Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 95 - 102)

2.4.3.1. Nhóm nguyên nhân về chính sách và thực hiện chính sách

a) Nguyên nhân về chính sách trợ giúp dạy nghề và việc làm - Nguyên nhân về chính sách:

+ Trong Luật ngƣời khuyết tật năm 2010 chỉ khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động là NKT. Do đó, doanh nghiệp sẽ tùy theo điều kiện, khả năng, nhu cầu của mình mà quyết định có nhận NKT vào làm việc hay không. Đây là một bất cập vì tâm lý của hầu hết các doanh nghiệp là không muốn nhận NKT vào làm việc vì khi nhận NKT vào làm việc họ phải đầu tƣ cơ sở vật chất cho NKT, khó khăn trong việc chỉ đạo, hƣớng dẫn, và yêu cầu NKT làm việc.

+ Thời gian hỗ trợ học nghề chƣa phù hợp: hầu hết NKT mới chỉ đƣợc hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và dƣới 3 tháng.

- Nguyên nhân về thực hiện chính sách:

+ Cơ sở dạy nghề cho NKT trên địa bàn huyện Mê Linh còn ít. Việc dạy nghề và giải quyết việc làm phần lớn là do các tổ chức nhân đạo, thiện nguyện đảm nhận.

+ Các doanh nghiệp thƣờng e ngại khi tuyển dụng NKT vào làm việc nên NKT trên địa bàn huyện Mê Linh thƣờng tự tạo việc làm, hoặc làm việc tại các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ tại địa phƣơng.

+ Công tác dạy nghề cho NKT đang đƣợc lồng ghép với các chƣơng trình dạy nghề cho lao động nông thôn, nên dạy nghề cho NKT chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

+ Mỗi dạng tật của NKT chỉ phù hợp với một số nghề nhất định nên dạy nghề cho họ còn nhiều khó khăn, đòi hỏi chi phí cao hơn dạy nghề thông thƣờng. + Nguồn kinh phí để thực hiện mở các lớp dạy nghề cho ngƣời khuyết tật còn hạn chế.

+ Công tác tuyên truyền, phổ biến về các lớp dạy nghề cho NKT chƣa đƣợc thực hiện tốt, dẫn đến NKT, gia đình ngƣời khuyết tật nắm bắt thông tin không kịp thời.

b) Nguyên nhân về chính sách trợ giúp y tế - Nguyên nhân về chính sách:

+ Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các dụng cụ hỗ trợ PHCN nhƣ chân tay giả, n p, xe lăn… không nằm trong danh sách bảo hiểm chi trả.

+ Ngoài ra, theo quy định hiện hành chỉ có NKT đặc biệt nặng và NKT nặng mới đƣợc cấp TBHYT miễn phí, còn NKT nh không nằm trong đối tƣợng đƣợc hƣởng chế độ này.

- Nguyên nhân về thực hiện chính sách:

+ Hầu hết các cơ sở y tế cấp xã thiếu ngƣời có chuyên môn, kinh nghiệm về khám, chữa bệnh cho NKT.

+ Bên cạnh đó, rất ít trạm y tế xã thực hiện việc lập hồ sơ quản lý đối tƣợng, theo dõi tình hình sức khỏe của NKT theo quy định của Luật Ngƣời khuyết tật và thái độ phục vụ bệnh nhân của một số cán bộ y tế còn chƣa tốt.

+ Công tác thăm, khám cho các bà m có thai để phát hiện khuyết tật sớm còn chƣa đƣợc quan tâm.

+ Nguồn ngân sách đầu tƣ cho lĩnh vực phục hồi chức năng còn hạn chế. + Phần lớn hộ gia đình có NKT đều có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế bị hạn chế (đặc biệt các chi phí bị phát sinh cao nhƣ: chi phí đi lại, chăm sóc, ăn ở, thuốc men,…vƣợt quá tài chính của NKT và hộ gia đình có NKT), điều đó dẫn đến việc ngƣời khuyết tật bị hạn chế về cơ hội tham gia khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

c) Nguyên nhân về chính sách trợ giúp văn hóa, thể dục, thể thao - Nguyên nhân về thực hiện chính sách:

+ Chƣa có cơ sở vật chất về văn hóa, thể dục thể thao dành riêng cho NKT dẫn đến việc thu hút NKT tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí, tập luyện, thi đấu thể dục, thể thao còn hạn chế.

+ Các hoạt động, chƣơng trình dành cho NKT chỉ mang tính phong trào, không hoạt động thƣờng xuyên.

d) Nguyên nhân về chính sách bảo trợ xã hội - Nguyên nhân về chính sách:

+ Mức trợ cấp hàng tháng cho NKT trên địa bàn huyện Mê Linh còn thấp, chỉ bằng với mức Chính phủ quy định.

+ Chính quyền địa phƣơng cũng chƣa có các chính sách hỗ trợ riêng nào cho NKT nên cuộc sống của NKT cũng nhƣ gia đình NKT còn gặp nhiều khó khăn.

+ Ngoài ra, trình tự, thủ tục hƣởng trợ giúp còn phức tạp, phải qua nhiều cấp, và mất nhiều thời gian chờ đợi.

- Nguyên nhân về thực hiện chính sách:

+ Chƣa huy động đƣợc nhiều sự giúp đỡ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm cùng với việc nguồn ngân sách Nhà nƣớc hạn h p nên nguồn vốn hỗ trợ cho NKT còn hạn chế.

+ Ở cấp xã, cán bộ văn hóa xã hội chỉ có một biên chế, lại kiệm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau do đó việc xét duyệt hồ sơ, hay thực hiện chi trả tiền trợ cấp cho NKT còn chậm.

e) Nguyên nhân về chính sách hỗ trợ giáo dục - Nguyên nhân về thực hiện chính sách:

+ Hiện nay, trên địa bàn huyện Mê Linh không có trƣờng chuyên biệt dành riêng cho ngƣời khuyết tật.

+ Bên cạnh đó, số lƣợng giáo viên trên địa bàn huyện Mê Linh đƣợc đào tạo chuyên ngành giáo dục đặc biệt còn ít. Do đó, chất lƣợng giáo dục cho các em học sinh khuyết tật chƣa đạt đƣợc kết quả cao.

+ Ngoài ra, trẻ em khuyết tật chủ yếu đi học hòa nhập ở các trƣờng mầm non, tiểu học trên địa bàn; trong khi đó cơ sở vật chất ở các trƣờng học

này lại không phù hợp với NKT nhƣ: bậc thang cao khiến cho học sinh khó khăn khi đến lớp.

2.4.3.2. Nhóm nguyên nhân từ người khuyết tật, gia đình người khuyết tật và cộng đồng xã hội

a. Nguyên nhân từ ngƣời khuyết tật

- Do tâm lý NKT luôn cảm thấy mặc cảm, tự ti, coi mình là gánh nặng của gia đình và xã hội; trong khi đó tự ti là một trong những rào cản lớn của NKT khi muốn hòa nhập cộng đồng.

- Bên cạnh những ngƣời có ý chí vƣơn lên thì vẫn còn một số NKT còn có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào trợ cấp của Nhà nƣớc.

- Do bị ảnh hƣởng bởi khiếm khuyết nên NKT đa số có sức khỏe không tốt, khó khăn trong việc đi lại, giao tiếp, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp đó là những rào cản khiến cho NKT có cơ hội việc làm thấp, khả năng tham gia các hoạt động xã hội cũng hạn chế, và khả năng tiếp cận các thông tin về chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc cũng hạn chế do đó họ không nắm bắt kịp thời các chính sách của Nhà nƣớc, không đƣợc thụ hƣởng các chính sách đáng lẽ ra họ đƣợc hƣởng.

b. Nguyên nhân từ gia đình ngƣời khuyết tật và cộng đồng xã hội

- Bên cạnh những ngƣời muốn đƣa con em mình đi học, tham gia các hoạt động xã hội thì vẫn còn những phụ huynh có tâm lý lo sợ con em mình bị tổn thƣơng nên đôi khi không dám cho họ tiếp xúc với bên ngoài, dẫn đến việc NKT bị cô lập, quanh quẩn trong nhà; ít trải nghiệm cuộc sống, khi gặp sự cố thƣờng khó tự giải quyết.

- Các doanh nghiệp sợ rằng năng suất lao động của NKT không cao, phải mất nhiều chi phí cho đầu tƣ cơ sở vật chất và điều kiện làm việc cho NKT.

- Do suy nghĩ, quan điểm của một bộ phận ngƣời dân còn mang tính nặng nề, phân biệt đối xử đối với ngƣời khuyết tật. Cụ thể, năm 2007 đƣợc sự tài trợ của Quỹ Ford, Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội (ISDS) đã tiến hành

khảo sát 4 tỉnh thành ở Việt Nam và đƣa ra một vài con số thống kê về quan điểm của cộng đồng về ngƣời khuyết tật, các con số biến thiên do sự khác biệt giữa các tỉnh, đƣợc thể hiện nhƣ Bảng 2.11 và Bảng 2.12.

Bảng 2.11. Thái độ của cộng đồng với ngƣời khuyết tật

Nội dung Tỷ lệ (%)

Đáng thƣơng 98 – 99

NKT là ngƣời ỷ lại 18 – 32

NKT không thể có cuộc sống bình thƣờng 40 – 59,4

NKT bị nhƣ vậy là do số phận 56 - 65

NKT đáng phải gánh chịu số kiếp khuyết tật nhƣ vậy

vì họ phải trả giá cho việc làm xấu xa ở kiếp trƣớc 14 - 21

Gặp phải NKT là vận đen 17

(Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội – ISDS)

+ Từ số liệu thống kê Bảng 2.11, chúng ta có thể thấy rằng: Tình trạng kỳ thị phân biệt với NKT diễn ra phổ biến, thái độ của xã hội đối với NKT còn nặng nề. Trong số những ngƣời đƣợc khảo sát thì số ngƣời cho rằng ngƣời khuyết tật là ngƣời đáng thƣơng chiếm tỷ lệ cao nhất (98 % - 99%); và số ngƣời cho rằng gặp phải NKT là vận đen chiếm tỷ lệ thấp nhất 17%.

Căn cứ vào các nghiên cứu hiện hành về thái độ của gia đình đối với ngƣời khuyết tật và các kết quả phân tích rất cụ thể trên những nhóm đối tƣợng nghiên cứu. Bao gồm các tiêu chí nhƣ: Coi thƣờng ngƣời khuyết tật, coi là gánh nặng suốt đời, coi là vô dụng, bỏ mặc không chăm sóc, bỏ rơi, bắt đi ăn xin,... tất cả đều đƣợc thể hiện thông qua bảng 2.12 nhƣ sau:

Bảng 2.12. Thái độ của gia đình NKT đối với NKT

Nội dung Tỷ lệ (%)

Coi thƣờng NKT 16

Coi là gánh nặng suốt cuộc đời 40

Coi là vô dụng 20,7

Thƣờng xuyên bị lăng mạ 14,2

Bỏ mặc không chăm sóc 8,5

Bỏ rơi 7,1

Không cho ăn 4,3

Khóa/xích trong nhà 10,2

Bắt đi ăn xin 1,5

(Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội – ISDS)

+ Từ Bảng 2.12, chúng ta thấy rằng: Tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử đối với NKT diễn ra ngay trong chính gia đình ngƣời khuyết tật. Số gia đình coi NKT là gánh nặng suốt đời chiếm tỷ lệ cao nhất (40%), và NKT bị bắt đi ăn xin chiếm tỷ lệ thấp nhất (1,5%); thậm chí ngƣời khuyết tật còn bị chính ngƣời thân trong gia đình coi là gánh nặng suốt đời (40%); coi là vô dụng (20,7%); lăng mạ (14,2%); khóa/xích trong nhà (10,2%); hay bị bỏ đói, không cho ăn ( 4,3%).

+ Những con số thống kê từ Bảng 2.11 và Bảng 2.12 phản ánh phần nào thực trạng kỳ thị của xã hội và gia đình ngƣời khuyết tật đối với ngƣời khuyết tật; Chính những điều đó là một trong những nguyên nhân khiến cho ngƣời khuyết tật cảm thấy tủi thân, khiến họ bị hạn chế trong việc tham gia các hoạt động của cộng đồng xã hội.

Tiểu kết chƣơng 2

Với mục tiêu là làm rõ thực trạng thực hiện chính sách trợ giúp ngƣời khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2016 - nay để làm nền tảng cho việc đƣa ra các giải pháp cho Chƣơng 3, trong Chƣơng 2 luận văn đã trình bày những nội dung sau:

- Khái quát về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Mê Linh

- Khái quát về ngƣời khuyết tật tại huyện Mê Linh với những vấn đề cơ bản nhƣ: hoàn cảnh gia đình, tình trạng việc làm, tình trạng hôn nhân.

- Chƣơng 2 cũng làm rõ thực trạng triển khai thực hiện chính sách trợ giúp ngƣời khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh với những nội dung: quy trình chung trong việc triển khai thực hiện chính sách trợ giúp ngƣời khuyết tật; quy trình thực hiện của từng chính sách cụ thể; những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện các chính sách trợ giúp ngƣời khuyết tật.

Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 95 - 102)