao thông, Sở Xây dựng, Sở Công thƣơng và Phòng kinh tế - Ha tầng thuộc UBND huyện chịu trách nhiệm thẩm định về thiết kế của những công trình cấp III sử dụng nguồn vốn nhà nƣớc và các nguồn vốn khác. Nhìn chung hoạt động thẩm định thiết kế về những công trình
tuân thủ theo đúng quy định và quy phạm của Luật xây dựng hiện hành. Tuy nhiên, ngoài việc thẩm định những công trình xây dựng lƣới điện cao áp thuộc Sở Công thƣơng thì việc thẩm định những công trình xây dựng đôi khi còn chƣa xét đến đƣờng dây lƣới điện cao áp lân cận công trình, không thể hiện hành lang an toàn lƣới điện trên hồ sơ bản vẽ, qua đó gián tiếp tạo nên những điểm vi phạm HLATLĐ sau khi hoàn thành công trình và yêu cầu cần có phƣơng án giải phóng mặt bằng, tạo gánh nặng cho chi phí của dự án.
Thứ ba, hoạt động cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Hoạt động cấp phép xấy dựng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đƣợc giao cho Sở Xây dựng và Phòng kinh tế - Hạ tầng, nhìn chung hoạt động cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn cho các công trình của nhà nƣớc và dân dụng đúng theo Luật xây dựng và đạt yêu cầu về bảo vệ HLATLĐ. Tuy nhiên, hoạt động thanh gia, ki những công trình xây dựng trên địa bàn còn hạn chế, tạo nên các công trình vi phạm HLATLĐ đều xây không có giấy phép hoặc cơi nới sai so với thiết kế ban đầu.
2.3.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn hành lang lưới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Bảo vệ an toàn công trình lƣới điện cao áp là trách nhiệm của Đơn vị quản lý vận hành nguồn, lƣới điện, Uỷ ban nhân dân các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân địa phƣơng nơi có công trình lƣới điện đi qua. Bộ máy QLNN về HLATLĐ tại Cao Bằng đƣợc tổ chức theo quy định pháp luật hiện hành, xắp xếp từ trên xuống dƣới, với sự lãnh đạo của UBND tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên môn tham mƣu, chỉ đạo đến các UBND huyện, UBND xã, phƣờng tại địa bàn.
Khi phát hiện công trình lƣới điện cao áp bị xâm phạm, phá hoại hoặc bị cháy gây ra sự cố nghiêm trọng, đơn vị quản lý công trình lƣới điện cao áp, Uỷ ban nhân dân địa phƣơng, công an, lực lƣợng vũ trang đóng trên địa bàn
có trách nhiệm phối hợp, khẩn trƣơng xử lý sự cố để hạn chế những thiệt hại, đƣa công trình trở lại hoạt động bình thƣờng.
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy QLNN về HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
* Uỷ ban nhân dân tỉnh
Thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh về bảo vệ an toàn công trình lƣới điện cao áp nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động bảo vệ an toàn