Cơ sở thực tiễn về duy trì tiêu chí nông thôn mới

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng duy trì tiêu chí nông thôn mới của xã việt thành, huyện trấn yến, tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 28)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

2.2. Cơ sở thực tiễn về duy trì tiêu chí nông thôn mới

2.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về duy trì tiêu chí nông thôn mới

2.2.1.1. Kinh nghiệm của xã Tà Chải, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai

Tà Chải là một trong 2 xã đầu tiên của huyện Bắc Hà thực hiện thí điểm mô hình tuyên vận từ năm 2012. Đến năm 2018, với sự quyết tâm cùng cách làm sáng tạo của cấp ủy, chính quyền trong xã, Tà Chải trở thành địa phương tiêu biểu trong triển khai thực hiện công tác tuyên vận; góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đặc biệt là xã Tà Chải đã về đích nông thôn mới đầu tiên của huyện Bắc Hà, duy trì xã chuẩn nông thôn mới và đi đầu trong xây dựng thôn kiểu mẫu nông thôn mới ở huyện Bắc Hà.

Năm 2012, Đảng ủy xã đã ban hành quyết định thành lập Ban tuyên vận và 9 tổ tuyên vận thôn. Sau khi được thành lập, Ban tuyên vận xã đã xác định được nhiệm vụ trọng tâm là tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Hàng năm căn cứ vào kế hoạch xây dựng nông thôn mới của xã, Ban tuyên vận xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động nhân dân sát với tình hình thực tế trong từng tháng, từng quý, từng thôn bản. Đồng thời duy trì tổ chức hội nghị tuyên vận hàng tháng để triển khai đến các tổ chức ban, ngành đoàn thể, các tổ tuyên vận. Tại hội nghị các nội dung đều được thành viên ban tuyên vận, tổ tuyên vận thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăn và đi đến thống nhất kết luận những nội dung cần phải thực hiện trong tháng đối với từng tổ và phân công các thành viên Ban tuyên vận phụ trách theo dõi, chỉ đạo thực hiện và được đánh giá qua việc chấm điểm hàng tháng.

18

Sau 7 năm thực hiện công tác tuyên vận đã đem lại hiệu quả rõ rệt, làm chuyển biến nhận thức, thói quen, nếp nghĩ của nhân dân trên địa bàn xã; đã tích cực tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, duy trì xã đạt chuẩn nông thôn mới và xây dựng thôn kiểu mẫu xây dựng nông thôn mới hiện nay. Nhờ thực hiện hiệu quả công tác tuyên vận, nhân dân xã Tả Chải đã tích cực tự nguyện hiến đất, ngày công, tiền mặt, cây cối... để làm đường giao thông, xây dựng nhà văn hóa thôn, trường mầm non... Xã Tả Chải về đích nông thôn mới năm 2014, duy trì bền vững xã đạt chuẩn nông thôn mới, đến hết năm 2018 tất cả các thôn của xã đều đạt thôn kiểu mẫu nông thôn mới.

Thông qua công tác tuyên vận, xã Tả Chải đã huy động nhân dân đóng góp được 1,8 tỷ đồng; 17.600 ngày công; làm được 7,36 km đường bê tông xi măng đường liên thôn thôn và 3,5 km đường liên gia; xây dựng được 7 nhà văn hóa thôn. Làm mới 298 chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, 100% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh và 100% hộ gia đình sử dụng nước sạch hợp vệ sinh...

Thôn Na Lo là thôn điển hình kiểu mẫu xây dựng nông thôn mới của xã Tà Chải, toàn thôn có 72 hộ với tổng số 303 nhân khẩu. Trong 7 năm từ 2012 đến 2018, chi bộ thôn đã chỉ đạo Ban phát triển thôn phối hợp tốt với tổ tuyên vận, tập trung tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng xây dựng nông thôn mới. Tổ tuyên vận thôn đã phát huy vai trò trong công tác tuyên truyền, vận động và thuyết phục. Các thành viên trong tổ đã thường xuyên đến từng gia đình để tuyên truyền, vận động và hướng dẫn trực tiếp người dân thực hiện việc xây dựng nông thôn mới.

Nhờ làm tốt công tác tuyên vận, nhân dân thôn Na Lo đã chú trọng cải tạo, nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất các loại cây trồng như mận tam hoa, cây ăn quả khác, sản xuất rau sạch, cây ngô, đậu tương, lạc; Nhân dân trong thôn đang tập trung phát triển mô hình nuôi trâu vỗ béo, nuôi gia cầm, lợn đen, thủy cầm, cung ứng nguồn thực phẩm phục vụ khách du lịch đến với Na

19

Lo. Do được cán bộ thôn, xã vận động nên đa số người dân thôn Na Lo đã hiểu lợi ích của việc xây dựng nông thôn mới nên đã tích cực tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới, làm đường, nhà vệ sinh, chuồng trại, vệ sinh nhà ở, thôn sạch đẹp.

Với sự nỗ lực, quyết tâm phấn đấu vươn lên, thôn Na Lo đã phát huy tiềm năng thế mạnh của thôn, tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, thâm canh tăng vụ, phát chuyển vùng chuyên canh hàng hóa, đưa Na Lo trở thành điểm sáng xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Tà Chải (Thu Phương và Xuân Cường, 2018).

2.2.1.2. Kinh nghiệm của xã Hưng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Tho

Cũng như các địa phương khác trong tỉnh, khi xây dựng NTM xã Hưng Long, huyện Yên Lập gặp không ít khó khăn, song bằng sự đoàn kết của cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân, đến năm 2016 Hưng Long là xã đầu tiên của huyện đạt chuẩn NTM. Đến năm 2018, diện mạo của xã có nhiều đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần người dân ngày càng được nâng lên. Niềm vui sau khi “về đích” NTM không làm Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương lơ là việc giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt bởi chính quyền và người dân trong xã xác định đạt chuẩn không có nghĩa là dừng lại do bên cạnh những tiêu chí đạt điểm tuyệt đối vẫn còn một số tiêu chí chỉ đủ điểm để công nhận đạt chuẩn. Với quan điểm đó, Ban chỉ đạo cấp xã đã tiến hành rà soát thực trạng NTM trên địa bàn; xây dựng kế hoạch, giải pháp củng cố và nâng cao chất lượng các tiêu chí với quyết tâm không để tiêu chí nào “xuống hạng”.

Từ sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, xã đã triển khai nhiều giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng các tiêu chí như làm đường giao thông nông thôn, thủy lợi, xây dựng trường học, nâng cấp sửa chữa chợ, làm đường điện thắp sáng đường quê với tổng vốn đầu tư trên 8,6 tỷ đồng. Đối với tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm, đây là một trong

20

những tiêu chí khó nhưng với sự quyết tâm đồng lòng của toàn dân, xã đã xây dựng được bãi tập kết rác thải sinh hoạt, giao cho HTX dịch vụ nông nghiệp Hưng Long thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt về khu tập kết chung sau đó vận chuyển ra bãi rác tập trung của huyện. Cùng với đó, xã luôn chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ môi trường, xử lý nước thải sinh hoạt và chất thải chăn nuôi... Để giúp người dân nâng cao thu nhập, xã tập trung thực hiện có hiệu quả các mô hình chuyển đổi ruộng đất; thực hiện đề án phát triển kinh tế tập thể, tạo môi trường thuận lợi đầu tư phát triển CN-TTCN; tăng cường hoạt động dịch vụ sản xuất và nâng cao đời sống người dân... Đến hết năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 34 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 6,9%.

2.2.1.3. Kinh nghiệm của xã Tòng Đậu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

Xã Tòng Đậu được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015, là một trong những xã điểm của tỉnh Hòa Bình trong xây dựng nông thôn mới. Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới, địa phương đã thực hiện các biện pháp tuyên truyền vận động người dân gìn giữ và phát huy những thành tựu đã đạt được, góp phần nâng cao nhận thức và xây dựng địa phương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Để gìn giữ những thành quả đã đạt được, xã Tòng Đậu luôn tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về xây dựng NTM đến từng cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức khác nhau như qua loa truyền thanh, các pa nô, áp phích, băng zôn, khẩu hiệu, lồng ghép tại các hội nghị để tuyên truyền các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM do Trung ương, tỉnh, huyện ban hành.

Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên phối hợp tổ chức tuyên truyền về nông thôn mới với trên 2.509 lượt người tham dự. Từ đó đã góp phần tạo chuyển biến sâu sắc về nhận thức trong cán bộ, Đảng viên và nhân dân, từng bước xóa bỏ tư duy trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong nhân dân, tạo động lực

21

to lớn biến chương trình xây dựng NTM thành một phong trào thi đua ngày càng lan rộng trong nhân dân.

Hệ thống đường giao thông, thủy lợi được xã tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Các tiêu chí đã đạt chuẩn vẫn tiếp tục được duy trì và nâng cao. Xã luôn chú trọng thực hiện phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các xóm phù hợp với từng ngành, lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất cây ăn quả có múi, chăn nuôi... Xã tiếp tục chỉ đạo các xóm chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; Ưu tiên lựa chọn các giống có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao phù hợp với điều kiện khí hậu ở địa phương vào sản xuất.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã Tòng Đậu, địa phương đã thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, triển khai kịp thời các chế độ, chính sách cho các đối tượng được hưởng. Trong năm 2018 xã đã lập hồ sơ cấp được 1.936 thẻ BHYT cho các đối tượng dân tộc thiểu số, cấp 98 thẻ cho hộ nghèo, cấp 47 thẻ cho người cao tuổi, cấp 37 thẻ cho các đối tượng bảo trợ xã hội; Hoàn thiện 9 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội...

Trong năm 2018, Trung tâm học tập cộng đồng xã phối hợp với Trung tâm giáo dục thường xuyên - Giáo dục nghề nghiệp của huyện Mai Châu mở được 2 lớp dạy nghề thêu dệt thổ cẩm cho 58 học viên, mở 1 lớp hướng dẫn làm du lịch cộng đồng cho 35 học viên. Ngoài ra, xã còn phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ huyện mở lớp dạy nghề mây tre đan cho 35 phụ nữ và xây dựng 1 dự án trồng rau an toàn cho 28 hội viên.

Xã vận động các hộ gia đình xây mới, tu sửa trỉnh trang nâng cấp nhà ở, cải tạo ao, vườn, xây mới, sửa lại cổng ngõ, tường rào... Đẩy mạnh thực hiện tốt phong trào “Nhà sạch - Vườn đẹp - Môi trường trong lành - Ngõ xóm văn minh”. Năm 2019 xã tiếp tục giữ vững, hoàn thiện và nâng cao các tiêu

22

chí nông thôn mới đã đạt được, tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, dịch vụ, tăng thu nhập cho người dân, chỉnh trang nhà cửa, vệ sinh môi trường, đường làng ngõ xóm xanh sạch (Báo Dân Việt, 2019).

2.2.1.3. Kinh nghiệm của xã Việt Dân, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Ngày 29/7/2019 UBND tỉnh Quảng Ninh công bố Quyết định công nhận xã Việt Dân (huyện Đông Triều) đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu theo tiêu chí tại Quyết định 691/QĐ-TTg ngày 5/6/2018 về việc “Ban hành tiêu chí xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020” của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy xã Việt Dân là xã đầu tiên của cả nước được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Việt Dân là một xã nông nghiệp miền núi của thị xã Đông Triều có tổng diện tích đất tự nhiên là 707,23 ha, có 1.275 hộ và có 70% đồng bào theo đạo Công giáo, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Năm 2013 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, năm 2015 được đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Từ năm 2016 xã tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện nâng cao chất lượng các tiêu chí về nông thôn mới trên phạm vi toàn xã. Bắt đầu từ năm 2017, tiến hành xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu, thôn nông thôn mới kiểu mẫu, xây dựng vườn mẫu và hộ mẫu.

Trong công tác chỉ đạo, xã luôn quán triệt với phương châm: Rõ người, rõ việc, rõ địa chỉ, rõ thời gian và rõ kết quả, nên trong 10 năm triển khai xây dựng NTM xã Việt Dân đã đạt được những kết quả rất tốt. Năm 2013, khi xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người đạt 27,250 triệu đồng/người. Tháng 6/2019, thu nhập bình quân đầu người đạt 55,8 triệu đồng/người, cao hơn 2,04 lần so với 2013. Hiện tại xã Việt Dân không còn hộ nghèo, số hộ cận nghèo chỉ chiếm 2,35%. Để đạt được điều này, xã Việt Dân đã thực hiện tốt quy hoạch phát triển hàng hóa chủ lực: Quy hoạch vùng sản xuất tập trung gắn với việc thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp”; Phát triển HTX, tổ hợp tác theo luật HTX năm 2012, các

23

HTX đều có kế hoạch thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa đổi với sản phẩm chủ lực của xã đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và gắn với định hướng phát triển dịch vụ, du lịch... của địa phương; Phát triển các sản phẩm OCOP; Có nhiều mô hình ứng dựng công nghệ cao trong sản xuất.

Về y tế, trạm y tế được xây dựng mới đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng khám chữa bệnh của nhân dân. Về văn hóa, chất lượng các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao được bảo đảm thu hút nhiều người dân tham gia. Toàn xã có 31 CLB văn nghệ tổ chức duy trì hoạt động thường xuyên. Có 52 tổ đoàn kết liên gia giúp nhau làm kinh tế, bảo đảm an ninh trật tự và tương trợ nhau trong sinh hoạt. 9/9 thôn đều có hương ước của làng trong tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Về lĩnh vực môi trường: Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý theo đúng quy định đạt 100%; tỷ lệ rác thải sinh hoạt được phân loại, áp dụng biện pháp xử lý phù hợp đạt 100%. Xã đẩy mạnh tuyên truyền trong nhân dân vùng trồng cây ăn quả không sử dụng thuốc diệt cỏ mà dùng máy cắt để cắt cỏ. Cảnh quan, không gian nông thôn trên địa bàn xã đã được thực hiện sáng - xanh - sạch - đẹp, giữ được bản sắc văn hoá tôt đẹp của địa phương.

Về an ninh trật tự - hành chính công: Toàn xã có 52 tổ an ninh tự quản tại các thôn, xã có 100% tỷ lệ thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” đạt 100%; nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; có các mô hình tự quản, liên kết bào vệ an ninh trật tự hoạt động thường xuyên, hiệu quả. Xã thực hiện tốt việc niêm yết công khai, đầy đủ, kịp thời 100% thủ tục hành chính; giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân đúng quy định, đảm bào 100% đúng hạn. Đảng bộ xã hàng năm đều đạt trong sạch vững mạnh, chính quyền đạt tiên tiến (UBND xã Việt Dân, 2019).

24

2.2.2. Bài học kinh nghiệm cho xã Việt Thành về duy trì tiêu chí NTM

Qua bài học thực tế ở các địa phương đã thực hiện tốt việc duy trì tiêu chí nông thôn mới sau khi đạt chuẩn, có thể rút ra một số bài học cho xã Việt Thành trong việc duy trì và nâng cao chất lượng thực hiện các tiêu chí nông thôn mới như sau:

- Thứ nhất, cần phải xác định rõ đạt chuẩn NTM không có nghĩa là kết thúc quá trình xây dựng NTM mà đạt chuẩn NTM chỉ là bước khởi đầu và

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng duy trì tiêu chí nông thôn mới của xã việt thành, huyện trấn yến, tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)