Một số văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện chính sách trợ giúp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 63)

giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, TP. Hà Nội

Gồm một số văn bản quy phạm pháp luật nhƣ sau:

- Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/12/2010 của Chính phủ, quy định 1 trong 9 đối tƣợng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp hàng tháng do xã, phƣờng, thị trấn quản lý là “Ngƣời tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ”;

- Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10 /04/2012 quy định chi tiết và hƣớng dẫn một số điều của Luật ngƣời khuyết tật;

- Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tƣợng bảo trợ xã hội;

- Nghị Định số 67/2007/NĐ- CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 về chính sách trợ giúp xã hội cho đối tƣợng BTXH;

- Quyết định số 1956/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

- Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP;

- Nghị định số 13/2010/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội;

- Nghị định số 28/2012/NĐ-CP về hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật ngƣời khuyết tật;

- Quyết định số 1019/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án trợ giúp ngƣời khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020;

- Nghị định số 136/2013/NĐ-CP về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tƣợng bảo trợ xã hội của Chính phủ ban hành ngày 21/10/2013;

- Quyết định Số: 78/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tƣợng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng và tại các cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội.

2.3.2.Quy trình triển khai thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với

người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, TP.Hà Nội

Quy trình gồm 5 bƣớc nhƣ sau:

Bƣớc 1: Dựa vào chỉ đạo và kế hoạch triển khai của UBND TP.Hà Nội UBND huyện Mê Linh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với NKT trên địa bàn huyện.

Bƣớc 2: UBND huyện tiến hành phổ biến, tuyên truyền chính sách trợ giúp xã hội đối với NKT trên địa bàn.

Bƣớc 3: UBND huyện tiến hành phân công, phối hơp thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với ngƣời khuyết tật.

Bƣớc 4: UBND huyện đôn đốc thực hiện chính sách để vừa thúc đẩy các chủ thể nỗ lực nhiều hơn để hoàn thành nhiệm vụ, vừa phòng, chống những hành vi vi phạm quy định trong thực hiện chính sách trên địa bàn.

Bƣớc 5: Tổng kết thực thi chính sách trợ giúp xã hội đối với NKT trên địa bàn huyện Mê Linh

Các chính sách trợ giúp xã hội đối với ngƣời khuyết tật hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách Nhà nƣớc thông qua quỹ chi đảm bảo thƣờng xuyên của huyện. Ngoài ra, hằng năm vào những dịp lễ tết, hay trong những tình trạng bất khả kháng nhƣ thiên tai, mất mùa thì ngƣời khuyết tật cũng đƣợc chính quyền các cấp hỏi thăm, động viên và trợ cấp đột xuất.

2.3.3. Một số chính sách dành cho người khuyết tật đang được triển khai tại huyện Mê Linh, TP.Hà Nội

Từ những phân tích trên chúng ta có một bức tranh khái quát về ngƣời khuyết tật tại huyện Mê Linh, TP.Hà Nội đó là đa phần có cuộc sống khó khăn, trình độ học vấn thấp. Nhằm góp phần tạo điều kiện cho ngƣời khuyết tật nâng cao chất lƣợng cuộc sống, hòa nhập cộng đồng huyện Mê Linh đã và đang triển khai một số chính sách dành cho NKT nhƣ: chính sách hỗ trợ giáo dục; chính sách hỗ trợ về y tế; chính sách hỗ trợ dạy nghề và giải quyết việc làm; chính sách hỗ trợ về văn hóa, thể dục, thể thao và chính sách bảo trợ xã hội.

2.3.2.1. Chính sách hỗ trợ về giáo dục

Hàng năm, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mê Linh căn cứ vào: Luật Ngƣời khuyết tật năm 2010; Quyết định Số: 338/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về việc ban hành kế hoạch giáo dục ngƣời khuyết tật giai đoạn 2018 – 2020; Quyết đinh số: 1463/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về việc ban hành kế hoạch thực hiện “ Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2018 -2025”; Quyết định số 1171/QĐ-UBND về việc phê duyệt nội dung văn kiện dự án "Hợp tác công tƣ trong việc đào tạo và giáo dục nghề nghiệp cho thanh thiếu niên khuyết tật tại Hà Nội" và các văn bản pháp luật hiện hành khác, để đƣa ra kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học cho từng cấp học, trong đó lồng ghép nội dung giáo dục đối với học sinh khuyết tật và chỉ đạo, hƣớng dẫn các cơ sở giáo dục trên địa bàn triển khai thực hiện.

2.3.2.2. Chính sách hỗ trợ về y tế

- Thực hiện các chính sách ƣu tiên của Nhà nƣớc đối với NKT về phúc lợi y tế, UBND huyện Mê Linh đã chỉ đạo, hƣớng dẫn các cơ quan chuyên môn có liên quan thực hiện các chính sách hỗ trợ về y tế cho NKT trên địa bàn.

- Việc thực hiện chính sách trợ giúp về y tế đƣợc thể hiện qua: hỗ trợ tiền mặt để ngƣời khuyết tật chi trả các dịch vụ khám chữa bệnh; cấp thẻ bảo

hiểm y tế, hỗ trợ phục hồi chức năng, chỉnh hình; tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất của các trạm y tế; giáo dục, tuyên truyền ngƣời dân cách tự chăm sóc sức khỏe, ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh.

2.3.2.3. Chính sách hỗ trợ dạy nghề và giải quyết việc làm

- Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực đối với bản thân, gia đình ngƣời khuyết tật và cộng đồng xã hội mang tính bền vững cho xã hội, giúp họ có cơ hội hòa nhập với cuộc sống, xóa đi những mặc cảm, tự lập trong cuộc sống trở thành ngƣời có ích cho gia đình, cộng đồng, xã hội.

Đó cũng là một trong những nội dung quan trọng, góp phần hoàn thành mục tiêu kế hoạch số: 161/KH-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2013 của UBND Thành phố Hà Nội về thực hiện Đề án trợ giúp ngƣời khuyết tật giai đoạn 2012-2020 của Thủ tƣớng Chính phủ trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

- Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và Quyết định số: 150/KH - UBND ngày 26 tháng 12 năm 2011 của UBND TP.Hà Nội về phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn TP.Hà Nội”.

Trong những năm gần đây, UBND huyện Mê Linh đã rất tích cực, quan tâm, chỉ đạo các cơ quan chức năng, phối hợp với các ngành, các cấp thống kê nhu cầu học nghề của ngƣời dân; để từ đó nắm rõ đƣợc nhu cầu học nghề của ngƣời dân địa phƣơng cũng nhƣ ngƣời khuyết tật trên cơ sở đó UBND huyện đề ra kế hoạch dạy nghề trình UBND thành phố phê duyệt.

Ngoài ra, UBND huyện cũng tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về đạo tạo nghề, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề hoạt động có hiệu quả trên địa bàn, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm.

2.3.2.4. Chính sách hỗ trợ về văn hóa, thể dục, thể thao

- Nhằm từng bƣớc thực hiện kế hoạch số 161/KH-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2013 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thực hiện “Đề án trợ giúp ngƣời khuyết tật giai đoạn 2012-2020” của Thủ tƣớng Chính phủ trên địa bàn TP.Hà Nội; UBND huyện Mê Linh đã chỉ đạo các cấp, các ngành trên địa bàn huyện đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng cho đối tƣợng ngƣời khuyết tật gắn liền với cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gƣơng Bác Hồ vĩ đại", với phƣơng châm mỗi ngƣời tự chọn một môn thể thao phù hợp tập luyện để tăng cƣờng sức khỏe, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần, vui tƣơi lành mạnh.

- Trong những năm qua, Phòng Lao động thƣơng binh và xã hội cùng Hội khuyết tật huyện Mê Linh đã phối hợp với một số trƣờng học trên địa bàn xã Thạch Đà, Liên Mạc, Hoàng Kim, Tam Đồng, Đại Thịnh,… tổ chức câu lạc bộ “Đôi bạn cùng tiến”, “Tôi và bạn cùng vẽ tranh”, “Tôi và bạn cùng vui chơi”, “Sân khấu của chúng em”; những hoạt động trên đã đem lại cho các em học sinh khuyết tật những phản ứng tích cực, giúp các em tự tin hòa nhập hơn vào cuộc sống cộng đồng.

- Ngoài ra, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã xây dựng kế hoạch sửa chữa, nâng cấp sân bãi, nhà tập phù hợp với ngƣời khuyết tật; mua sắm trang thiết bị, dụng cụ thể dục thể thao, tổ chức tập huấn, thi đấu, tuyển chọn các vận động viên tham gia các giải thể thao trong nƣớc và quốc tế.

2.3.2.5. Chính sách bảo trợ xã hội

- Những năm qua chính quyền các cấp huyện Mê Linh đã không ngừng tích cực triển khai thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với ngƣời khuyết tật trên địa bàn huyện; bám sát phƣơng hƣớng, mục tiêu nhiệm vụ nhằm góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch số 161/KH-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2013 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thực hiện “Đề án trợ giúp ngƣời khuyết tật giai đoạn 2012-2020” của Thủ tƣớng Chính phủ trên địa bàn TP.Hà Nội.

- UBND huyện Mê Linh đã và đang triển khai, tổ chức thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với NKT trên địa bàn theo Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật ngƣời khuyết tật; Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tƣợng bảo trợ xã hội và Quyết định số: 78/2014/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2014 của UBND Thành phố Hà Nội về việc quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tƣợng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng và tại các cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội Hà Nội và Quyết định Số: 25/2015/QĐ-UBND của UBND TP.Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 78/2014/QĐ-UBND ngày 31/10/2014 về quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tƣợng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng và tại các cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội Hà Nội.

a. Chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng

- Trình tự, thủ tục triển khai thực hiện: Các đối tƣợng phải đảm bảo quy trình lập hồ sơ, xét duyệt hồ sơ theo quy định chung.

- Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm: tờ khai thông tin của ngƣời khuyết tật; bản sao Giấy xác nhận khuyết tật; bản sao Sổ hộ khẩu; bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân; bản sao Quyết định của cơ sở chăm sóc ngƣời khuyết tật về việc chuyển ngƣời khuyết tật về gia đình đối với trƣờng hợp đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội; giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế; bản sao Giấy khai sinh của con đang nuôi dƣới 36 tháng tuổi đối với trƣờng hợp đang mang thai, nuôi con dƣới 36 tháng tuổi (Khoản 1, Điều 20 – Nghị định số 28/2012/NĐ-CP).

- Mức chuẩn trợ giúp xã hội là: 350.000 đồng/ngƣời/tháng (Theo mục I, Điều 1 – Quyết định số 78/2014/QĐ-UBND của UBND TP. Hà Nội)

- Trình tự triển khai thực hiện: Các đối tƣợng cũng phải đảm bảo quy trình lập hồ sơ, xét duyệt hồ sơ theo quy định chung.

- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng của từng nhóm đối tƣợng nhƣ sau:

- Thứ nhất, hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với gia đình có ngƣời khuyết tật đặc biệt nặng bao gồm:

+ Tờ khai thông tin hộ gia đình; + Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật; + Bản sao Sổ hộ khẩu;

+ Tờ khai thông tin của ngƣời khuyết tật với trƣờng hợp ngƣời khuyết tật chƣa đƣợc hƣởng trợ cấp xã hội hoặc bản sao Quyết định hƣởng trợ cấp xã hội của ngƣời khuyết tật đối với trƣờng hợp ngƣời khuyết tật đang hƣởng trợ cấp xã hội.

- Thứ hai, hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với ngƣời nhận

nuôi dƣỡng, chăm sóc ngƣời khuyết tật đặc biệt nặng bao gồm:

+ Đơn của ngƣời nhận nuôi dƣỡng, chăm sóc ngƣời khuyết tật có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã về đủ điều kiện nhận nuôi dƣỡng, chăm sóc theo quy định của pháp luật;

+ Tờ khai thông tin ngƣời nhận nuôi dƣỡng, chăm sóc;

+ Bản sao Sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân của ngƣời nhận nuôi dƣỡng, chăm sóc;

+ Tờ khai thông tin của ngƣời khuyết tật;

+ Bản sao Sổ hộ khẩu của hộ gia đình ngƣời khuyết tật (nếu có); + Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;

+ Bản sao Quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng của ngƣời khuyết tật đối với trƣờng hợp ngƣời khuyết tật đang hƣởng trợ cấp xã hội.

- Thứ ba, hồ sơ hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với ngƣời khuyết tật đang

+ Trƣờng hợp ngƣời khuyết tật chƣa đƣợc hƣởng trợ cấp xã hội hàng tháng, thành phần hồ sơ bao gồm: tờ khai thông tin của ngƣời khuyết tật; bản sao Giấy xác nhận khuyết tật; bản sao Sổ hộ khẩu; bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân; bản sao Quyết định của cơ sở chăm sóc ngƣời khuyết tật về việc chuyển ngƣời khuyết tật về gia đình đối với trƣờng hợp đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội; giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế; bản sao Giấy khai sinh của con đang nuôi dƣới 36 tháng tuổi đối với trƣờng hợp đang mang thai, nuôi con dƣới 36 tháng tuổi.

+ Trƣờng hợp NKT đang hƣởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hồ sơ bao gồm: bản sao Quyết định hƣởng trợ cấp xã hội hàng tháng; giấy xác nhận đang mang thai của cơ quan có thẩm quyền, và bản sao Giấy khai sinh của con dƣới 36 tháng tuổi (Khoản 2, 3, và Khoản 4 Điều 20 – Nghị định số 28/2012/NĐ-CP).

c. Chính sách hỗ trợ mai táng phí

- Quy trình thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí mai táng nhƣ sau:

+ Bước 1: Gia đình, cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức mai táng cho NKT

làm hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp xã (Hồ sơ bao gồm: Đơn hoặc văn bản đề nghị của gia đình, cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức đứng ra tổ chức mai táng cho ngƣời khuyết tật; và bản sao giấy chứng tử của ngƣời khuyết tật);

+ Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

hợp lệ, UBND cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ gửi Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội;

+ Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 63)