Sơ kết, tổng kết, tặng thưởng các hình thức khen thưởng đánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 35 - 37)

1.2. Nội dung quản lý nhà nước về công tác thi đua,khen thưởng

1.2.5. Sơ kết, tổng kết, tặng thưởng các hình thức khen thưởng đánh

giá hiệu quả công tác thi đua

Mục đích, yêu cầu của sơ kết, tổng kết là nhằm đánh giá được kết quả của công tác thi đua, khen thưởng những mặt đã làm được và những mặt

chưa làm được. Chỉ rõ những ưu, khuyết điểm và nguyên nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, đoàn thể, đơn vị đối với công tác thi đua, khen thưởng.

Từ thực tế tổ chức phong trào thi đua, và công tác khen thưởng trong từng đợt thi đua, hay hàng năm, hoặc từng giai đoạn qua sơ kết, tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các chủ trương, giải pháp tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn tiếp theo góp phần phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương, của đất nước.

Nội dung tổng kết phải đánh giá được công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể trong việc tổ chức các phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.

Đánh giá về nhận thức vai trò, tầm quan trọng của thi đua, khen thưởng trong công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước. Tổng kết rút ra được những bài học kinh nghiệm, các hình thức, nội dung, phương pháp để tổ chức phong trào thi đua có hiệu quả; về kinh nghiệm xây dựng điển hình tiên tiến, rà soát các hình thức, nội dung, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng, những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi, vận dụng vào đặc điểm của từng ngành, từng địa phương cho phù hợp. Trên cơ sở đó đề xuất công tác chỉ đạo, quản lý và các qui trình, thủ tục xét duyệt khen thưởng, tổng kết theo dõi và chấm điểm thi đua để có các hình thức tặng thưởng xứng đáng, chính xác, kịp thời.

Trong tình hình thực tế bệnh quan liêu, hình thức còn đang nặng nề trong các địa phương, đơn vị thì việc tổng kết, sơ kết càng phải đặt ra với chất lượng cao hơn để tránh hình thức, phô trương, tốn kém mà không hiệu quả.

Trên đây là những nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước về công tác Thi đua, khen thưởng. Những nội dung này quan hệ chặt chẽ với nhau, phải được tiến hành đồng thời, không thể coi nhẹ nội dung nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)