Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng duy trì tiêu chí nông thôn mới của xã việt thành, huyện trấn yến, tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 37 - 40)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Xã Việt Thành nằm ở phía Đông Bắc của huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái, cách thị trấn Cổ Phúc trung tâm huyện Trấn Yên 5 km và cách thành phố Yên Bái 18 km về phía Tây.

+ Phía Bắc: Giáp xã Đào Thịnh của huyện Trấn Yên; + Phía Đông Bắc: Giáp xã Cẩm Ân của huyện Yên Bình;

+ Phía Đông Nam giáp thị Trấn Cổ Phúc và xã Y Can của huyện Trấn Yên;

+ Phía Đông: Giáp xã Hoà Cuông của huyện Trấn Yên;

+ Phía Tây: Giáp Sông Hồng và xã Quy Mông của huyện Trấn Yên. Ngoài ra, xã Việt Thành có tuyến đường tỉnh lộ Yên Bái - Khe Sang chạy qua đi lên huyện Văn Yên nên thuận tiện cho việc giao lưu phát triển thương mại, sẽ trở thành động lực góp phần thúc đẩy tăng trưởng cho huyện Trấn Yên nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung.

b. Địa hình, địa mạo

Là xã miền núi thuộc vùng thấp của huyện Trấn Yên, được chuyển tiếp từ dãy núi Con Voi có hướng chủ đạo Tây Bắc - Đông Nam thấp dần về phía Sông Hồng. Địa hình đồi núi liên tiếp xen kẽ nhau là những ruộng nhỏ và các khe suối. Xã có các thôn tiếp giáp sông Hồng từ thôn Phú Lan đến thôn Phúc Đình chiều dài 5 - 6 km. Với đặc điểm địa hình của xã như vậy nên rất phù hợp cho phát triển nông - lâm nghiệp.

c. Đặc điểm khí hậu.

Xã Việt Thành nằm tiếp giáp dãy núi Con Voi và vùng Hồ Thác Bà. Do vậy xã Việt Thành nằm trong vùng khí hậu chung của vùng Tây Bắc và Đông

27

Bắc, tập chung là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng nóng, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 18- 240c cao nhất là 37-390c thấp nhất là 4-60c.

Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 84% độ ẩm cao vào các tháng 3, 4, 5, những tháng này thường có mưa phùn kèm theo độ ẩm.

Nhiệt độ trung bình năm 22,70C; nhiệt độ cao nhất trung bình năm 27,50C; nhiệt độ thấp nhất trung bình năm 20,050C.

Lượng mưa trung bình năm là 2.075 mm; lượng mưa cao nhất là 2.705 mm và lượng mưa thấp nhất 1.462 mm. Số ngày mưa trung bình năm 194 ngày; mưa tập trung vào các tháng 7, 8, 9.

Tổng số giờ nắng trong năm 1.369 giờ. Lượng bốc hơi trung bình năm là: 263 mm.

Độ ẩm tương đối trung bình trong năm 86%; độ ẩm tương đối thấp nhất là 30%.

Hướng gió chính là Tây Bắc, Đông và Đông Nam, tốc độ gió trung bình là: 1,6m/S; tốc độ lớn nhất: 27m/s.

d. Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất: xã Việt Thành tổng diện tích đất 1.432,8 ha; xét theo điều kiện hình thành, tài nguyên đất của xã chủ yếu là đất Feralit phát triển trên Giơnai, đá phiến thạch, sa thạch, đá trầm tích. Nhìn chung đất Feralit trên địa bàn xã có tầng dày từ 50cm trở lên chiếm 90% diện tích đất tự nhiên. Song trải qua thời gian, việc khai thác sử dụng đất của con người chưa hợp lý, mặt khác do tác động của thiên nhiên làm xói mòn, rửa trôi dẫn đến đất bị bạc màu, hàm lượng đạm - lân - kali ở trong đất thấp vì vậy việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp phải chú trọng đến khâu thâm canh, cải tạo đất đai.

+ Đất phù sa được bồi đắp hàng năm do hệ thống sông Hồng. Nhìn chung các loại đất này đều có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, đạm dễ tiêu từ trung bình đến giàu, lân, kali nghèo, độ PH từ 4 - 4,5 đất thường chua, đất canh tác từ 10 - 20 cm, loại đất này thường đọng nước, yếm khí và giàu hữu cơ.

28

Bảng 3. 1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Việt Thành năm 2020 Chỉ tiêu Số lượng (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 1423,80 100

1. Đất sản xuất nông nghiệp 631,14 44,33

a. Đất trồng lúa 128,27 20,32

b. Đất trồng dâu 185,55 29,40

c. Đất trồng cây hàng năm khác 135,40 21,45

d. Đất trồng cây lâu năm 181,92 28,82

2. Đất lâm nghiệp 698,70 49,07

a. Đất rừng tự nhiên có sản xuất 45,47 6,51

b. Đất rừng trồng sản xuất 653,23 93,49

3. Đất nuôi trồng thủy sản 3,73 0,26

4. Đất phi nông nghiệp 90,23 6,34

a. Đất ở 14,30 15,85

b. Đất chuyên dùng 58,56 64,90

c. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1,57 1,74

d. Đất phi nông nghiệp khác 15,80 17,51

Nguồn: UBND xã Việt Thành

- Tài nguyên nước: Tài nguyên nước của xã có những hạn chế nhất định và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu hàng năm.

+ Nguồn nước mặt: Sông Hồng chảy qua địa phận xã dài 6km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam có lưu vực gần 100km2; lưu lượng từ 1500 - 5000m3/s. Đây là giao thông đường thủy lớn nhất của xã, song về mùa mưa lũ từ tháng 6 đến tháng 10 thường gây ra lũ lụt, ngập úng ven sông. Hệ số xâm thực sông Hồng rất lớn (540 tấn/km2/năm), lượng phù sa sông Hồng cao

29

Hệ thống ngòi, suối: xã có con ngòi chính bắt nguồn từ đỉnh Đá Cháy thôn Đồng Phúc chảy qua các thôn Đồng Phú, Phú Thọ đổ ra sông Hồng tại vị trí thôn Phú Lan. Đặc điểm của con ngòi này ngắn, dốc thuận tiện cho việc xây dựng các công trình thủy lợi tự chảy cung cấp nước tưới cho đồng ruộng nhưng về mùa mưa thường xảy ra lũ ống, lũ quét gây thiệt hại đối với sản xuất và gây khó khăn cho việc đi lại của nhân dân.

Ngoài hệ thống sông, ngòi, xã Việt Thành còn có hệ thống ao hồ khá phong phú, đặc biệt có hồ Lan Đình là hồ có tiềm năng lớn cho việc nuôi trồng đánh bắt thủy sản cũng như xây dựng các điểm du lịch sinh thái trong tương lai.

+ Nước ngầm: Việt Thành nằm trong vùng chứa nước đệ tam, đệ tứ nhưng lưu lượng nhỏ 0,11m3/g, sử dụng tốt cho việc đào giếng phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân.

- Tài nguyên khoáng sản: Có khả năng khai thác nguyên vật liệu xây dựng với trữ lượng lớn như: khai thác đá, cát sỏi.

- Tài nguyên nhân văn: Xã Việt Thành có 3080 người với 7 dân tộc anh em cùng sinh sống: H’Mông có 1 người chiếm 0,03%, Dao có 3 người chiếm 0,1%, người Tày có 24 người chiếm 0,79%, người Cao Lan có 6 người chiếm 0,2%, người Mường có 6 người chiếm 0,2%, người Kinh có khoảng 3.000 người chiếm 98,04%, còn lại là dân tộc khác mỗi dân tộc có nét văn hóa đặc trưng riêng, gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng duy trì tiêu chí nông thôn mới của xã việt thành, huyện trấn yến, tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)