Thi đua gắn với yêu nước không thể nói suông, hô khẩu hiệu mà phải gắn với hành động được đo bằng những việc làm cụ thể, không chung chung mơ hồ. Sức mạnh của các phong trào thi đua yêu nước không phải chỉ là khẩu hiệu kêu gọi, mà chính là việc nêu gương, tôn vinh những con người, những
tập thể tiêu biểu, điển hình tiên tiến, xuất sắc. Một khi thi đua gắn với yêu nước sẽ tạo ra sự cộng hưởng, quy tụ sức mạnh của cả dân tộc. Những phong trào thi đua trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước đã quy tụ và làm thăng hoa sức mạnh ấy. Có thể nói, tất cả những kỳ tích trong lịch sử dân tộc, đều gắn với thi đua yêu nước, nhưng mỗi giai đoạn lịch sử, khái niệm “Thi đua„ mang một giá trị nội hàm phù hợp.
Làm theo lời Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong trào thi đua yêu nước ngày càng được nâng cao. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá để phát triển và xây dựng đất nước, phong trào thi đua đã thể hiện rõ tính ưu việt của chế độ CNXH của chúng ta. Thi đua yêu nước mang ý nghĩa sâu sắc về lý luận và phong phú về thực tiễn. Hiệu quả thiết thực của phong trào thi đua yêu nước trong thời kỳ đổi mới chính là nhằm cho con người tiến bộ, kinh tế phát triển và tạo được sự đoàn kết, thống nhất về tổ chức một cách chặt chẽ. Hiệu quả cao nhất của phong trào thi đua chính là nhằm giáo dục con người. Qua các phong trào thi đua yêu nước nhằm tôn vinh và nhân rộng các điển hình tiên tiến, làm cho cái tiêu cực bị đẩy lùi, cái tích cực ngày càng được phát triển và càng nhân rộng ra, có sức mạnh lan toả sâu sắc, làm cho xã hội chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn, văn minh hơn. Thi đua yêu nước chính là thi đua học tập tốt, lao động giỏi, vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh“. Vì vậy, việc triển khai các phong trào thi đua yêu nước cũng cần phải đổi mới để đạt hiệu quả thiết thực hơn. Hình thức, phương thức thi đua phải hấp dẫn, có mục tiêu, tiêu chí và thời hạn rõ ràng, có sự tham gia tự giác của quần chúng, có tổng kết, đánh giá. Xuất phát từ thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương và nhân dân đang cần cái gì thì tổ chức phong trào thi đua vào đúng mục đích đó. Có như vậy, thi đua mới thực sự nâng giác ngộ của quần chúng nhân dân lên, biến thành hành động tự giác của quần chúng. Làm sao thi đua phải đánh giá đúng
chất lượng hoạt động của tổ chức, đội ngũ cán bộ, đoàn viên, hội viên, quần chúng gắn bó với tổ chức như thế nào. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần điều chỉnh bổ sung các chính sách, chế độ thi đua, khen thưởng, chú trọng và tạo điều kiện cho những tài năng, nhân tài, người lao động trực tiếp nêu gương và cống hiến cho Tổ quốc nhiều những sáng kiến kinh nghiệm, sáng tạo trong học tập, lao động, sản xuất và chiến đấu. Mặt khác, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân và các cơ quan truyền thông cũng cần tăng cường hơn nữa việc phát hiện, bồi dưỡng nhân các điển hình tiên tiến, cổ vũ sự vượt khó sáng tạo trong học tập, sáng tạo khoa học và trong lao động sản xuất ...
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp thống nhất hành động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong thời gian qua đã đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, góp phần to lớn vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, phát huy cao độ sức mạnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chủ động nghiên cứu, đề xuất, phát động các phong trào thi đua dáp ứng yêu cầu trong tình hình mới và các phong trào thi đua cụ thể, thiết thực hướng về biển đảo quê hương.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở những nội dung và vai trò của quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng được luận giải ở chương 1, luận văn đã đi sâu phân tích làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh trong chương 2 để đưa ra một số giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng ở chương 3 như: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền trong thực hiện và xây dựng các văn bản pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng; Xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, các cấp, ngành trong triển khai tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức và hành động trong các phong trào thi đua, phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến; Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng; Nâng cao chất lượng công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết, khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng; Cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thôn tin trong công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng; Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước. Từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
KẾT LUẬN
Công tác thi đua, khen thưởng là công tác vận động quần chúng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, là công cụ quản lý nhà nước của Chính phủ, các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cấp cơ sở. Do đó cán bộ nghiệp vụ thi đua khen thưởng cần phải nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện tốt công tác khen thưởng.
Trong những năm qua, công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, tạo nên khí thế thi đua sôi nổi, qua đó những nhân tố tích cực được phát hiện và khen thưởng kịp thời đã khuyến khích tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình, sự say mê sáng tạo của quần chúng dẫn đến việc hoàn thành nhiệm vụ công tác đạt chất lượng cao, đem lại lợi ích cho xã hội. Công tác khen thưởng có nhiều cải thiện đáng kể, người lao động đã được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, công tác thi đua, khen thưởng phải được đẩy mạnh để đáp ứng với thực tiễn và yêu cầu phát triển của xã hội.
Công tác thi đua, khen thưởng ngày càng trở thành một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực trong quản lý Nhà nước; làm tốt công tác thi đua, khen thưởng không những góp phần tạo ra động lực phong trào mà qua đó, những nhân tố tích cực được phát hiện và khen thưởng kịp thời sẽ tác động không nhỏ, động viên tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình, sự say mê sáng tạo của quần chúng dẫn đến việc hoàn thành nhiệm vụ công tác đạt chất lượng cao, đem lại nhiều lợi ích cho xã hội. Với ý nghĩa đó, trong những năm qua, công tác thi đua, khen thưởng tại tỉnh Bắc Ninh đã có sự chuyển biến tích cực trong sự nhận thức của lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, quần chúng nhân dân, tạo nên khí thế thi đua sôi nổi góp phần tạo động lực hoàn thành tốt nhiệm vụ
hàng năm. Tạo động lực thi đua hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội mà tỉnh đề ra; kinh tế phát triển, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, quốc phòng được củng cố tăng cường, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân được tăng lên rõ rệt.
Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng tỉnh Bắc Ninh cần:
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác thi đua, khen thưởng ở từng cấp, đặc biệt ở cơ sở, xã, phường, thị trấn và các doanh nghiệp; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về nhận thức đối với công tác thi đua, khen thưởng; Phối hợp các tổ chức của hệ thống chính trị trong công tác thi đua, khen thưởng với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong công tác vận động các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào thi đua; Phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng những nhân tố mới, các điển hình tiên tiến; Quan tâm khen thưởng người lao động và tăng cường khen thưởng thành tích đột xuất để kịp thời động viên thúc đẩy phong trào thi đua; Tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng phải được ổn định, thể hiện rõ năng lực, trình độ chuyên môn, hiệu quả công tác. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và hoạt động cụm, khối thi đua. Hàng năm tổ chức các cuộc tập huấn về đào tạo cán bộ cơ sở về công tác thi đua khen thưởng. Tổ chức các cuộc giao lưu, học hỏi cho các cán bộ thi đua khen thưởng đến những đơn vị có phong trào thi đua sôi nổi hiệu quả./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tổ chức đại hội thi đua yêu nước Toàn quốc lần thứ VII, Văn kiện Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VII, năm 2005.
2. Ban Thi đua, Khen thưởng Trung ương (2010), Tập bài giảng: Chủ tịch Hồ Chí Minh với thi đua, khen thưởng.
3. Ban Thi đua, Khen thưởng Trung ương (2014), Tài liệu Tập huấn nghiệp vụ thi đua, khen thưởng.
4. Ban Thi đua, Khen thưởng Trung ương, Tạp chí Thi đua, khen thưởng (2013) “Chủ tịch Hồ Chí Minh với các phong trào thi đua yêu nước”, Thi đua, khen thưởng Việt Nam 65 năm đổi mới và phát triển.
5. Ban Thi đua, Khen thưởng Trung ương, Tạp chí Thi đua, khen thưởng (2013), “Bài nói chuyện tại buổi phát động phong trào sản xuất và tiết kiệm”, Thi đua, khen thưởng Việt Nam 65 năm đổi mới và phát triển, tr.18.
6. Ban Thi đua, Khen thưởng Trung ương, Tạp chí Thi đua, khen thưởng (2014), “Đảng ta với công tác thi đua, khen thưởng qua từng thời kỳ cách mạng”, số 172, tr.6, tr.7.
7. Bộ Chính trị (1998), Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 03/6/1998 của Bộ Chính trị về việc đổi mới công tác thi đua khen thưởng trong giai đoạn mới.
8. Bộ Chính trị (2004), Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng tổng kết và nhân điển hình tiên tiến.
9. Bộ Chính trị, Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
10. Bộ Chính trị (2014), Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.
11. Bùi Hồng Thiết (2011), “Tăng cường quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng ở nước ta hiện nay”. Luận văn Thạc sỹ quản lý hành chính công, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
12. Chính Phủ (2005), Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng, và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.
13. Chính Phủ (2005), Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 của Chính phủ quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng đã từng bước thực hiện đổi mới công tác thi đua, khen thưởng,
14. Chính phủ (2013), Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu “Vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
15. Chính Phủ (2014), Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013, Hà Nội.
16. Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, Quốc lệnh thưởng ngày 26/01/1946.
17. Chu Thị Huyền Chinh (2014), “ Quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng tại Ninh Bình - Thực trạng và giải pháp”. Luận văn Thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.
18. C.Mác (1998), Bộ Tư bản luận, Tập 1, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Tr474.
20. Dương Thị Thanh (2007), “Đổi mới quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng ở địa phương”. Luận văn Thạc sỹQuản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, X của Đảng, NXB Sự Thật, Hà Nội.
23. Đảng cộng sản Việt Nam: Chỉ thị của Trung ương phát động phong trào thi đua ái quốc. Văn kiện Đảng toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t9, tr. 70-81.
24. Đề tài khoa học của UBND tỉnh Vĩnh Phúc “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”.
25. Giới thiệu 1 số tài liệu Hội nghị khoa học - thực tiễn về thi đua XHCN của Liên Xô. Ban Thi đua Khen thưởng tỉnh Thanh Hóa, tr.60
26. Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị quốc gia, năm 1995, tr.163. 27. Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 5, NXB Chính trị quốc gia, năm 1995, tr.658. 28. Lê Xuân Khánh (2010), “Tăng cường quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng giai đoạn 2011-2012”. Luận văn Thạc sỹ quản lý hành chính công, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
29. Luật Thi đua khen thưởng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013) và các văn bản hướng dẫn thi hành, năm 2014.
30. Nguyễn Hữu Đạt (2010), “Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật đối với công tác thi thua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay”. Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Luật Hà nội.
31. Nguyễn Thị Thu Sương (2008), “Đổi mới công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực thi đua, khen thưởng ”. Luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia.
32. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2005.
33. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013, khoản 1, Điều 3.
34. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013, khoản 2, Điều 3.
35. Tài liệu Hội thảo Bác Hồ với thi đua ái quốc và khen thưởng (Viện Thi đua - Khen thưởng nhà nước).
36. Tập bài giảng “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thi đua khen thưởng”.
37. Trần Thị Bằng (2009), “Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức ngành thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay”. Luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia.
38. UBND tỉnh Bắc Ninh, Báo cáo Đại hội Thi đua yêu nước giai đoạn 2011 - 2015. 39. UBND tỉnh Bắc Ninh, Báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2010 - 2015.
40. UBND tỉnh Bắc Ninh, Kỷ yếu Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Bắc Ninh lần