2.1. Tổng quan về công tác thi đua,khen thưởng
2.1.2. Công tác thi đua,khen thưởng qua các thời kỳ
2.1.2.1.Thời kỳ bảo vệ xây dựng chính quyền non trẻ
Nhà nước ta mới ra đời, còn non trẻ đứng trước vô vàn khó khăn, trong thế ngàn cân treo sợi tóc. Thực dân Pháp nổ súng quay lại miền Nam, 28 vạn quân Tưởng vào miền Bắc giải giáp quân đội Nhật, theo sau là bọn tay sai Việt gian phản động định lật đổ chính quyền cách mạng; lũ lụt thiên tai hoành hành, nhân dân đói khổ, dịch bệnh, mù chữ.
Tin vào nhân dân, tin vào sức mạnh của quần chúng cần lao khi được giải phóng khỏi ách nô lệ Đảng và nhà nước đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh có những chính sách phát động tinh thần yêu nước, tình thương đồng bào của nhân dân ta nên đã thu hút được đông đảo nhân dân tham gia phong trào thi đua tiết kiệm, lá lành đùm lá rách, nhường cơm sẻ áo cho nhau để cứu những người bị đói. Với sức mạnh của quần chúng nhân dân trong phong trào thi đua yêu nước được Đảng, Nhà nước và Bác Hồ phát động, chính quyền non trẻ của ta được giữ vững, âm mưu của Tưởng bị thất bại, giặc đói bị đẩy lùi, chuẩn bị được lực lượng ban đầu tập trung chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
2.1.2.2.Thời kỳ kháng chiến chống pháp
Nhiệm vụ chính trị của thời kỳ này là kháng chiến chống thực dân Pháp giành độc lập hoàn toàn cho đất nước, tự do ấm no hạnh phúc cho nhân dân.
Thời kỳ này Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng đó là:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 83/ SL: ngày 17/9/1947 thành lập Viện Huân chương thuộc Phủ Chủ tịch với nhiệm vụ “giúp Chủ tịch nước nghiên cứu ban hành các chế độ thể lệ khen thưởng Huân, Huy chương. Tiếp theo sắc lệnh thành lập Viện Huân chương, ngày 11/6/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh số 195 thành lập Ban vận động Thi đua ái quốc Trung ương. Ban này gồm các đại biểu Chính phủ, Quốc hội và các đoàn thể nhân dân có nhiệm vụ vận động, đôn đốc, thu thập và phổ biến kinh nghiệm về thi đua.
Trong lúc cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp bước vào giai đoạn gay go, quyết liệt để động viên mọi nguồn lực của dân tộc đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh đặt ra các loại Huân chương Quân công, Huân chương Chiến công, Huân
chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập (năm 1947) Huân chương Kháng chiến (năm 1948) Huân chương Lao động ( năm 1950). Chính phủ quy định các danh hiệu Anh hùng Quân đội, Anh hùng Nông nghiệp, Anh hùng Công nghiệp (1952) những quy định này đã kịp thời động viên các tầng lớp nhân dân tích cực trong kháng chiến chống Pháp.
Mục tiêu và hoạt động nổi bật của thi đua, khen thưởng thời kỳ này là tổ chức phong trào thi đua yêu nước kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi.
Sự phát triển của phong trào thi đua yêu nước gắn liền với sự phát triển của cuộc kháng chiến. Ngày 11/6/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc, mở đầu cho phong trào hành động cách mạng của toàn dân. Tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguyện vọng, ý chí của toàn dân, hăng hái thi đua sản xuất và chiến đấu.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đã xuất hiện phong trào “ Diệt giặc đói” “Diệt giặc dốt” “Diệt giặc ngoại xâm” Toàn dân ra sức thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, phong trào bình dân học vụ được tổ chức rộng khắp, nam nữ thanh niên hăng hái tòng quân đi chiến đấu. Chỉ sau 9 năm kể từ khi giành được độc lập, quân và dân cả nước với khẩu hiệu: Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, với chiến dịch Điện Biên Phủ chúng ta đã chiến thắng chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp hoàn toàn giải phóng miền Bắc.
2.1.2.3.Thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước
Nhiệm vụ chính trị thời kỳ này của cả nước của toàn Đảng và toàn dân ta là thực hiện song hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng:
Ở miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho miền Nam; ở miền Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược giải phóng miền Nam với mục tiêu chung là: Thống nhất nước nhà và cả nước đi
lên chủ nghĩa xã hội. Hoạt động nổi bật của thi đua, khen thưởng trong thời kỳ này là:
- Về tổ chức thực hiện công tác thi đua:
Thi đua đã trở thành phong trào sôi nổi, rộng khắp từ các đơn vị Quân đội đến các đơn vị sản xuất, trường học, bệnh viện, từ miền xuôi đến miền ngược, thành thị đến nông thôn, miền Nam hay miền Bắc. Đã xuất hiện nhiều phong trào như: “thanh niên ba sẵn sàng”, “phụ nữ ba đảm đang”, “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “địch phá ta cứ đi”; “tất cả cho chiến trường thắng Mỹ”.
Tiếp theo sắc lệnh thành lập viện Huân chương, Ban vận động thi đua ái quốc Trung ương ngày 04/02/1964 Thủ tướng ra quyết định số 28/CP về việc thành lập Ban thi đua các cấp. Ngày 16/6/1983 Hội đồng Bộ trưởng ra nghị định số 61 - HĐBT thành lập Hội đồng thi đua các cấp, có nhiệm vụ: Thực hiện sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và các đoàn thể nhân dân trong việc tổ chức phong trào thi đua yêu nước xã hội chủ nghĩa, bảo đảm phong trào phát triển mạnh mẽ, đều khắp, đúng hướng mà Đảng và Nhà nước đã đề ra cho từng thời gian; đề xuất với Chính phủ có kế hoạch tổ chức chỉ đạo và tổng kết thi đua.
- Về tổ chức thực hiện công tác khen thưởng:
Nhà nước đã ban hành, bổ sung nhiều chính sách và chế độ khen thưởng, xét chọn những cá nhân và tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc để tuyên dương Anh hùng. Nhiều văn bản pháp luật quy định các hình thức, tiêu chuẩn khen thưởng các loại Huân chương Hữu nghị, Huân chương, Huy chương Chiến thắng, Huân chương, Huy chương Quân giải phóng Việt Nam, Huân chương, Huy chương chiến sỹ vẻ vang để khen thưởng thành tích thuộc lực lượng vũ trang được ban hành.
Sau khi nước nhà thống nhất để động viên quân dân cả nước hăng hái lập công trong lao động sản xuất, học tập, chiến đấu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, năm 1981 Nhà nước có Huy chương Quân kỳ quyết thắng, năm 1984 có Huy chương vì an ninh Tổ quốc, năm 1985 có danh hiệu vinh dự nhà nước: Thầy thuốc, Thầy giáo, Nghệ sỹ nhân dân, ưu tú để khen thưởng thành tích cho cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng Quân đội, Công an, trong các ngành Y tế, Giáo dục, Văn hoá đã có thành tích xuất sắc. Đặc biệt năm 1995 ban hành pháp lệnh Danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” để tặng cho các bà mẹ đã có nhiều con là liệt sỹ hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Tính đến nay nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành 18 loại Huân chương, 14 loại Huy chương, 2 Kỷ niệm chương, 6 Danh hiệu vinh dự nhà nước.
Những quan tâm chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh của Trung ương Đảng, Chính phủ qua các thời kỳ nói trên đã có tác động rất quan trọng trong việc phát triển phong trào thi đua yêu nước.
Kết quả của công tác thi đua, khen thưởng thời kỳ này đã thực hiện được lời di chúc của Bác Hồ “Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào” Miền Nam được hoàn toàn giải phóng nước nhà được thống nhất, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.
2.1.2.4. Thời kỳ đổi mới
Ngày 3 tháng 6 năm 1998, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị số 35-CT/TW về đổi mới công tác Thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới với những yêu cầu:
Ngày 07/10/2002 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra thông báo số 81 về việc tổng kết 5 năm thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới.
Mục đích, yêu cầu của tổng kết nhằm đánh giá những mặt đã làm được và những mặt chưa được, chỉ rõ ưu khuyết điểm và nguyên nhân trong lãnh
đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, đơn vị đối với công