Quá trình triển khai và kết quả xây dựng nông thôn mới của xã

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng duy trì tiêu chí nông thôn mới của xã việt thành, huyện trấn yến, tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 50 - 55)

PHẨN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng duy trì tiêu chí nông thôn mới của xã Việt Thành, huyện

4.1.1. Quá trình triển khai và kết quả xây dựng nông thôn mới của xã

Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

4.1.1.1. Các hoạt động triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Việt Thành

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triển nội dung Chương trình xây dựng nông thôn mới

Tổ chức các hoạt động quán triệt, tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các thông tin về nội dung, chương trình xây dựng nông thôn mới; các mục tiêu cần đạt được, phổ biến đề án xây dựng mô hình nông thôn mới của xã đến mọi người dân trong xã hiểu rõ nội dung xây dựng nông thôn mới và chủ động, tự giác tham gia; đồng thời để tranh thủ sự hỗ trợ thu hút các nguồn lực của các cá nhân, tổ chức, tập thể và cộng đồng. Nâng cao chất lượng hoạt động, vai trò, mối quan hệ của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự điều hành của chính quyền; xác định rõ vai trò của mỗi tổ chức trong xây dựng nông thôn mới thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước.

Xã Việt Thành đã tổ chức cho nhân dân trong xã tham gia học tập, thảo luận đóng góp và kế hoạch trên cơ sở các quy định của Nhà nước, có sự tư vấn của cán bộ chuyên môn để từ đó tự xác định trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi hộ gia đình và của cả cộng đồng trong việc thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới. Chương trình xây dựng nông thôn mới xã Việt Thành được thực hiện trên cơ sở phát huy tối đa nội lực của người dân địa phương và hỗ trợ của ngân sách Nhà nước; thực hiện các dự án cần lồng ghép và bố trí tối đa các nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia, các chương

40

trình hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ; nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.

Xây dựng và hoàn thiện các quy định về quản lý quy hoạch:

Trên cơ cở quy hoạch được phê duyệt xã Việt Thành đã tổ chức công bố, công khai quy hoạch, xây dựng điều lệ quản lý quy hoạch, tiến độ thực hiện quy hoạch để dân kiểm tra, giám sát việc quản lý và thực hiện quy hoạch. Hàng năm tổ chức rà soát, đánh giá, bổ sung và điều chỉnh quy hoạch.

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm:

Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án, Ban quản lý xây dựng NTM xã Việt Thành đã tiến hành xây dựng kế hoạch, các chỉ tiêu phấn đầu hàng năm trình UBND huyện phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.

Tiếp nhận và huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới:

UBND xã là chủ đầu tư thực hiện Đề án trên địa bàn xã, có nhiệm vụ tiếp nhận vốn, chủ động quyết định chi theo mục tiêu, kế hoạch xây dựng; định kỳ báo cáo với Đảng ủy xã Việt Thành Thành, Ban Chỉ đạo huyện, đồng thời công khai để cộng đồng dân cư biết và giám sát. Phân công bộ phận theo dõi việc tiếp nhận và triển khai các biện pháp nhằm huy động các nguồn lực đóng góp từ bên ngoài để hỗ trợ cho Chương trình; kêu gọi nguồn lực đóng góp của nhân dân để thực hiện. Việc tiếp nhận và huy động các nguồn lực cho chương trình xây dựng nông thôn mới phải được công khai, dân chủ trong suốt quá trình thực hiện. Ban quản lý xã đã chủ động, đồng thời tiến hành triển khai các nội dung công việc theo kế hoạch đặt ra.

Tổ chức giám sát và sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí theo định kỳ hàng năm:

Thành lập các bộ phận để giám sát các hoạt động đầu tư và kế hoạch công tác hàng năm của xã có liên quan đến chương trình xây dựng nông thôn mới. Ban quản lý xã tổ chức thực hiện giám sát thu công và chịu trách nhiệm

41

theo quy định; Ban quản lý xã giám sát, các công trình còn phải chịu sự giám sát của cộng đồng dân cư với sự tham gia của đại diện HĐND, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức xã hội. Hàng năm, Ban quản lý xã tổ chức cho các thôn đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch hàng năm theo từng tiêu chí và tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện chung trong toàn xã.

Bổ sung, điều chỉnh Đề án xây dựng nông thôn mới:

Thông qua công tác sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm và kiến nghị của cộng đồng dân cư, các tổ chức, ban quản lý xã nghiên cứu, điều chỉnh sửa đổi, bổ sung mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án cho phù hợp với tình hình thực tế để trình UBND huyện xem xét quyết định.

Phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới:

Xây dựng kế hoạch tổ chức ký kết phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới cho các thôn trên địa bàn xã. Bổ sung vào quy ước làng văn hóa những tiêu chí liên quan đến xây dựng nông thôn mới, khơi dậy tinh thần yêu nước, tự lực tự chủ, tự cường vươn lên của nông dân, xây dựng làng quê mình hòa thuận, ổn định, dân chủ và có đời sống văn hóa phong phú, tạo động lực cho quá trình xây dựng nông thôn mới. Hăng năm tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm; Tổ chức khen thưởng những đơn vị làm tốt, phê bình, nhắc nhở những đơn vị làm chưa tốt.

4.1.1.2. Kết quả xây dựng nông thôn mới tại xã Việt Thành thời gian qua

Trước thời điểm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới xã Việt Thành là một xã còn gặp nhiều khó khăn, nhận thức của nhân dân còn hạn chế, toàn xã mới đổ bê tông cứng hóa được trên 2,0 km đường giao thông, còn lại là đường đất lầy lội vào mùa mưa; sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, giá trị cây trồng vật nuôi còn thấp, cơ sở hạ tầng chưa được xây dựng đồng bộ, tỷ lệ hộ nghèo còn cao chiếm 12 % tổng số hộ toàn xã vào năm 2011. Thu nhập bình quân đầu người đạt thấp, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

42

Từ thực tế trên cấp ủy, chính quyền xã, đặc biệt là người đứng đầu đã xác định chương trình xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Do đó, khi triển khai thực hiện chương trình Chương trình xây dựng NTM cán bộ xã thôn đã tích cực học hỏi, hiểu rõ, nắm chắc nội dung yêu cầu, quy định của từng tiêu chí, gương mẫu đi đầu trong mọi công việc, sau đó mới triển khai trong nhân dân để nhân dân được biết, được bàn và quyết định các vấn đề liên quan đến đời sống của người dân. Từ việc được nghiên cứu, học tập, được tuyên truyền, vận động. Mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân đã từng bước thay đổi cả về nhận thức, tư duy và hành động.

Trong thực hiện Chương trình, xã đã lựa chọn những nội dung công việc trọng tâm để chỉ đạo thực hiện trước như nâng cao thu nhập cho người dân, trong đó xác định làm đường giao thông nông thôn là khâu đột phá và là điểm tựa để bứt phá đi lên trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Để việc tổ chức triển khai thực hiện thành công, việc làm đầu tiên cấp uỷ đã xác định công tác cán bộ là then chốt, phải sớm xây dựng được đội ngũ cán bộ có quyết tâm chính trị cao, nói đi đôi với làm, sâu sát, gắn bó với quần chúng nhân dân. Đảng ủy đã mạnh dạn điều động, luân chuyển đảng viên có năng lực từ chi bộ này sang sinh hoạt chi bộ khác và giữ các chức vụ lãnh đạo ở những chi bộ có sức chiến đấu chưa cao, chi bộ dòng họ... Với cách làm sáng tạo đã nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ, tạo được niềm tin trong nhân dân.

Sau khi xây dựng được đội ngũ cán bộ từ xã xuống thôn có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong mọi công việc. Đảng bộ, chính quyền đã rà soát và quy hoạch xã thành 3 vùng phát triển kinh tế tập trung, phù hợp với đặc điểm của

43

từng vùng, từng thôn, đáp ứng với nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ, cụ thể:

- Vùng Đồng Phúc, gồm các thôn: Đồng Phúc, Đồng Phú nhiều đồi rừng được quy hoạch trồng rừng kinh tế tập trung, cây quế là cây chủ lực gắn với phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đã vận động nhân dân chuyển đổi diện tích cây lâm nghiệp kém hiệu quả sang trồng quế với diện tích trên 500 ha.

- Vùng Phú Thọ gồm các thôn: Phú Thọ, Phú Mỹ, Phú Lan có đường tỉnh lộ Yên Bái đi qua thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán hàng hóa, quy hoạch phát triển mạnh về thương mại dịch vụ kết hợp phát triển các mô hình như: trồng nấm Linh Chi; chuối sấy rẻo; mô hình chăn nuôi gia cầm tập trung quy mô 10.000 con/lứa cho thu nhập hàng năm mỗi mô hình trên 1,0 tỷ đồng.

- Vùng Lan Đình gồm các thôn: Trúc Đình, Lan Đình, Phúc Đình là vùng có đất đai mầu mỡ được quy hoạch trồng dâu, nuôi tằm. Xã đã tập trung chỉ đạo quyết liệt trong việc vận động nhân dân dồn điền, đổi thửa trở thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung mang tính đột phá. Thu nhập từ trồng dâu nuôi tằm hằng năm đạt trên 24 tỷ đồng.

Mặc dù đã xác định được ba vùng phát triển kinh tế tập trung, tuy nhiên khi bắt tay vào thực hiện lại gặp muôn vàn khó khăn. Do đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tiếp tục họp, bàn và xác định làm đường giao thông nông thôn phải đi trước một bước, thực hiện phải quyết liệt, đồng bộ; phải phát huy được cả hệ thống chính trị vào cuộc, cán bộ phải gương mẫu, đi đầu và cùng bắt tay vào làm với nhân dân, tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ của cấp trên, sự đầu tư của nhà nước, sự đóng góp của nhân dân. Nên đã bê tông cứng hóa được trên 11,0 km đường liên xã đạt 97%; 29,0 km đường ngõ xóm đạt 75%; 8,0 km đường nội đồng.

Từ việc cán bộ, đảng viên và nhân dân có sự đoàn kết, đồng thuận cao, hệ thống chính trị vào cuộc. Do đó, nhân dân đã tự nguyện hiến trên 57.000

44

m2 đất để làm sân thể thao, nhà văn hóa thôn, nhà văn hóa xã và các công trình phúc lợi khác. Đến nay, các thôn đều xây dựng được nhà văn hoá sinh hoạt cộng đồng kinh phí 100% do nhân dân tự đóng góp. Các tuyến đường cơ bản đã được bê tông cứng hóa, cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang, công tác vệ sinh môi trường được thực hiện hiệu quả, đường làng ngõ xóm được trồng hoa cây cảnh xanh, sạch, đẹp; bộ mặt nông thôn thực sự đã có sự đổi đổi mới rõ nét, đời sống nhân dân được nâng lên.

Thu nhập của người được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,4 %, không có hộ cận nghèo, thu nhập bình quân đầu người năm 2018 là 34 triệu, tăng 27 triệu so với năm xã bắt đầu thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Khi bắt đầu triển khai Chương trình xã chỉ đạt 6/19 tiêu chí và không phải là xã điểm xây dựng NTM của tỉnh Yên Bái cũng như của huyện Trấn Yên nhưng nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự chung tay đồng long và ủng hộ của người dân nên chỉ sau hơn 4 năm triển khai xây dựng NTM ở các thôn trên địa bàn xã, đến tháng 7 năm 2015 UBND tỉnh Yên Bái đã chính thức ký quyết định công nhận xã Việt Thành đạt chuẩn NTM.

Hiện nay xã đang tiếp tục duy trì các tiêu chí đã đạt được, xây dựng được 5/8 thôn của xã đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu và điểm sáng trong phong trào xây dựng NTM của tỉnh Yên Bái.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng duy trì tiêu chí nông thôn mới của xã việt thành, huyện trấn yến, tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)