2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hành lang an toàn lƣới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng tỉnh Cao Bằng
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình và khí hậu
* Vị trí địa lý, địa hình:
Tỉnh Cao Bằng có địa hình rộng, đƣợc giới hạn trong tọa độ địa lý từ 22021'21" đến 23007'12" vĩ độ Bắc và từ 105016'15 kinh độ Đông với tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.703,42 km2. Địa hình của tỉnh khá phức tạp với độ cao trung bình so với mặt biển trên 300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Địa hình của tỉnh đƣợc chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng địa trũng, vùng núi đất, vùng đá vôi. Tỉnh Cao Bằng có địa hình khá đa dạng, bị chia cắt bởi hệ thống sông, suối khá dày, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu.
Do địa hình tỉnh có nhiều vùng núi cao, hiểm trở nên hoạt QLNN về HLATLĐ định kỳ luôn gặp nhiều khó khăn nhất định như: Hoạt động kiểm tra định kỳ lưới điện phức tạp, việc phát hiện, xử lý những điểm vi phạm HLATLĐ chậm chễ; Tốn kém đến cho những hoạt động xây dựng các công trình điện cao thế, các phương án xây dựng thường đi song song với đường giao thông hoặc qua các khu dân cư có địa hình bằng phẳng, thuận tiện cho việc xây dựng để tiếc kiệm chi phí, điều đó dẫn đến quy hoạch khu dân cư và an toàn hành lang lưới điện còn nhiều bất cập.
Cao Bằng có đƣờng biên giới phức tạp, Phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Quảng Tây nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với đƣờng biên giới dài hơn 333km việc quản lý lưới điện phức gặp nhiều khó khăn khi luôn đề phòng các hành vi phá hoại của một số đối tượng phản động.
* Khí hậu:
Khí hậu Cao Bằng mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao và có đặc trƣng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc và đƣợc chia làm 2 mùa rõ rệt:
Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 9 hàng năm. Với địa hình miền núi kết hợp với khí hậu nhiệt đới, vào mùa mưa thường xảy ra những vụ lũ quét, sạt lở nghiêm trọng gây nguy cơ ảnh hưởng đến các công trình hành lang lưới điện cao áp và chất lượng đường dây truyền tải điện.
Mùa khô kéo dài từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau, mùa này khí hậu ôn đới mát mẻ, giá lạnh hay có sƣơng mù, có vùng còn xuất hiện sƣơng muối. Nhiệt độ trung bình mùa khô là 8 - 150C và độ ẩm trung bình hàng tháng là 70% - 80%. Khí hậu ẩm, độ ẩm trung bình cao tạo nên sự mất an toàn đối với các công trình bên cạnh hành lang an toàn lưới điện và đặc biệt là việc phóng điện gây ảnh hưởng đến tính mạng con người và tài sản của nhân dân. Qua đó, Quản lý HLATLĐ đòi hỏi các cơ quan quản lý phải thường xuyên kiểm tra các đường dây lưới điện trên địa bàn và các công trình xây dựng lân cận.
2.1.2. Văn hóa và phong tục tập quán
Dân số toàn tỉnh Cao Bằng hiện nay có trên 520,2 nghìn ngƣời. Văn hóa truyền thống mang dấu ấn của mỗi dân tộc, quốc gia, vùng, miền, đƣợc hình thành lâu đời và phát triển thăng trầm qua các thời kỳ lịch sử. Cao Bằng có các dân tộc: Tày, Nùng, Mông, Dao, Lô Lô, Kinh, Hoa... cùng sinh sống và nếu tính đến cả các nhánh tộc, toàn tỉnh có 26 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có đặc trƣng văn hóa riêng, làm cho văn hóa truyền thống Cao Bằng phong phú đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tuy nhiên, bên cạnh những sự phong phú về văn hóa thì vẫn còn nhiều hủ tục, những phương thức sống độc lập, du canh, du cư của đồng bào dân tộc làm cho hoạt động truyên truyền về những quy phạm, quy định về
HLATLĐ cũng như việc quản lý xây dựng nhà ở và trồng cây trong HLATLĐ gặp nhiều khó khăn.
Một số bộ phận người đồng bào có nhận thức còn yếu kém, chưa hiểu được chủ trương và đường lối của Đảng, qua đó dễ bị những kẻ xấu lợi dụng về tính ngưỡng và kích động phá hoại các công trình của nhà nước trong đó có công trình lưới điện.
2.1.3. Kinh tế - Xã hội
* Kinh tế:
Cao Bằng là một tỉnh miền múi biên giới, có ba cửa khẩu chính và nhiều cửa khẩu phụ, chợ biên giới, có nguồn tài nguyên khoáng sản, thủy điện, tiềm năng du lịch dồi dào. Tuy nhiên với địa hình và giao thông khó khăn, các khu công nghiệp còn hạn chế nên phát triển kinh tế của Cao Bằng còn gặp nhiều khó khăn. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đạt 1.386,4/1.300 tỷ đồng. GRDP bình quân đầu ngƣời ƣớc đƣợc 20,97/23,2 triệu đồng. Có thể thấy Cao Bằng là một tỉnh nghèo và có nguồn thu thấp so với cả nước vậy ngân sách nhà nước để đầu tư cho hoạt động quản lý, nâng cao chất lượng lưới điện và thực hiện các giải pháp xử lý các điểm vi phạm an toàn hành lang lưới điện không đáng kể.
Thu nhập của người dân thấp cùng với hoạt động của các nhà máy công nghiệp chưa hiệu quả tạo nên khó khăn cho việc thực hiện các chương trình xã hội hóa, huy động các nguồn vốn hỗ trợ của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về nâng cao chất lượng lưới điện.
* Xã hội:
Tỉnh Cao Bằng bao gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh và 12 huyện. Với số dân 520,2 nghìn ngƣời, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.703,42 km2, mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 78 ngƣời/km². Tuy nhiên, dân cƣ tập trung chủ yếu tại các thị trấn, thị xã và thành phố , còn lại các khu vực vùng xâu, vùng xa có mật độ dân cƣ thƣa thớt, trung bình 5 ngƣời/km², sự chênh
lệch về mật độ dân sỗ giữa các huyện và thành phố tạo nên gánh nặng cho hệ thống lưới điện và sự an toàn đối với hành lang an toàn lưới điện tại những địa bàn tập trung đông dân cư. Người dân theo xu thế di chuyển về trung tâm, thành thị để định cư, tuy nhiên một bộ phận còn có thói quen "mạnh ai người đấy làm" đối với các công trình xây dựng cấp thấp gây cho việc kiểm tra và quản lý HLATLĐ gặp khó khăn.
Tại một số nơi vùng xâu, vùng xa mật độ dân cư ít, điều kiện của người dân còn thấp nên nhiều khi chỉ học hết bậc tiểu học, việc truyên truyền về những nội dung quy phạm, quy định và chính sách của nhà nước về an toàn hành lang lưới điện đến người dân để người dân hiểu luôn là một thách thức đối với những cán bộ quản lý HLATLĐ.