Giải pháp duy trì và nâng cao chất lượng thực hiện các tiêu chí tạ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng duy trì tiêu chí nông thôn mới của xã việt thành, huyện trấn yến, tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 83 - 88)

PHẨN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Giải pháp duy trì và nâng cao chất lượng thực hiện các tiêu chí tạ

4.3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Xây dựng NTM là một quá trình lâu dài “Có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc” và như kinh nghiệm của nhiều địa phương đã chỉ rõ “Dừng lại là rớt chuẩn”. Do vậy để tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí ở các xã đã đạt chuẩn cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể từ huyện đến cơ sở. Cụ thể:

Các thành viên Ban Chỉ đạo huyện, các ban, ngành, đoàn thể huyện có trách nhiệm thực hiện nghiêm nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo phân công, tăng cường đi cơ sở để tháo gỡ khó khăn và chỉ đạo việc thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới bền vững ở các địa phương được phân công phụ trách. Đặc biệt, tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo mọi điều kiện cho các xã nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới.

Văn phòng điều phối nông thôn mới cấp tỉnh, cấp huyện cần sâu sát các xã, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ để năm bắt thông tin và khi có các vấn đề nẩy sinh ở cơ sở cần đến kiểm tra và cùng bàn cách thức tháo gỡ với cán bộ địa phương để giải quyết càng sớm càng tốt. Kinh nghiệm những địa phương duy trì tốt tiêu chí NTM đã chỉ rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát kịp thời của các cấp ủy Đảng; việc kiểm tra đôn đốc thường xuyên của văn phòng điều phối các cấp đặc là văn phòng điều phối cấp huyện có ý nghĩa quyết định đối với việc duy trì và nâng cao tiêu chí ở các xã.

4.3.2. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức và sự tham gia của người dân trong duy trì và nâng cao chất lượng thực hiện các tiêu chí nông thôn mới

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về xây dựng nông thôn mới bền vững, đổi mới phương thức, cách thức tiếp cận, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi

73

tư duy của cán bộ và nhân dân về Chương trình xây dựng nông thôn mới. Đồng thời thường xuyên tuyên truyền để cuộc vận động “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” trở thành phong trào thi đua sâu rộng trên toàn địa bàn, huy động và tạo sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội. Quan tâm, thực hiện tốt công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở trực tiếp tham gia xây dựng nông thôn mới. Hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết, phát hiện các mô hình làm tốt, cách làm mới có hiệu quả, phổ biến, nhân ra diện rộng. Có khen thưởng kịp thời đối với các tập thể, cá nhân thực hiện tốt, đồng thời phê bình các tập thể, cá nhân nhất là người đứng đầu có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thiếu tích cực trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Thực tế tại xã Việt Thành thời gian qua đã chỉ rõ thôn nào làm tốt công tác truyền thông để nhân dân hiểu, nhân dân biết được kết quả duy trì các tiêu chí thì người dân hết sức ủng hộ và có kết quả duy trì tiêu chí tốt hơn. Để thực hiện giải pháp này đề nghị:

- Thường xuyên tổ chức các cuộc họp thôn xóm thông báo kết quả xây dựng NTM, kết quả duy trì tiêu chí NTM của địa phương để nhân dân được biết và nếu người dân có thắc mắc cần giải đáp kịp thời để người dân hiểu;

- Tăng cường truyền thông thông qua hệ thống loa truyền thanh của xã. Hiện nay hệ thống loa truyền thanh xã đã xuống cấp do điều kiện địa hình, thời tiết khí hậu, do thiếu kinh phí sửa chữa, do thiếu người làm công tác biên tập và phát thanh (vì hiện nay cán bộ này phải kiêm nhiệm làm rất nhiều việc nên không có thời gian để biên tập, viết bài). Nếu công tác truyền thông làm tốt sẽ có tác dụng phổ biến các hoạt động về duy trì tiêu chí NTM, kinh nghiệm làm tốt của các địa phương trong huyện, trong tỉnh để nhân dân biết và hưởng ứng làm theo.

- Khi phát sinh những vấn đề nẩy sinh trong việc duy trì nâng cao tiêu chí NTM ở các thôn xóm cần tổ chức họp bàn bạc để người dân quyết định

74

cách thức duy tu sửa chữa công trình và huy động nguồn lực thực hiện. Khi tiến hành tu sửa, nâng cấp các hạng mục công trình xuống cấp cần giao cho thôn và để người dân tổ chức thực hiện, giám sát việc thực hiện tu sửa thì họ yên tâm về chất lượng công trình và nhiệt tình ủng hộ tham gia. Thực hiện đúng phương châm trong xây dựng NTM là “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng” thì khó khăn nào cũng sẽ giải quyết được.

4.3.3. Xây dựng kế hoạch duy trì, nâng cao chất lượng thực hiện các tiêu chí nông thôn mới hàng năm

Hàng năm xã phải chủ động ây dựng kế hoạch duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới. Trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá thực trạng và kết quả thực hiện các tiêu chí hàng năm xã và huyện xây dựng kế hoạch, lộ trình và giải pháp cụ thể để duy trì, nâng cao chất lượng từng tiêu chí trong đó tập trung các tiêu chí về sản xuất, môi trường và an ninh trật tự.

Việc xây dựng kế hoạch cần bám sát thực tế, có lộ trình rõ ràng cho từng năm làm những công việc gì huy động nguồn lực ở đâu bằng cách nào. Tránh tình trạng chỉ xây dựng kế hoạch những việc cần làm nhưng không gắn với huy động nguồn lực thì dù kế hoạch có hay đến đâu cũng không thể thực hiện được vì không có nguồn lực nhất là nguồn lực tài chính.

4.3.4. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới cấp xã và cấp thôn xóm

Hiện nay đa số các cán bộ xã và thôn xóm rất nhiết tình, tâm huyết có trách nhiệm nhưng phương pháp làm việc, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tuyên truyền vận động nhân dân còn hạn chế. Do vậy cần có các lớp tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới ở cơ sở.

Ngoài ra, các cán bộ làm công tác này do kiêm nhiệm, không có chế độ phụ cấp nên cũng hạn chế và gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động. Hàng năm đề nghị tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện việc tập huấn, bồi dưỡng kiến

75

thức nâng cao năng lực và kỹ năng làm việc cho đội ngũ cán bộ cấp xã như các kiến thức và kỹ năng về xây dựng kế hoạch, kỹ năng về truyền thông.

Hiện nay do việc sát nhập thôn xóm nên nhiều nơi qui mô thôn xóm rất lớn, địa bàn rộng trong khi số lượng cán bộ ban phát triển thôn giảm xuống, chế độ không tăng nên nhiều cán bộ thôn xóm không nhiệt tình với công việc. Do vậy ngoài bồi dưỡng nâng cao năng lực và kỹ năng cần làm tốt công tác động viên tư tưởng cho đội ngũ cán bộ ban phát triển thôn xóm.

4.3.5. Hàng năm tỉnh cần tiếp tục hỗ trợ đầu tư kinh phí để hoàn thiện các tiêu chí về cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, trường học, nhà văn hóa cơ sở…)

Thực tế ở địa phương cho thấy tuy đã được công nhận đạt chuẩn NTM nhưng các tiêu chí về cơ sở hạ tầng nông thôn như giao thông, thủy lợi, hệ thống điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, thông tin và truyền thông vẫn có tình trạng xuống cấp do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khí hậu và có một số công trình xây dựng đã lâu. Sau khi xã được công nhận đạt chuẩn NTM việc huy động nguồn lực từ cộng đồng để tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí gặp rất nhiều khó khăn. .

Dù ngân sách của tỉnh khó khăn, nguồn lực của chương trình có hạn nhưng hàng năm cần bố trì kinh phí bổ sung cho các xã đã đạt chuẩn NTM để hoàn thiện và nâng cấp các tiêu chí đã đạt. Nếu không có kinh phí hỗ trợ từ chương trình thì xã không thể làm được.

Hàng năm xã cần khảo sát báo cáo văn phòng điều phối cấp huyện những hạng mục công trình cần làm thêm, cần nâng cấp tu sửa với dự trù mức kinh phí cần thiết. Sau đó, văn phòng điều phối cấp huyện phối hợp với xã rà soát, kiểm tra để xác định nhu cầu thực tế ở từng xã và văn phòng điều phối huyện tổng hợp báo cáo văn phòng điều phối cấp tỉnh. Trên cơ sở ý kiến đề xuất các huyện, văn phòng điều phối tỉnh báo cáo xin ý kiến Ban chỉ đạo tỉnh để có thông tin phản hồi cho các huyện, xã biết triển khai xây dựng kế hoạch.

76

4.3.6. Đẩy mạnh phát triển sản xuất, thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và thực hiện Chương trình OCOP ở địa phương

Phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa và ngành nghề nông thôn theo quy hoạch. Triển khai toàn diện và hiệu quả các nội dung Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhất là việc đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp. Tập trung các giải pháp phát triển mạnh mẽ sản xuất công nghiệp – TTCN, ngành nghề nông thôn; tạo điều kiện nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn; khuyến khích phát triển doanh nghiệp địa phương đồng thời thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng thu ngân sách địa phương góp phần tích tụ ruộng đất và chuyển một phần lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

Tỉnh cần hỗ trợ xã đẩy mạnh chương trình OCOP, phát triển các sản phẩm OCOP, thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị kết nối cung-cầu với các thị trường trong nước và xuất khẩu.

4.3.7. Đẩy mạnh triển khai xây dựng các thôn nông thôn mới kiểu mẫu trong toàn xã

Thực tế thời gian qua xã đã triển khai và đã có nhiều thôn được công nhận thôn nông thôn mới kiểu mẫu. Thời gian tới xã cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các thôn NTM kiểu mẫu tiến tới 100% các thôn trong xã được công nhận thôn NTM kiểu mẫu

Sau khi triển khai xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu sẽ đẩy mạnh triển khai xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu. Phấn đấu đến năm 2022 xã Việt Thành được công nhận xã NTM kiểu mẫu của tỉnh Yên Bái

77

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng duy trì tiêu chí nông thôn mới của xã việt thành, huyện trấn yến, tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)