KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 28)

NGƢỜI KHUYẾT TẬT

1.2.1. Khái niệm chính sách và chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

1.2.1.1. Khái niệm chính sách

Có rất nhiều các quan điểm khác nhau về chính sách. Chúng ta có thể kể đến một số các quan điểm sau:

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thể hiện đƣờng lối, nhiệm vụ. Chính sách đƣợc thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung, và phƣơng hƣớng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đƣờng lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa”.

Theo từ điển tiếng Anh (Oxford English Dictionary), chính sách là một đƣờng lối hành động đƣợc thông qua và theo đuổi bởi chính quyền, đảng, nhà cai trị, chính khách, vv… Theo sự giải thích này, chính sách không đơn thuần chỉ là một quyết định, mà nó là một đƣờng lối hay phƣơng hƣớng hành động.

Theo Hugh Heclo (năm 1972) cho rằng: “Một chính sách có thể đƣợc xem nhƣ là một đƣờng lối hành động hoặc không hành động thay vì những quyết định hoặc các hành động cụ thể”. Theo David Easton (năm 1953): “Một chính sách…bao gồm một chuỗi các quyết định và các hành động mà phân phối… các giá trị”.

Theo Smith (năm 1976): “Khái niệm chính sách bao hàm…sự lựa chọn có chủ định hành động hoặc không hành động, thay vì những tác động của những lực lƣợng có quan hệ với nhau”.

Nhƣ vậy, khó có thể đƣa ra một định nghĩa rõ ràng và cụ thể về chính sách. “Các chính sách đôi khi có thể đƣợc nhận thấy dƣới hình thức các quyết định đơn lẻ, nhƣng thông thƣờng nó bao gồm một tập hợp các quyết định hoặc đƣợc nhìn nhận nhƣ là một sự định hƣớng”.

Trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc, cụm từ “chính sách” đƣợc kết hợp với từ “công” thành “chính sách công”. Cũng có rất nhiều các quan điểm khác nhau về thuật ngữ này, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau do nhà nƣớc ban hành, bao gồm mục tiêu và giải pháp để giải quyết một vấn đề công nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hƣớng nhất định”.

Theo cách hiểu trên, chúng ta có thể nhận thấy chính sách công có những đặc điểm cơ bản nhƣ sau:

Thứ nhất, chính sách công do nhà nƣớc ban hành và nội dung của chính sách đƣợc thể hiện trong các quyết định của Nhà nƣớc.

Thứ hai, chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau đƣợc Nhà nƣớc ban hành để giải quyết vấn đề công trong một thời gian dài.

Thứ ba, một vấn đề công sẽ đƣợc giải quyết bởi chính sách công và chính sách công sẽ tác động đến lợi ích của một hoặc nhiều nhóm dân cƣ trong xã hội.

Thứ tƣ, chính sách công gồm hai bộ phận cấu thành đó là mục tiêu và giải pháp.

Thứ năm, chính sách công nhằm tạo ra những thay đổi hành vi của đối tƣợng quản lý hoặc hiện trạng của vấn đề và nhằm đạt đƣợc các mục tiêu phát triển của địa phƣơng, đất nƣớc.

Thứ sáu, chính sách công luôn thay đổi theo thời gian.

Cuối cùng, chính sách công đƣợc xem nhƣ là đầu ra của quá trình quản lý nhà nƣớc.

1.2.1.2. Khái niệm chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

a. Khái niệm trợ giúp và trợ giúp xã hội

Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “Trợ giúp là sự giúp đỡ, bảo trợ, hỗ trợ, giúp cho ai việc gì, đem cho ai cái gì đang lúc khó khăn, đang cần đến”.

“Trợ giúp” là giúp đỡ mà “giúp đỡ” đƣợc giải thích là giúp để làm giảm bớt khó khăn, nghĩa là làm cho ai một việc gì đó hoặc cho ai cái gì đó mà ngƣời ấy đang cần.

Trợ giúp xã hội đƣợc hiểu là những sự giúp đỡ, trợ giúp của cộng đồng, của Nhà nƣớc đến với các đối tƣợng yếu thế trong xã hội thông qua hình thức hỗ trợ về điều kiện sinh sống, về vật chất để các đối tƣợng trong diện đƣợc trợ giúp có thể phát huy khả năng tự bản thân lo liệu đƣợc cuộc sống, vƣợt qua đƣợc những khó khăn, và có thể dần tái hòa nhập vào cộng đồng.

Chủ thể của trợ giúp xã hội ở đây đó là cộng đồng và Nhà nƣớc. Tuy nhiên thì ở đây pháp luật về an sinh xã hội chỉ điều chỉnh những quan hệ trợ giúp xã hội đối với chủ thể nhà nƣớc, nguồn kinh phí đến từ nguồn trợ giúp từ ngân sách nhà nƣớc cho đối tƣợng đƣợc xác định là đƣợc trợ giúp xã hội.

Đối tƣợng đƣợc trợ giúp xã hội là những ngƣời đƣợc gọi là “yếu thế”, có khó khăn trong đời sống kinh tế, về sức khỏe, hay những ngƣời không nơi nƣơng tựa, ngƣời cô đơn, trẻ mồ côi, có những thiệt thòi trong cuộc sống. Đƣợc xác định là những đối tƣợng mà thực sự cần đến sự giúp đỡ để ổn định cuộc sống.

Đối với chế độ trợ giúp xã hội thì các yếu tố về điều kiện, hoàn cảnh cá nhân, tình trạng tài sản cũng nhƣ những nhu cầu thực tế của đối tƣợng tại các thời điểm phát sinh nhu cầu trợ cấp đƣợc xem là yếu tố cơ bản để quy định về những chế độ hƣởng trợ cấp về hình thức cứu trợ xã hội mà không cần thiết phải gắn với bất kì khoản đóng góp về yếu tố vật chất, hay yếu tố tinh thần nào.

b. Khái niệm chính sách trợ giúp xã hội đối với ngƣời khuyết tật

Từ những phân tích về các khái niệm liên quan trên chúng ta có thể hiểu: Chính sách trợ giúp xã hội đối với NKT là hệ thống các giải pháp trợ giúp của Nhà nƣớc (bằng tiền tệ hoặc phi tiền tệ) để giúp NKT có điều kiện tồn tại, có cơ hội hòa nhập chung sống cùng cộng đồng và ổn định cuộc sống, nhằm góp phần bảo đảm công bằng, ổn định, phát triển bền vững về xã hội, chính trị.

1.2.2. Mục tiêu của chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

Mục tiêu của chính sách trợ giúp NKT đƣợc thể hiện ở mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể.

- Mục tiêu tổng thể: Nhằm hƣớng tới giải quyết vấn đề công bằng, ổn định, phát triển bền vững về xã hội, chính trị.

- Mục tiêu cụ thể: Nhằm giúp NKT bảo đảm các điều kiện sống ổn định, an toàn, hòa nhập, tham gia vào các hoạt động xã hội.

1.2.3. Đối tượng được hưởng chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

Theo các quy định hiện hành, chính sách trợ giúp NKT bao gồm: chính sách trợ giúp xã hội thƣờng xuyên tại cộng đồng và chính sách trợ giúp đột xuất. Đối tƣợng đƣợc hƣởng các chính sách này cụ thể nhƣ sau:

- Thứ nhất, đối tƣợng đƣợc trợ giúp xã hội thƣờng xuyên tại cộng đồng. Trợ giúp xã hội thƣờng xuyên tại cộng đồng gồm hai đối tƣợng: ngƣời khuyết tật đặc biệt nặng và ngƣời khuyết tật nặng. Ngƣời khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nƣơng tựa, không tự lo đƣợc cuộc sống đƣợc nuôi dƣỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội không đƣợc hƣởng chế độ này. Nhƣ vậy, để xác định đối tƣợng đƣợc hƣởng trợ giúp xã hội pháp luật căn cứ vào tiêu chí mức độ khuyết tật của NKT.

- Thứ hai, đối tƣợng đƣợc hƣởng trợ giúp đột xuất.

Trợ giúp xã hội đột xuất là hỗ trợ lƣơng thực; hỗ trợ ngƣời bị thƣơng nặng; hỗ trợ chi phí mai táng; hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở cho các đối tƣợng thiếu đói trong dịp tết Âm lịch, thiếu đói do giáp hạt, mất mùa, hỏa hoạn hay các lý lo bất khả kháng nhƣ ngƣời bị thƣơng nặng do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn giao thông, tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng; ngƣời gặp rủi ro ngoài vùng cƣ trú mà bị thƣơng nặng hoặc bị chết mà gia đình không biết để chăm sóc hoặc mai táng; hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có

hoàn cảnh khó khăn có nhà bị đổ, sập, cháy do thiên tai, hỏa hoạn hoặc vì lý do bất khả kháng khác.

- Thứ ba, đối tƣợng đƣợc hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng.

Đối tƣợng đƣợc nhận hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm: Gia đình có ngƣời khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dƣỡng, chăm sóc ngƣời đó; ngƣời nhận nuôi dƣỡng, chăm sóc ngƣời khuyết tật đặc biệt nặng; ngƣời khuyết tật đƣợc hƣởng trợ cấp xã hội đang mang thai hoặc nuôi con dƣới 36 tháng tuổi.

- Thứ tƣ, đối tƣợng đƣợc chăm sóc, nuôi dƣỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội. Là những ngƣời khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nƣơng tựa, không tự lo đƣợc cuộc sống đƣợc tiếp nhận vào nuôi dƣỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.

1.2.4.Vai trò của chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

Chính sách trợ giúp xã hội đối với ngƣời khuyết tật có vai trò vô cùng quan trọng. Khi mà ngƣời khuyết tật ở thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Thứ nhất, là cầu nối giúp ngƣời khuyết tật hòa nhập với cuộc sống tốt hơn. Chính sách trợ giúp xã hội đối với ngƣời khuyết tật vừa động viên tinh thần, vừa hỗ trợ về mặt vật chất cũng nhƣ đáp ứng những nhu cầu cơ bản. Nhờ đó mà nhiều ngƣời khuyết tật không có khả năng lao động sản xuất có kinh phí để trang trải cuộc sống. Đồng thời những ngƣời khuyết tật có nhu cầu vay vốn làm ăn cũng đƣợc trợ giúp thông qua chính sách này. Không chỉ dừng lại ở hỗ trợ về tiền mặt và tinh thần mà ngƣời khuyết tật còn đƣợc chăm lo về sức khỏe, đƣợc khám chữa bệnh miễn phí, đi học miễn phí và đƣợc chăm sóc phục hồi chức năng.

Thứ hai, Chính sách trợ giúp xã hội đối với NKT là phƣơng thức để nhà nƣớc thực hiện vai trò và chức năng điều tiết xã hội của mình. Nhà nƣớc là của dân, do dân và vì dân. Những nhóm ngƣời yếu thế và dễ tổn thƣơng

nhƣ ngƣời khuyết tật cần đƣợc bảo vệ và đƣợc tôn trọng. Và chính sách này chính là phƣơng thức để nhà nƣớc làm đƣợc điều đó.

1.2.5. Nội dung chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

1.2.5.1. Chính sách hỗ trợ giáo dục

a) Mục tiêu của chính sách

Chính sách hỗ trợ giáo dục có mục tiêu: tạo điều kiện, khuyến khích những ngƣời khuyết tật tham gia học tập phù hợp với sức khỏe và nhu cầu; tạo hành lang pháp lý cho ngƣời khuyết tật đƣợc tham gia học tập bình đẳng nhƣ các chủ thể khác trong xã hội; nâng cao chất lƣợng giáo dục đối với ngƣời khuyết tật đồng thời góp phần nâng cao chất lƣợng dân trí của ngƣời dân.

b) Giải pháp của chính sách

Để thực hiện mục tiêu nêu trên, Nhà nƣớc ta đã đƣa ra một số giải pháp chính sách nhƣ sau:

- Về độ tuổi nhập học và phƣơng thức giáo dục:

+ Ngƣời khuyết tật đƣợc nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông.

+ Phƣơng thức giáo dục ngƣời khuyết tật bao gồm: giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt; trong đó, Nhà nƣớc khuyết khích ngƣời khuyết tật học tập theo phƣơng thức giáo dục hòa nhập. Ngƣời khuyết tật, cha, m , hoặc ngƣời giám hộ ngƣời khuyết tật lựa chọn phƣơng thức giáo dục phù hợp với sự phát triển của cá nhân ngƣời khuyết tật (Khoản 2, Điều 27 và Điều 28 - Luật Ngƣời khuyết tật năm 2010).

- Về phƣơng tiện và tài liệu hỗ trợ giáo dục cho ngƣời khuyết tật: Ngƣời khuyết tật đƣợc cung cấp phƣơng tiện, tài liệu hỗ trợ dành riêng trong trƣờng hợp cần thiết; ngƣời khuyết tật nghe, nói đƣợc học bằng ngôn ngữ ký hiệu; ngƣời khuyết tật nhìn đƣợc học bằng chữ nổi Braille theo tiêu chuẩn quốc gia. (Khoản 3, Điều 27 - Luật Ngƣời khuyết tật năm 2010)

- Về hỗ trợ chi phí học tập:

+ Ngƣời khuyết tật đƣợc miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; đƣợc xét cấp học bổng (Khoản 2, Điều 27 - Luật Ngƣời khuyết tật).

+ Trẻ em khuyết tật khó khăn về kinh tế đƣợc miễn học phí và đƣợc Nhà nƣớc thực hiện hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp với mức 70.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách vở và các đồ dùng khác; thời gian hƣởng theo thời gian học thực tế và không quá 9 tháng/năm học (Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/5/2010).

Ngoài ra, ngƣời khuyết tật còn đƣợc: ƣu tiên nhập học và tuyển sinh; miễn, giảm một số nội dung môn học hoặc hoạt động giáo dục trong chƣơng trình giáo dục; đánh giá kết quả giáo dục; xét lên lớp và cấp bằng tốt nghiệp (Thông tƣ liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH –BTC của Bộ Giáo dục và đào tạo - Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành ngày 31/12/2013).

1.2.5.2. Chính sách hỗ trợ về y tế

Nhằm giúp NKT đƣợc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe một cách bình đẳng nhƣ bao ngƣời khác thì Luật Ngƣời khuyết tật năm 2010 gồm các giải pháp chính sách sau:

- Về chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cƣ trú: trạm y tế xã có trách nhiệm triển khai các hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ khuyết tật; hƣớng dẫn ngƣời khuyết tật các cách thức phòng bệnh, tự chăm sóc sức khỏe. Trạm y tế xã cũng có trách nhiệm lập hồ sơ để theo dõi, quản lý sức khỏe của ngƣời khuyết tật; khám chữa bệnh cho ngƣời khuyết tật trong phạm vi chuyên môn của mình (Điều 21).

- Về vấn đề khám bệnh, chữa bệnh: Nhà nƣớc bảo đảm để ngƣời khuyết tật đƣợc khám bệnh, chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp. Ngƣời

khuyết tật đƣợc hƣởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Ngƣời khuyết tật là ngƣời mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm, có ý tƣởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho ngƣời khác đƣợc hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại và chi phí điều trị trong thời gian điều trị bắt buộc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Điều 22).

- Vấn đề phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: Ngƣời khuyết tật đƣợc Nhà nƣớc tạo điều kiện, hỗ trợ phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Việc hƣớng dẫn chuyên môn phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng do các cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thực hiện. UBND các cấp có trách nhiệm xây dựng, và tổ chức thực hiện chƣơng trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Ngoài ra, UBND các cấp cũng có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (Điều 25).

1.2.5.3. Chính sách hỗ trợ dạy nghề và hỗ trợ việc làm

a) Mục tiêu chính sách

Nhà nƣớc đƣa ra các chính sách hỗ trợ dạy nghề và hỗ trợ việc làm đối với NKT nhằm giúp họ có năng lực thực hành nghề phù hợp với khả năng lao động của mình để tự tạo việc làm, hoặc tìm đƣợc việc làm, ổn định đời sống và hòa nhập với cộng đồng.

b) Giải pháp chính sách

Để thực hiện đƣợc các mục tiêu trong hoạt động hỗ trợ dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho NKT, Nhà nƣớc ta đã đƣa ra các giải pháp chính sách nhƣ sau:

- Thứ nhất, giải pháp của chính sách hỗ trợ dạy nghề

+ Nhà nƣớc đảm bảo ngƣời khuyết tật đƣợc tƣ vấn học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng nhƣ những ngƣời khác.

+ Cơ sở dạy nghề có trách nhiệm cấp văn bằng, chứng chỉ, công nhận nghề đào tạo khi ngƣời khuyết tật học hết chƣơng trình đào tạo và đủ điều kiện theo quy định của thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc về dạy nghề.

+ Ngƣời khuyết tật học nghề, giáo viên dạy nghề cho ngƣời khuyết tật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)