thời gian đề nghị khen thưởng trong triển khai tổ chức thực hiện
2.2.2.1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
1- Thủ trưởng quản lý trực tiếp chịu trách nhiệm trong việc xác nhận thành tích cho các cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng.
2- Người nào gian dối trong việc kê khai thành tích để được khen thưởng thì bị huỷ bỏ quyết định khen thưởng và bị thu hồi hiện vật và tiền thưởng đã nhận; tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3- Cá nhân xác nhận sai sự thật hoặc làm hồ sơ, giấy tờ cho người khác để đề nghị khen thưởng; người lợi dụng chức vụ quyền hạn quyết định khen thưởng trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2.2.2.2. Trách nhiệm của các cấp, các ngành
1- Các địa phương, đơn vị căn cứ vào Quy định này triển khai, tổ chức thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng tại địa phương, đơn vị; phối kết hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp tổ chức phong trào thi đua thường xuyên, thi đua theo đợt, theo chuyên đề; tổ chức bình xét các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng đảm bảo nguyên tắc, đúng tiêu chuẩn theo quy định.
2- Các Sở, ban, ngành, các đoàn thể, các hội nghề nghiệp của tỉnh hàng năm chấm điểm thi đua, xếp loại các đơn vị cấp huyện thuộc ngành dọc, thông báo về UBND các huyện, thị xã, thành phố gửi kết quả chấm điểm về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh để làm cơ sở so sánh, xét duyệt khen thưởng thành tích công tác năm.
3- Các cụm, khối thi đua của tỉnh hàng năm tổ chức chấm điểm thi đua của các đơn vị thành viên, tổ chức bình xét khen thưởng và gửi kết quả về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh theo quy định.
4- Cục thuế tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Tài nguyên - Môi trường thống kê kết quả nộp ngân sách, việc thực hiện chính sách thuế, thực hiện chế độ bảo hiểm, và bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, xác nhận cho các đối tượng trên địa bàn tỉnh được đề nghị khen thưởng gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh làm cơ sở xét duyệt thi đua, khen thưởng cho các doanh nghiệp hàng năm.
5- Đề nghị các đơn vị theo dõi, tổng hợp các trường hợp vi phạm quy định tại Điều 18 thuộc các nhiệm vụ, lĩnh vực đơn vị quản lý, theo dõi; báo cáo UBND tỉnh, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh làm cơ sở xét duyệt thi đua, khen thưởng hàng năm: Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Sở Nội vụ (nội dung 7); Công an tỉnh (nội dung 6); Văn phòng UBND tỉnh (nội dung 2, 8); Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nội dung 1); Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch (nội dung 3, 4); Sở Y tế (nội dung 5).
6- Các cơ quan thông tin đại chúng từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên tuyên truyền các chủ trương chính sách, các văn bản chỉ đạo về công tác thi đua, khen thưởng; tuyên truyền các điển hình tiên tiến thúc đẩy phong trào thi đua phát triển mạnh mẽ.
Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ có trách nhiệm triển khai, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các phong trào thi đua, công tác khen
thưởng; tổng hợp kết quả xét duyệt của các địa phương, đơn vị, trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh, UBND tỉnh xét duyệt khen thưởng.
2.2.2.3. Quy định về thời gian đề nghị
1- Các địa phương, đơn vị đề nghị khen thưởng theo chuyên đề trình trước 15 ngày (trừ khen thưởng đột xuất).
2- Thời gian hoàn thành việc xét duyệt khen thưởng: các địa phương, đơn vị trình UBND tỉnh đề nghị khen thưởng tổng kết công tác năm trước ngày 25 tháng 11 hàng năm; các cụm, khối thi đua của tỉnh tổ chức bình xét thi đua, trình UBND tỉnh trước 15/12 hàng năm.
Thời gian xét thành tích cho các tập thể, cá nhân hàng năm tính từ khi kết thúc việc xét duyệt năm trước đến thời điểm xét duyệt của các năm tiếp theo.
3- Cơ quan thẩm định hồ sơ phải thông báo cho đơn vị trình khen thưởng biết kết quả khen thưởng trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định khen thưởng (trừ khen thưởng đột xuất).
Sơ đồ 1.2: Bộ máy quản lý nhà nước về thi đua,khen thưởng tại tỉnh Bắc Ninh
Sở Nội vụ
UBND tỉnh
(Ban Thi đua, khen thưởng) Các S ở, Ban, Ngành, Đoàn thể Các Doanh nghiệp UBND các huyện
Sơ đồ 1.3: Quy trình tổ chức, triển khai phong trào thi đua
Sơ đồ 1.4: Quy trình đề nghị khen thưởng tại tỉnh Bắc Ninh
Sở ban ngành, Sở Nội vụ đoàn thể, (Ban UBND Đơn vị doanh TĐKT) cơ sở tỉnh UBND huyện, TX
Bảng số 2.1: Bảng tổng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng và thẩm quyền quyết định khen thưởng.
TT Cơ quan có thẩm quyền Danh hiệu thi đua Hình thức Ghi
quyết định khen thưởng khen thưởng chú
1 Ủy ban nhân dân tỉnh Cờ thi đua xuất sắc
Tập thể lao động xuất sắc
Bằng khen Đơn vị quyết thắng
Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh 2 Ủy ban nhân dân các Tập thể lao động tiên tiến
huyện, thành phố, thị xã Đơn vị tiên tiến
Thôn, làng, xóm, bản, tổ
dân phố văn hóa Giấy khen Chiến sĩ thi đua cơ sở,
Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến
3 Ủy ban nhân dân, xã Lao động tiên tiến Giấy khen phường, thị trấn
4 Thủ trưởng các sở, ban, Lao động tiên tiến, Gia ngành của tỉnh; Chủ tịch đình văn hóa
Hội động quản trị, Tổng Tập thể lao động tiên tiến
Giám đốc các doanh Đơn vị tiên tiến Giấy khen nghiệp Chiến sĩ thi đua cơ sở,
Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến
Bảng số 2.2: Tổng hợp số lượng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh (2010 - 2015)
Bằng khen Khen thưởng thường Khen thưởng chuyên đề, xuyên (cá nhân) đột xuất (Cá nhân)
Năm CN CN không không TT CN SL CN SL CN lãnh lãnh đạo đạo 2010 556 979 367 258 109 612 315 297 (37,5%) (70,3%) (29,7%) (62,5%) (51,5%) (48,5%) 2011 326 722 266 168 98 456 220 236 (36,8%) (63,2%) (36,8%) (63,2%) (52,3%) (51,8%) 2012 302 311 114 47 67 197 103 94 (36,7%) (41,2%) (58,8%) (63,3%) (52,3%) (47,7%) 2013 371 448 162 79 83 286 184 102 (36,2%) (48,7%) (51,3%) (63,8%) (64,3%) (35,7%) 2014 407 546 234 136 98 312 198 114 (42,9%) (58,1%) (41,8%) (57,1%) (63,5%) (36,5%) 2015 512 921 197 169 28 724 308 416 (24,4%) (85,8%) (14,2%) (78,6%) (42,5%) (57,6%)
2.2.3. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về Thi đua, khen thưởng quy định của pháp luật về Thi đua, khen thưởng
UBND tỉnh Bắc Ninh nói riêng đều tổ chức quán triệt trong cán bộ chủ chốt của tỉnh, đồng thời đều có kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn đến tận cơ sở và nhân dân tùy theo yêu cầu đối tượng vận động, thực hiện. Ngoài việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thông qua các cơ quan thông tin đại chúng như: phát thanh truyền hình, báo địa phương, băng rôn, áp phích...
các Sở, Ban, ngành, đoàn thể của tỉnh còn tổ chức tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn theo ngành dọc của mình đến tận đối tượng cần phổ biến.
UBND tỉnh đã có những hướng dẫn rất cụ thể trong việc thực hiện các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng. Ngoài những công văn hướng dẫn, chỉ đạo chung còn có những văn bản hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ như: mẫu báo cáo, mẫu biểu thống kê, cách tiến hành sơ kết tổng kết ở cơ sở.
Trên cơ sở tuyên truyền phổ biến quán triệt, UBND tỉnh rất coi trọng việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng chẳng hạn trong công tác thi đua, tỉnh đã yêu cầu các ngành, các cấp, các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cụ thể hóa mục tiêu thi đua, tiêu chuẩn thi đua và chấm điểm thi đua đối với các huyện, thị xã, xã phường, thị trấn, các trường học...
Đối với công tác khen thưởng cũng vậy, tỉnh đã có những quy định cụ thể hóa về nguyên tắc, đối tượng, tiêu chuẩn, hình thức, thủ tục, hồ sơ quy trình xét khen thưởng và đã chỉ đạo áp dụng thống nhất trong toàn tỉnh.
Nhìn chung trong công tác quản lý thi đua, khen thưởng thời gian vừa qua ở các địa phương trên cả nước cũng như tỉnh đã làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện, đã gắn hai khâu tuyên truyền và tổ chức thực hiện với nhau do vậy các văn bản quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng đã được triển khai một cách nghiêm túc và bước đầu có hiệu quả.