Bài học kinh nghiệm cho xã Việt Thành về duy trì tiêu chí NTM

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng duy trì tiêu chí nông thôn mới của xã việt thành, huyện trấn yến, tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 35)

Qua bài học thực tế ở các địa phương đã thực hiện tốt việc duy trì tiêu chí nông thôn mới sau khi đạt chuẩn, có thể rút ra một số bài học cho xã Việt Thành trong việc duy trì và nâng cao chất lượng thực hiện các tiêu chí nông thôn mới như sau:

- Thứ nhất, cần phải xác định rõ đạt chuẩn NTM không có nghĩa là kết thúc quá trình xây dựng NTM mà đạt chuẩn NTM chỉ là bước khởi đầu và phải luôn ghi nhớ rằng “Dừng lại là rớt chuẩn” để tiếp tục phấn đấu huy động mọi nguồn lực cho xây dựng NTM.

- Thứ hai, để duy trì và nâng cao chất lượng thực hiện các tiêu chí NTM cần phải làm tốt việc tuyên truyền vận động người dân tham gia, ủng hộ và phải tìm cách huy động mọi nguồn lực cho xây dựng NTM. Phải làm cho mọi người hiểu hiểu đúng về Chương trình NTM, từ đó làm thay đổi nhận thức của người dân về ý thức trong việc duy trì các tiêu chí xây dựng NTM.

- Thứ ba, tạo được sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện từ việc bầu chọn cán bộ đến định hướng chỉ đạo phát triển kinh tế và chọn được cán bộ đứng đầu có tâm sáng, tầm nhìn xa. Điều này sẽ tạo nên sức mạnh và niềm tin bền vững cho dân.

- Thứ tư, công khai, minh bạch, phát huy tính dân chủ và lấy dân làm gốc trong tất cả các hoạt động xây dựng NTM.

- Thứ năm, đào tạo cán bộ nòng cốt, mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức về xây dựng NTM, trang bị cho người quản lý những kiến thức cần thiết để cho người dân dễ hiểu, dễ nắm bắt, từ đó họ sẽ có ý thức duy trì các tiêu chí xây dựng NTM.

- Thứ sáu, trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện các nhiệm vụ phải quyết liệt, thường xuyên và đồng bộ, chỉ đạo phải thông suốt từ xã đến thôn. Phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng ngành, từng thành viên BCĐ xã, gắn kiểm điểm kết quả công việc vào việc thực hiện chức trách

25

nhiệm vụ của người đứng đầu. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đồng thời phải đề ra những nhiệm vụ sát, đúng với từng lĩnh vực và từng thôn của xã. Những việc gì khó thì làm dần dần, những việc không mất nhiều về kinh phí thì phải tạo sức dân thông qua huy động ngày công lao động như trồng và chăm sóc cây xanh, cây cảnh, vệ sinh môi trường của từng hộ gia đình và đường làng, ngõ xóm.

- Thứ bảy, để chương trình xây dựng NTM kiểu mẫu thành công cần phải thực hiện phương châm: “Huy động sức dân để lo cho dân”, “Cộng đồng dân cư là chủ thể, Nhà nước giữ vai hỗ trợ và định hướng”. Kết quả đạt được của xã Việt Dân là minh chứng khẳng định điều này.

- Thứ tám, các địa phương cần chú trọng chất lượng của chương trình xây dựng NTM là bảo đảm tính hiệu quả, bền vững. Cần xác định xây dựng NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu chính là bước nâng cao sau khi địa phương được công nhận đạt chuẩn NTM, hướng tới mục tiêu cuối cùng là làm đổi thay đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng nông thôn. Đây là nhiệm vụ phải được thực hiện liên tục, thường xuyên và lâu dài.

26

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Xã Việt Thành nằm ở phía Đông Bắc của huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái, cách thị trấn Cổ Phúc trung tâm huyện Trấn Yên 5 km và cách thành phố Yên Bái 18 km về phía Tây.

+ Phía Bắc: Giáp xã Đào Thịnh của huyện Trấn Yên; + Phía Đông Bắc: Giáp xã Cẩm Ân của huyện Yên Bình;

+ Phía Đông Nam giáp thị Trấn Cổ Phúc và xã Y Can của huyện Trấn Yên;

+ Phía Đông: Giáp xã Hoà Cuông của huyện Trấn Yên;

+ Phía Tây: Giáp Sông Hồng và xã Quy Mông của huyện Trấn Yên. Ngoài ra, xã Việt Thành có tuyến đường tỉnh lộ Yên Bái - Khe Sang chạy qua đi lên huyện Văn Yên nên thuận tiện cho việc giao lưu phát triển thương mại, sẽ trở thành động lực góp phần thúc đẩy tăng trưởng cho huyện Trấn Yên nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung.

b. Địa hình, địa mạo

Là xã miền núi thuộc vùng thấp của huyện Trấn Yên, được chuyển tiếp từ dãy núi Con Voi có hướng chủ đạo Tây Bắc - Đông Nam thấp dần về phía Sông Hồng. Địa hình đồi núi liên tiếp xen kẽ nhau là những ruộng nhỏ và các khe suối. Xã có các thôn tiếp giáp sông Hồng từ thôn Phú Lan đến thôn Phúc Đình chiều dài 5 - 6 km. Với đặc điểm địa hình của xã như vậy nên rất phù hợp cho phát triển nông - lâm nghiệp.

c. Đặc điểm khí hậu.

Xã Việt Thành nằm tiếp giáp dãy núi Con Voi và vùng Hồ Thác Bà. Do vậy xã Việt Thành nằm trong vùng khí hậu chung của vùng Tây Bắc và Đông

27

Bắc, tập chung là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng nóng, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 18- 240c cao nhất là 37-390c thấp nhất là 4-60c.

Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 84% độ ẩm cao vào các tháng 3, 4, 5, những tháng này thường có mưa phùn kèm theo độ ẩm.

Nhiệt độ trung bình năm 22,70C; nhiệt độ cao nhất trung bình năm 27,50C; nhiệt độ thấp nhất trung bình năm 20,050C.

Lượng mưa trung bình năm là 2.075 mm; lượng mưa cao nhất là 2.705 mm và lượng mưa thấp nhất 1.462 mm. Số ngày mưa trung bình năm 194 ngày; mưa tập trung vào các tháng 7, 8, 9.

Tổng số giờ nắng trong năm 1.369 giờ. Lượng bốc hơi trung bình năm là: 263 mm.

Độ ẩm tương đối trung bình trong năm 86%; độ ẩm tương đối thấp nhất là 30%.

Hướng gió chính là Tây Bắc, Đông và Đông Nam, tốc độ gió trung bình là: 1,6m/S; tốc độ lớn nhất: 27m/s.

d. Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất: xã Việt Thành tổng diện tích đất 1.432,8 ha; xét theo điều kiện hình thành, tài nguyên đất của xã chủ yếu là đất Feralit phát triển trên Giơnai, đá phiến thạch, sa thạch, đá trầm tích. Nhìn chung đất Feralit trên địa bàn xã có tầng dày từ 50cm trở lên chiếm 90% diện tích đất tự nhiên. Song trải qua thời gian, việc khai thác sử dụng đất của con người chưa hợp lý, mặt khác do tác động của thiên nhiên làm xói mòn, rửa trôi dẫn đến đất bị bạc màu, hàm lượng đạm - lân - kali ở trong đất thấp vì vậy việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp phải chú trọng đến khâu thâm canh, cải tạo đất đai.

+ Đất phù sa được bồi đắp hàng năm do hệ thống sông Hồng. Nhìn chung các loại đất này đều có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, đạm dễ tiêu từ trung bình đến giàu, lân, kali nghèo, độ PH từ 4 - 4,5 đất thường chua, đất canh tác từ 10 - 20 cm, loại đất này thường đọng nước, yếm khí và giàu hữu cơ.

28

Bảng 3. 1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Việt Thành năm 2020 Chỉ tiêu Số lượng (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 1423,80 100

1. Đất sản xuất nông nghiệp 631,14 44,33

a. Đất trồng lúa 128,27 20,32

b. Đất trồng dâu 185,55 29,40

c. Đất trồng cây hàng năm khác 135,40 21,45

d. Đất trồng cây lâu năm 181,92 28,82

2. Đất lâm nghiệp 698,70 49,07

a. Đất rừng tự nhiên có sản xuất 45,47 6,51

b. Đất rừng trồng sản xuất 653,23 93,49

3. Đất nuôi trồng thủy sản 3,73 0,26

4. Đất phi nông nghiệp 90,23 6,34

a. Đất ở 14,30 15,85

b. Đất chuyên dùng 58,56 64,90

c. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1,57 1,74

d. Đất phi nông nghiệp khác 15,80 17,51

Nguồn: UBND xã Việt Thành

- Tài nguyên nước: Tài nguyên nước của xã có những hạn chế nhất định và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu hàng năm.

+ Nguồn nước mặt: Sông Hồng chảy qua địa phận xã dài 6km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam có lưu vực gần 100km2; lưu lượng từ 1500 - 5000m3/s. Đây là giao thông đường thủy lớn nhất của xã, song về mùa mưa lũ từ tháng 6 đến tháng 10 thường gây ra lũ lụt, ngập úng ven sông. Hệ số xâm thực sông Hồng rất lớn (540 tấn/km2/năm), lượng phù sa sông Hồng cao

29

Hệ thống ngòi, suối: xã có con ngòi chính bắt nguồn từ đỉnh Đá Cháy thôn Đồng Phúc chảy qua các thôn Đồng Phú, Phú Thọ đổ ra sông Hồng tại vị trí thôn Phú Lan. Đặc điểm của con ngòi này ngắn, dốc thuận tiện cho việc xây dựng các công trình thủy lợi tự chảy cung cấp nước tưới cho đồng ruộng nhưng về mùa mưa thường xảy ra lũ ống, lũ quét gây thiệt hại đối với sản xuất và gây khó khăn cho việc đi lại của nhân dân.

Ngoài hệ thống sông, ngòi, xã Việt Thành còn có hệ thống ao hồ khá phong phú, đặc biệt có hồ Lan Đình là hồ có tiềm năng lớn cho việc nuôi trồng đánh bắt thủy sản cũng như xây dựng các điểm du lịch sinh thái trong tương lai.

+ Nước ngầm: Việt Thành nằm trong vùng chứa nước đệ tam, đệ tứ nhưng lưu lượng nhỏ 0,11m3/g, sử dụng tốt cho việc đào giếng phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân.

- Tài nguyên khoáng sản: Có khả năng khai thác nguyên vật liệu xây dựng với trữ lượng lớn như: khai thác đá, cát sỏi.

- Tài nguyên nhân văn: Xã Việt Thành có 3080 người với 7 dân tộc anh em cùng sinh sống: H’Mông có 1 người chiếm 0,03%, Dao có 3 người chiếm 0,1%, người Tày có 24 người chiếm 0,79%, người Cao Lan có 6 người chiếm 0,2%, người Mường có 6 người chiếm 0,2%, người Kinh có khoảng 3.000 người chiếm 98,04%, còn lại là dân tộc khác mỗi dân tộc có nét văn hóa đặc trưng riêng, gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Xã Việt Thành là miền núi thuộc vùng thấp của huyện Trấn Yên, được chuyển tiếp từ dãy núi Con Voi có hướng chủ đạo Tây Bắc - Đông Nam thấp dần về phía Sông Hồng. Xã tiếp giáp ven sông Hồng từ thôn Phú Lan đến thôn Phúc Đình chiều dài 7 km. Với đặc điểm địa hình của xã như vậy nên rất thuận lợi cho phát triển nông - lâm nghiệp.

30

Từ biểu đồ cơ cấu tình hình kinh tế xã Việt Thành qua 5 năm 2015 - 2020 cho ta thấy sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp tại xã Việt Thành đang nắm giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và sự phát triển không ngừng của xã. Cụ thể, về cơ cấu của Nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2015 chiếm 65% đến năm 2016 là 63%; năm 2017 và năm 2018 là 61,2%; năm 2019 là 60%; năm 2020 giảm xuống còn 55%. Mức tăng bình quân cho ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản là 20%/năm. Ngành tiểu thủ công nghiệp chiếm 21,4%; Ngành dịch vụ chiếm 23,6% giá trị sản xuất của xã (năm 2020).

- Về nông nghiệp: Diện tích gieo trồng lúa 128 ha, giảm 53 ha so với năm 2015 (Lý do chuyển sang trồng dâu) năng suất lúa đạt 54 tạ/ha, sản lượng đạt 405 tấn. Diện tích ngô 90 ha, năng suất 35 tạ/ha; Sản lượng 315 tấn. Diện tích trông cây rau, màu là 110 ha năng suất đạt 116,2 tạ/ha. Diện tích trồng sắn là 45 ha; diện tích trồng dâu là 185 ha, sản lượng kén đạt 320 tấn; diện tích cây ăn quả có múi 62 ha và một số cây hàng năm khác là 20 ha.

- Về chăn nuôi: Tổng đàn trâu, bò là 250 con; Tổng đàn lợn lưu chuồng là 2.800 con; Tổng đàn gia cầm là 165.000 con.

- Về lâm nghiệp: Diện tích trồng mới hàng năm là 82 ha; diện tích quế là 650 ha; trong đó diện tích quế an toàn theo hướng hữu cơ là: 480 ha. Khai thác gỗ rừng trồng 20 ha; tỷ lệ che phủ rừng là 58%.

- Về thủy sản: Tổng diện tích nuôi cá 11,6 ha; nuôi cá lồng có 38 lồng, sản lượng đạt 90 tấn (năm 2020).

- Ngành tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành CN - XD ước đạt 20 tỷ đồng (năm 2020). Phát huy tốt ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, thu hút nhiều lao động, một số ngành thu nhập khá như: Thợ xây; mộc, vận tải, hàn xì, nhôm kính …; tổng số cơ sở công nghiệp kinh doanh là 30 cơ sở, thu hút 85 lao động tham gia.

31

Thương mại - dịch vụ: Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành, ngành thương mai - dịch vụ ước đạt 22 tỷ đồng (năm 2020), tăng 4,5 tỷ đồng so với năm 2015. Ngành thương mai dịch vụ của các hộ tư nhân tiếp tục phát triển và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ buôn bán. Giao thông vận chuyển được phát triển, hiện có 50 cơ sở kinh doanh và 17 xe ô tô tải, 80 máy cày, máy gặt, tuốt lúa đa chức năng phục vụ nhân dân sản xuất nông nghiệp. Hoạt động của các hợp tác xã được duy trì đáp ứng yêu cầu cho xã viên.

Tình hình dân số và lao động xã Việt Thành trong giai đoạn 2015 - 2020 tăng tăng lên 1,01%, năm 2015 là 3.039 người, năm 2020 tăng lên 3080 người. Tỷ lệ gia tăng dân số, tỷ suất sinh cũng tăng lên, tuy nhiên tăng không đáng kể. Tuổi thọ trung bình cũng được cải thiện. Tổng số lao động trên địa bàn cũng tăng năm 2015 có 1.888 lao động; năm 2020 có 1.987 lao động.

Xã thực hiện tốt công tác giảm nghèo số hộ nghèo giảm, cho thấy hoạt động kinh tế thoát nghèo của xã cũng phát triển theo hướng tích cực. Từ năm 2015 giảm từ 34 hộ xuống còn 01 hộ nghèo năm 2020 (hộ nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hôi); không có hộ cận nghèo

3.1.3. Cơ sở hạ tầng nông thôn

- Giao thông: Tổng số Km đường giao thông của xã là 81km. Trong đó: Đường xã, liên xã: Tổng số 1,7km, số km nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn 1,7km; đạt 100%. Đường liên thôn tổng số 13km, số km cứng hóa đạt chuẩn: 13km, đạt 100% so với tổng số. Đường ngõ, xóm tổng số 43km, số km cứng hóa: 38,5km đạt 89,5%. Đường trục chính nội đồng: Tổng số 8 km, bê tông cứng hóa 7,2km.

- Thủy lợi: Diện tích được tưới tiêu: 151 ha. Trong đó: tự chảy 96ha; Tưới bằng bơm điện 55ha. Có 3 hồ, đập chứa công suất tưới 96 ha; Hệ thống kênh tưới, tiêu: Kênh cấp II: 4,5km, Kênh cấp III: 16,55km, Mương khác 20,15km. Đã kiên cố hóa được 19,5km.

32

- Điện sinh hoạt: có 9 trạm biến áp với tổng công suất 1.500 KVA, trong đó có một trạm hạ thế trung gian chống quá tải cho đường giây 977. Có 12km đường dây 10KV, 10,2km đường dây 0,4KV và 17,3km đường dây 0,2KV. Số hộ dung điện thường xuyên, an toàn trên 98%.

- Giáo dục: Duy trì phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, xóa mù chữ; phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 69%.

- Chợ: Có 1 điểm chợ đảm bảo cho nhân dân mua bán, trao đổi hàng hóa.

- Y tế: Trạm y tế và đã đạt chuẩn quốc gia; Thực hiện tốt đề án chăm sóc sức khỏe nhân dân theo nguyên lý học gia đình. Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm đạt 98%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng, thấp còi 13%.

- Môi trường: Xã đã tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả việc thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Duy trì hoạt động hiệu quả của 8 đội tuyên truyền bảo vệ môi trường ở các thôn, làm tốt công tác

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng duy trì tiêu chí nông thôn mới của xã việt thành, huyện trấn yến, tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)