quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng
Điều 12 và Điều 13 Luật Thi đua khen hưởng có nêu: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: tuyên truyền, động viên các thành viên của mình tham gia với các cơ quan chức năng tuyên truyền, động viên nhân dân thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng; Tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua; Giám sát việc thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng. Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, nêu gương các điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt, cổ động phong trào thi đua, khen thưởng”[29].
Như vậy, theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng Mặt trận Tổ quốc và các thành viên có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giám sát; tổ chức nhà nước có trách nhiệm tổ chức và phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giám sát; cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm thường xuyên trong công tác tuyên truyền cho thi đua và các gương điển hình.
Đây là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các địa phương đơn vị khi tiến hành công tác thi đua, khen thưởng phải thực hiện. Tuy nhiên, ở mỗi ngành, mỗi cấp tổ chức thực hiện nhiệm vụ này có những yêu cầu, đối tượng, nội dung cụ thể khác nhau.
Trong công tác thi đua, khen thưởng tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện thi đua, khen thưởng là một khâu rất quan trọng vì thế
trong Luật Thi đua, khen thưởng cũng quy định rõ và đó là một vấn đề mà nhà nước cần phải quản lý.
Đối với cấp Trung ương, nhà nước có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn để các ngành, các địa phương quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung của các quy định pháp luật đồng thời có sự hướng dẫn các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện các quy định pháp luật. Trên cơ sở đó, các ngành, các cấp trong cả nước thống nhất nhận thức và hành động.
Đối với địa phương gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, sau khi được quán triệt và hướng dẫn tổ chức thực hiện, chính quyền cấp tỉnh vận dụng vào đặc điểm cụ thể của địa phương từ đó có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật đối với cấp huyện và các Ban ngành, đoàn thể ở địa phương.
Đối với cấp huyện cũng tương tự như vậy. Một khi toàn bộ các cấp, các ngành thực hiện nhiệm vụ này sẽ tạo ra được sự thống nhất nhận thức, hành động trong cả nước từ Trung ương đến cơ sở đối với các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Nội dung này, vấn đề hướng dẫn và tổ chức thực hiện có ý nghĩa rất đặc biệt, vì có tổ chức thực hiện luật, các văn bản quy định của pháp luật mới trở thành hiện thực trong cuộc sống, nhà nước mới thực sự quản lý được công tác thi đua, khen thưởng. Từ đó công tác thi đua, khen thưởng tạo sự quản lý thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Mới trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội.
1.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng
Nhà nước, các cấp chính quyền ở địa phương muốn quản lý tốt công tác thi đua khen thưởng trước hết phải có bộ máy thống nhất, có đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất để làm công tác thi đua, khen thưởng.
Muốn có đội ngũ cán bộ tốt thì phải đào tạo bồi dưỡng để nâng cao chất lượng cán bộ cả về phẩm chất lẫn chuyên môn nghiệp vụ.
Bồi dưỡng về chính trị là để nâng cao sự hiểu biết, về đường lối chính sách của Đảng và nhà nước về quan điểm chỉ đạo phong trào thi đua, tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua, khen thưởng, trên cơ sở đó nâng cao về năng lực tổ chức phong trào thi đua yêu nước và có phẩm chất đạo đức trung thực khách quan để làm tốt công tác.
Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ nhất là đối với cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng ở cơ sở là rất cần thiết. Nếu cán bộ ở cơ sở không thông thạo về chuyên môn nghiệp vụ thì không thể tham mưu đề xuất với cấp uỷ, chính quyền về tổ chức phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương, và đề xuất xét duyệt những hình thức khen thưởng được chính xác, kịp thời ...
Đối với cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng cũng phải tiêu chuẩn hoá, được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, phải có kiến thức xã hội, am hiểu lịch sử và có nhận thức tốt tiếp cận thông tin mới, nhanh nhậy nắm bắt chủ trương chính sách mới của Đảng và nhà nước thì mới đáp ứng được yêu cầu về tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp về các chủ trương giải pháp trong chỉ đạo và tổ chức phong trào thi đua.
Nhà nước muốn quản lý tốt công tác thi đua, khen thưởng trước hết phải có đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất để làm công tác này. Do vậy nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng là cấp thiết nhất là trong hoàn cảnh hiện nay khi mà luật mới ra đời mặt bằng cán bộ còn yếu và thiếu.