Thứ nhất, thi đua, khen thưởng là lĩnh vực hoạt động của xã hội cần có sự quản lý của nhà nước bởi vì: Thi đua, khen thưởng là một lĩnh vực hoạt động rộng lớn của hàng triệu hàng triệu quần chúng nhân dân thông qua phong trào thi đua; huy động các tổ chức trong hệ thống chính trị tham gia các phong trào thông qua đó phát huy được nội lực của mỗi người, mỗi đơn vị, địa phương trong cả nước góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Thứ hai, thi đua là hoạt động rộng khắp ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội các ngành, các cấp, rất đa dạng, phong phú, đồng thời mục tiêu, hình thức, biện pháp thi đua thường xuyên cần thay đổi để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ ba, kết quả thi đua cần có sự đánh giá đúng, khách quan, có thưởng phạt kịp thời, rõ ràng để động viên khuyến khích mọi tầng lớp trong xã hội tham gia vào phong trào thi đua.
Thứ tư, lịch sửcho thấy các nhà nước trướcđây trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều thực hiện vai trò thưởng phạt, đó là ban thưởng những người có công và trách phạt những người có tội.
Nhận thức rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng, sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động thi đua, khen thưởng thì mới có được sự thống nhất, tạo được sức mạnh để thi đua trở thành động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Như vậy, công tác thi đua, khen thưởng đã có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nhà nước, do vậy nhà nước phải quản lý công tác này.
Chỉ thị số 35/CT-TW ngày 03/5/1998 của Bộ chính trị về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới đã chỉ rõ: “Làm rõ vị trí, vai trò quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới, khẳng định vai trò lãnh đạo
của Đảng và quản lý nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng; kiện toàn và đổi mới tổ chức - cán bộ của cơ quan tham mưu thi đua, khen thưởng, đổi mới nội dung và hình thức thi đua, khen thưởng...".
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 luận văn đã phân tích những vấn đề chung nhất về thi đua, khen thưởng và quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng. Có thể nói rằng thi đua, khen thưởng ngày càng có vai trò và tác dụng to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng là công cụ quan trọng trong quản lý nhà nước. Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng phải dựa trên quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng. Đồng thời phải phù hợp với yêu cầu của thời kỳ đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Các nội dung quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng có quan hệ chặt chẽ với nhau và cần phải tiến hành đồng thời để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng cần phải đồng bộ từ trung ương tới địa phương để đảm bảo thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp cho quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ngày càng đạt hiệu quả cao.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG