GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 104)

TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH, TP.HÀ NỘI

Căn cứ vào các chính sách hiện hành về trợ giúp xã hội đối với ngƣời khuyết tật và các kết quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với ngƣời khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh giai đoạn 2016 - nay, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với ngƣời khuyết tật tại huyện Mê Linh giai đoạn tới nhƣ sau:

3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách nhằm huy động cộng đồng xã hội tham gia thực hiện chính sách

- Cần tiếp tục và đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách về ngƣời khuyết tật thông qua các hình thức nhƣ: sách báo, truyền thanh, truyền hình, mạng xã hội,…để ngƣời dân địa phƣơng cũng nhƣ NKT có thể nắm bắt kịp thời các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc về ngƣời khuyết tật. Đây là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần tích cực để tạo chuyển biến trong nhận thức và hành vi ứng xử của xã hội đối với NKT cũng nhƣ trong thực hiện chính sách trợ giúp ngƣời khuyết tật.

- Huy động sự tham gia của Hội ngƣời khuyết tật huyện Mê Linh, Hội ngƣời mù và các tổ chức chi hội trên địa bàn huyện Mê Linh để đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, hội viên, và các tầng lớp nhân dân cùng tham gia thực hiện chính sách trợ giúp ngƣời khuyết tật để góp phần trợ giúp, giảm bớt khó khăn cho NKT, và từng bƣớc thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.

- Tập huấn cho cán bộ về công tác tƣ vấn học nghề cho NKT.

- Tổ chức Hội nghị giao ban giữa các cơ quan có liên quan để chia sẻ kinh nghiệm, thống nhất kế hoạch tuyên truyền, tƣ vấn cho NKT.

- Các cơ quan có liên quan triển khai việc cung cấp thông tin thị trƣờng hỗ trợ liên kết với doanh nghiệp cho ngƣời lao động là NKT.

- Tuyên truyền các chủ trƣơng, chính sách, hoạt động đào tạo nghề trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, giới thiệu mô hình đào tạo mới, cách làm hay cho đông đảo các cơ quan, đơn vị, cán bộ giảng dạy và học viên.

- Để có đội ngũ tuyên truyền viên có kỹ năng, hoạt động có hiệu quả, các cấp ngành, đoàn thể phải lựa chọn, tạo dựng, bồi dƣỡng tập huấn nghiệp vụ thƣờng xuyên cho họ.

- Bên cạnh đó, mỗi hội, ban, ngành đoàn thể cần biểu dƣơng, khen thƣởng kịp thời đối với những cá nhân, tập thể có nhiều thành tích, đóng góp trong công tác tƣ vấn, tuyên truyền và tổ chức giao lƣu, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các tuyên truyền viên để họ có dịp học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

3.2.2. Tăng cường và đổi mới công tác quản lý đối với người khuyết tật

- Tiếp tục thực hiện phân công các nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho các phòng ban, đơn vị và quy định mạch lạc cơ chế phối hợp trong thực hiện từng hoạt động trợ giúp ngƣời khuyết tật.

- Quy định rõ nguồn lực và trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn trong việc thực hiện chính sách; phân cấp cụ thể về nguồn trợ giúp từ các nguồn khác nhau trong xã hội với ngƣời khuyết tật (ngân sách nhà nƣớc, quỹ Hội Bảo trợ ngƣời tàn tật và trẻ mồ côi, quỹ Hội ngƣời mù,…) bên cạnh đó cần có cơ chế quản lý phù hợp, thống nhất trong việc hình thành và phát triển các loại hình quỹ hỗ trợ cho ngƣời khuyết tật.

- Tăng cƣờng công tác quản lý hoạt động trợ giúp từ cộng đồng xã hội, kiểm soát và điều phối các nguồn hỗ trợ từ các nguồn lực trong cộng đồng.

- Nâng cao kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ thực hiện trợ giúp đối với các đối tƣợng bảo trợ xã hội nói chung và ngƣời khuyết tật nói riêng bằng việc tổ chức các lớp đào tạo, hƣớng dẫn chuyên môn nghiệp vụ bảo trợ xã hội.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nƣớc đối với các đối tƣợng bảo trợ xã hội nói chung và NKT nói riêng nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý.

- UBND huyện Mê Linh cần tiếp tục hƣớng dẫn, chỉ đạo UBND xã khảo sát số lƣợng, mức độ, và các dạng khuyết tật, cũng nhƣ nhu cầu của ngƣời khuyết tật trên địa bàn về học tập, văn hóa, việc làm để làm cơ sở cho việc lập ra các kế hoạch trợ giúp ngƣời khuyết tật với nội dung cụ thể, mục tiêu rõ ràng và thống nhất việc thực hiện giữa các địa phƣơng để tránh sự chồng chéo, thiếu hiệu quả.

- Tăng cƣờng xây dựng, ban hành các chƣơng trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng lồng ghép với chính sách ƣu tiên ngƣời khuyết tật.

- UBND huyện Mê Linh cần có sự phân bổ ngân sách địa phƣơng hợp lý để đầu tƣ cơ sở hạ tầng vật chất, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho các cơ sở y tế trên địa bàn.

- UBND huyện cũng cần tăng cƣờng chỉ đạo, hƣớng dẫn và kiểm tra các cơ sở y tế trên địa bàn trong việc lập hồ sơ quản lý đối tƣợng, theo dõi tình hình sức khỏe của NKT.

- Bên cạnh đó, chính quyền các cấp cũng cần tăng cƣờng công tác truyền thông về chăm sóc sức khỏe của NKT, tiếp tục duy trì công tác khám sức khỏe định kỳ cho NKT tại địa phƣơng.

- Đổi mới và nâng cao chất lƣợng giáo dục hòa nhập cho NKT; trong đó chú trọng đến việc đào tạo, bồi dƣỡng cho đội ngũ giáo viên các kiến thức và kỹ năng về giáo dục NKT; xây dựng nội dung giáo dục, phƣơng pháp học tập phù hợp cho học sinh ở các dạng khuyết tật khác nhau.

- Chính quyền địa phƣơng cần phối hợp với các tổ chức của NKT trên địa bàn tăng cƣờng thông tin cho ngƣời khuyết tật về thị trƣờng lao động, các lớp dạy nghề nhằm tạo điều kiện, tăng cơ hội cho ngƣời khuyết tật tiếp cận với các chƣơng trình dạy nghề và thị trƣờng lao động.

- Thƣờng xuyên khảo sát, đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ dạy nghề cho NKT để từ đó có các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn cho

giáo viên, nâng cao năng lực của đội ngũ này trong việc giảng dạy, tƣ vấn định hƣớng nghề nghiệp cũng nhƣ giới thiệu việc làm cho NKT.

- Chính quyền địa phƣơng cần thƣờng xuyên khảo sát nhu cầu tuyển dụng, vị trí việc làm phù hợp với khả năng, và sức khỏe của NKT tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Mê Linh.

- Cần ƣu tiên phân bổ kinh phí để đầu tƣ cho dạy nghề, giới thiệu việc làm cho NKT trên địa bàn.

- Tổ chức nhiều các hoạt động, chƣơng trình giao lƣu văn nghệ giữa ngƣời khuyết tật và ngƣời không khuyết tật nhằm giúp cho NKT dễ dàng hơn trong việc hòa nhập cộng đồng.

3.2.3. Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện triển khai chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật triển khai chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

- Ngoài việc ban hành các kế hoạch để thực hiện chính sách trợ giúp ngƣời khuyết tật, UBND huyện Mê Linh cần tăng cƣờng giám sát, kiểm tra, đánh giá công tác triển khai thực hiện kế hoạch một cách thƣờng xuyên để kịp thời phát hiện các bất cập và có phƣơng hƣớng giải quyết hợp lý.

- Xử lý nghiêm minh các trƣờng hợp cá nhân tổ chức trục lợi từ chính sách và những cá nhân tổ chức gây khó dễ cho ngƣời dân nói chung và ngƣời khuyết tật nói riêng khi tiếp cận các dịch vụ xã hội.

- Thƣờng xuyên khen thƣởng cho các cá nhân và tổ chức hoàn thành tốt công việc đƣợc giao, để họ có thêm động lực và trách nhiệm với công việc.

- Phân cấp mạnh, hợp lý nhằm giải phóng phát huy tiềm năng, sức sáng tạo, tính chủ động và chịu trách nhiệm của các cấp địa phƣơng. Giao quyền tự chủ tài chính và tự chịu trách nhiệm của các hội, các tổ chức và đặc biệt là các cơ sở dạy nghề dành riêng cho NKT.

3.2.4. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác trợ giúp NKT

- Chú trọng vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ cho cuộc sống ngƣời khuyết tật và hội viên các tổ chức của ngƣời khuyết tật; có cơ chế, chính sách

khuyến khích sự tham gia của khu vực ngoài nhà nƣớc đầu tƣ cho các mô hình phi lợi nhuận chăm sóc ngƣời khuyết tật, nhất là ngƣời khuyết tật nặng.

- Tạo điều kiện cho tổ chức của ngƣời khuyết tật có đủ năng lực tham gia thực hiện các dịch vụ công.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tƣ, tài trợ, trợ giúp về tài chính, kỹ thuật để thực hiện hoạt động chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, cung cấp dịch vụ khác trợ giúp ngƣời khuyết tật.

- Tổ chức, cá nhân đầu tƣ xây dựng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ khác trợ giúp ngƣời khuyết tật đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi theo quy định của pháp luật.

3.3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT

3.3.1. Đối với Nhà nước

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác hỗ trợ trong việc thực hiện các chính sách dành cho ngƣời khuyết tật, cần chú trọng hơn nữa đến việc huy động sự tham gia, phối hợp của các tổ chức xã hội trong việc thực hiện các chính sách trợ giúp ngƣời khuyết tật.

- Cần có chính sách mở rộng đối tƣợng thụ hƣởng BHYT cho toàn bộ NKT nói chung; bổ sung vào danh mục BHYT một số dụng cụ PHCN cho NKT nhƣ: máy trợ thính, chân tay giả, nạng n p nhằm tăng cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y tế của NKT, đảm bảo NKT đƣợc chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

- Nhà nƣớc cần có các chính sách quy định mang tính bắt buộc các doanh nghiệp phải tuyển dụng lao động là ngƣời khuyết tật thay vì các chính sách chỉ mang tính khuyến khích các doanh nghiệp tuyển dụng lao động là ngƣời khuyết tật nhƣ hiện nay.

- Cần có lộ trình tách công tác đào tạo nghề cho NKT ra khỏi kế hoạch

dạy nghề cho lao động nông thôn để việc đào tạo nghề cho NKT đƣợc quan tâm đúng mức, mang lại chất lƣợng cao.

- Cần có chính sách kéo dài thời gian hỗ trợ học nghề cho ngƣời khuyết tật, bởi đa số NKT là ngƣời có hạn chế về khả năng nhận thức, hay trình độ văn hóa tƣơng đối thấp nên cần kéo dài thời gian đào tạo nghề để NKT có thời gian thích nghi với môi trƣờng mới, tiếp thu đƣợc các kiến thức của chƣơng trình đào tạo nghề một cách tốt hơn.

- Nhà nƣớc cũng cần đƣa ra các quy định về thủ tục trợ giúp đối với ngƣời khuyết tật đơn giản hơn, rút ngắn thời gian chờ đợi quyết định đƣợc hƣởng trợ cấp.

3.3.2. Đối với Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh

- Tăng cƣờng công tác giám sát, thƣờng xuyên kiểm tra việc triển khai thực hiện chính sách trợ giúp ngƣời khuyết tật trên địa bàn để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh những sai phạm.

- Cần nâng cao hơn nữa vai trò của Hội Bảo trợ ngƣời tàn tật và trẻ mồ côi, Hội ngƣời mù và các chi hội cơ sở trong việc phối hợp với cơ quan quản lý và cộng đồng xã hội để triển khai thực hiện các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch trợ giúp ngƣời khuyết tật.

- Phân cấp mạnh cho chính quyền cấp cơ sở về quản lý ngƣời khuyết tật trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sử dụng lao động là ngƣời khuyết tật hoạt động thuận lợi, hiệu quả.

- Bên cạnh đó, UBND huyện cũng cần chú trọng, quan tâm chỉ đạo, hƣớng dẫn UBND xã, thị trấn và các cơ quan chuyên môn đánh giá việc thực hiện các chính sách trợ giúp ngƣời khuyết tật một cách thƣờng xuyên, định kỳ để kịp thời điều chỉnh những sai phạm, và làm căn cứ cho việc đƣa ra các kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp trong những năm tới.

3.3.3. Đối với gia đình người khuyết tật và cộng đồng xã hội

- Xã hội cần có cách nhìn cởi mở, nhân văn hơn đối với ngƣời khuyết tật, cũng nhƣ trong việc hỗ trợ họ tham gia các hoạt động nhƣ: làm việc, văn hóa, thể thao, khám chữa bệnh.

- Ngƣời thân, gia đình ngƣời khuyết tật cũng nhƣ cộng đồng xã hội cần quan tâm, chia sẻ, động viên NKT để họ trấn tĩnh đƣợc tâm lý, khơi gợi trong họ lòng yêu đời, yêu cuộc sống để từ đó giúp họ có động lực hòa nhập với xã hội.

3.3.4. Đối với bản thân người khuyết tật

- Dù những ngƣời xung quanh có quan tâm động viên đến đâu, dù Đảng và Nhà nƣớc có các chính sách hỗ trợ rất tốt thì cũng khó mà thành công khi bản thân NKT không cảm thấy tự mình cần phải vƣơn lên, tự mình cần phải tin tƣởng vào chính bản thân mình, vào sự giúp đỡ của gia đình cũng nhƣ chính quyền các cấp. Vậy nên, thiết nghĩ NKT cần phải có sự tin tƣởng vào bản thân, vào sự giúp đỡ của Nhà nƣớc và luôn nỗ lực vƣơn lên, không trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của cộng đồng để khẳng định vị thế của bản thân.

Tiểu kết chƣơng 3

Dựa vào cơ sở lý luận ngƣời khuyết tật, lý luận thực hiện chính sách trợ giúp ngƣời khuyết tật ở Chƣơng 1 và phân tích thực trạng thực hiện chính sách, đánh giá kết quả thực hiện chính sách ở Chƣơng 2, Chƣơng 3 của luận văn đã đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm cải thiện thực hiện chính sách trợ giúp ngƣời khuyết tật tại huyện Mê Linh trong giai đoạn 2017 - 2020. Cụ thể trong Chƣơng 3, luận văn đã trình bày các nội dung sau:

- Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về ngƣời khuyết tật mà trong đó luận văn nhấn mạnh đến mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và các giải pháp đƣợc đƣa ra trong Đề án trợ giúp ngƣời khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 của Thủ tƣớng chính phủ.

- Căn cứ vào các nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với ngƣời khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh giai đoạn 2016 - nay, luận văn đã đƣa ra các giải pháp nhằm cải thiện thực hiện chính sách trợ giúp ngƣời khuyết tật trong thời gian tới nhƣ: giải pháp về tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách; giải pháp về chính sách và thực hiện từng chính sách trợ giúp ngƣời khuyết tật; giải pháp về tăng cƣờng công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách và tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời khuyết tật.

- Bên cạnh việc đƣa ra những giải pháp thì luận văn cũng đƣa ra các khuyến nghị đối với các cơ quan Nhà nƣớc, ngƣời khuyết tật, gia đình ngƣời khuyết tật và cộng đồng xã hội nhằm góp phần cải thiện thực hiện chính sách trợ giúp ngƣời khuyết tật trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Việt Nam là một đất nƣớc phải chịu nhiều ảnh hƣởng từ hậu quả của các cuộc chiến tranh chống xâm lăng và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên số lƣợng ngƣời khuyết tật tƣơng đối đông; đa số ngƣời khuyết tật đang gặp khó khăn về sức khỏe, việc làm, trình độ văn hóa thấp, nên phần lớn họ sống trong cảnh đói nghèo, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn.… Do đó, bộ phận dân cƣ này cần sự trợ giúp của Nhà nƣớc và xã hội. Trợ giúp ngƣời khuyết tật là vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 104)