Nhìn chung, NKT phần lớn sống độc thân, sống dựa vào bố m , anh chị em, hàng xóm láng giềng. Năm 2016, số NKT kết hôn là 915 ngƣời chiếm 28,81% trong tổng số ngƣời khuyết tật toàn huyện.
Bảng 2.4. NKT phân chia theo giới tính tại huyện Mê Linh năm 2018
STT Giới tính Số lƣợng Tỉ lệ % Ghi chú
1 Nam 1366 43,01
2 Nữ 1810 56,99
Tổng 3176 100
(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh 2018)
Theo số liệu thống kê tại Bảng 2.4 cho ta thấy: Cơ cấu giới tính ngƣời khuyết tật huyện Mê Linh năm 2018 chênh lệch khá lớn, ngƣời khuyết tật là nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới. Cụ thể nữ chiếm 56,99 %, nam chiếm 43,01%, tỷ lệ chênh lệch là 13,98%. Số ngƣời khuyết tật nữ cao hơn nam bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bị nhiễm chất độc màu da cam…
Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân lớn khiến cho ngƣời khuyết tật ở huyện Mê Linh gặp khó khăn trong việc lập gia đình. Bởi lẽ dƣ luận xã hội thƣờng cho rằng ngƣời đàn ông (trụ cột) trong gia đình mà bị tật nguyền thì còn biết dựa dẫm vào ai, họ thƣờng soi mói, kì thị hay bố m những ngƣời không khuyết tật thƣờng có tâm lý không chấp nhận việc con mình lấy một ngƣời chồng (vợ) là ngƣời khuyết tật. Đôi khi, chính bản thân ngƣời khuyết tật cũng cảm thấy mặc cảm tự ti về những khiếm khuyết của mình, họ thƣờng cho rằng bị khuyết tật khó sinh con, khó có thể chăm sóc gia đình đƣợc v n toàn nên không dám mở lòng, ngại với việc lập gia đình.
2.2.3.Trình độ văn hóa
Do điều kiện kinh tế khó khăn, cùng với sức khỏe yếu nên phần lớn ngƣời khuyết tật có trình độ học vấn không cao. Có tới 27,3% số NKT từ 6 tuổi trở lên không biết chữ và 19,32% chƣa tốt nghiệp tiểu học, số có trình độ văn hóa từ trung học cơ sở trở lên chiếm 19,46%. Khoảng cách chênh lệch về trình độ văn hóa giữa nam và nữ cũng có sự khác biệt tƣơng đối. Nam giới có trình độ học vấn cao hơn. Giữa các nhóm dạng tật khác nhau thì khả năng học tập có sự khác biệt. Tật vận động và tật giao tiếp có trình độ văn hóa cao nhất chiếm 45%. Các dạng tật khác chỉ chiếm 22-27%. Tỷ lệ chƣa biết chữ cao nhất đối với tật nhận thức chiếm 51,19%, tiếp đến là kiếm thị chiếm 32,49% và khả năng chăm sóc bản thân chiếm 31,52%.
(Nguồn: Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Mê Linh 2018)
Biểu đồ 2.2. Tỉ lệ về trình độ văn hóa của ngƣời khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh năm 2018
Nhìn chung, hoàn cảnh của những NKT tại huyện Mê Linh là khó khăn, đa số thuộc hộ nghèo điều đó dẫn đến việc họ không có cơ hội hoặc rất ít có cơ hội đến trƣờng hoặc học lên cao hơn, thậm chí có những ngƣời chƣa bao giờ đặt chân đến trƣờng học mang lại một hệ lụy tất yếu là không có
chuyên môn nghề nghiệp, không đƣợc đào tạo và có công việc bấp bênh, chủ yếu là làm nông nghiệp hoặc phụ giúp việc nhà, làm các công việc lao động chân tay không cần chuyên môn nghiệp vụ. Điều đó ảnh hƣởng đến chất lƣợng lao động và thu nhập của họ và khiến họ rơi vào một vòng luẩn quẩn của đói nghèo - bệnh tật.
2.2.4. Tình trạng việc làm của người khuyết tật
(Nguồn: Hội người khuyết tật huyện Mê Linh 2018)
Biểu đồ 2.3: Trình độ chuyên môn của ngƣời khuyết tật
Qua biểu đồ thể hiện cho thấy, 10% NKT đang theo học nghề, cao đẳng; 2% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên, 10% có trình độ Trung cấp, 10% có sơ cấp, chứng chỉ nghề, còn lại là chƣa đƣợc qua đào tạo chiếm 78%.
Nhƣ vậy về mặt học vấn số NKT đƣợc trang bị kiến thức tƣơng đối ít. Số NKT có trình độ học vấn chiếm 22% so với tổng số ngƣời khuyết tật. Tật khiếm thính có chuyên môn kỹ thuật cao nhất chiếm gần 30%, tiếp đến là tật vận động 15,2%, còn lại là các dạng tật khác.
Trong tổng số NKT từ 16 tuổi trở lên chỉ có 26,79% NKT có khả năng lao động. Trong đó nhóm dạng tật về giao tiếp là có khả năng lao động cao nhất, tiếp theo là nhóm dạng tật vận động, nhóm dạng tật có khả năng lao động thấp nhất là dạng tật về nhận thức.
Qua kết quả điều tra cho thấy 60% nguồn thu nhập từ tiền trợ cấp xã hội hàng tháng từ 350.000đ trở lên, còn lại không có thu nhập phụ thuộc vào gia đình. Trong số các đối tƣợng đƣợc hƣởng trợ cấp thì chủ yếu là NKT nặng không có khả năng lao động. Phụ thuộc chủ yếu vào trợ cấp xã hội hàng tháng. Số NKT này đều trong độ tuổi lao động.
Năm 2018, số NKT có việc làm là 1415 ngƣời chiếm 44,55% tổng số NKT; số NKT không có việc làm là 825 chiếm 25,97% tổng số NKT; còn lại 936 ngƣời chiếm 29,48% số NKT có sức khỏe quá yếu, đang trong tình trạng bệnh tật.
Bảng 2.5. NKT phân chia theo mức độ khuyết tật tại huyện Mê Linh năm 2018
STT Tiêu chí Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%) Ghi chú
1 Khuyết tật đặc biệt nặng 634 19,96
2 Khuyết tật nặng 2542 80.04
Tổng 3176 100
(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh 2018)
Từ số liệu thống kê tại Bảng 2.5 cho ta thấy: tỷ lệ ngƣời khuyết tật nặng chiếm tỷ lệ rất cao 80,04%, còn lại ngƣời khuyết tật đặc biệt nặng chiếm 19,96%. Những con số này nói lên sức khỏe của ngƣời khuyết tật không đƣợc tốt, và điều đó cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ngƣời khuyết tật tại huyện Mê Linh khó xin việc làm tại các doanh nghiệp. Bởi lẽ, các doanh nghiệp thƣờng nghĩ rằng ngƣời khuyết tật không có khả năng làm việc, sức khỏe của ngƣời khuyết tật không chịu đƣợc sức ép từ sản lƣợng, thời gian nghiêm ngặt cùng với các quy định khắt khe khác.
Mặt khác, những ngƣời tuyển dụng cũng tỏ ra cân nhắc khi tuyển những ngƣời khuyết tật, vì sợ rằng ngƣời khuyết tật không đạt đƣợc năng suất làm việc theo yêu cầu khiến họ bị ảnh hƣởng. Đó chính là cản trở lớn khiến
cho ngƣời khuyết tật khó tiếp cận các dịch vụ việc làm, khó khăn trong việc tạo ra thu nhập để tự nuôi sống bản thân.
2.3. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH, TP.HÀ NỘI
2.3.1. Một số văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, TP. Hà Nội giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, TP. Hà Nội
Gồm một số văn bản quy phạm pháp luật nhƣ sau:
- Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/12/2010 của Chính phủ, quy định 1 trong 9 đối tƣợng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp hàng tháng do xã, phƣờng, thị trấn quản lý là “Ngƣời tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ”;
- Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10 /04/2012 quy định chi tiết và hƣớng dẫn một số điều của Luật ngƣời khuyết tật;
- Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tƣợng bảo trợ xã hội;
- Nghị Định số 67/2007/NĐ- CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 về chính sách trợ giúp xã hội cho đối tƣợng BTXH;
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
- Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP;
- Nghị định số 13/2010/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội;
- Nghị định số 28/2012/NĐ-CP về hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật ngƣời khuyết tật;
- Quyết định số 1019/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án trợ giúp ngƣời khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020;
- Nghị định số 136/2013/NĐ-CP về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tƣợng bảo trợ xã hội của Chính phủ ban hành ngày 21/10/2013;
- Quyết định Số: 78/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tƣợng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng và tại các cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội.
2.3.2.Quy trình triển khai thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với
người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, TP.Hà Nội
Quy trình gồm 5 bƣớc nhƣ sau:
Bƣớc 1: Dựa vào chỉ đạo và kế hoạch triển khai của UBND TP.Hà Nội UBND huyện Mê Linh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với NKT trên địa bàn huyện.
Bƣớc 2: UBND huyện tiến hành phổ biến, tuyên truyền chính sách trợ giúp xã hội đối với NKT trên địa bàn.
Bƣớc 3: UBND huyện tiến hành phân công, phối hơp thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với ngƣời khuyết tật.
Bƣớc 4: UBND huyện đôn đốc thực hiện chính sách để vừa thúc đẩy các chủ thể nỗ lực nhiều hơn để hoàn thành nhiệm vụ, vừa phòng, chống những hành vi vi phạm quy định trong thực hiện chính sách trên địa bàn.
Bƣớc 5: Tổng kết thực thi chính sách trợ giúp xã hội đối với NKT trên địa bàn huyện Mê Linh
Các chính sách trợ giúp xã hội đối với ngƣời khuyết tật hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách Nhà nƣớc thông qua quỹ chi đảm bảo thƣờng xuyên của huyện. Ngoài ra, hằng năm vào những dịp lễ tết, hay trong những tình trạng bất khả kháng nhƣ thiên tai, mất mùa thì ngƣời khuyết tật cũng đƣợc chính quyền các cấp hỏi thăm, động viên và trợ cấp đột xuất.
2.3.3. Một số chính sách dành cho người khuyết tật đang được triển khai tại huyện Mê Linh, TP.Hà Nội
Từ những phân tích trên chúng ta có một bức tranh khái quát về ngƣời khuyết tật tại huyện Mê Linh, TP.Hà Nội đó là đa phần có cuộc sống khó khăn, trình độ học vấn thấp. Nhằm góp phần tạo điều kiện cho ngƣời khuyết tật nâng cao chất lƣợng cuộc sống, hòa nhập cộng đồng huyện Mê Linh đã và đang triển khai một số chính sách dành cho NKT nhƣ: chính sách hỗ trợ giáo dục; chính sách hỗ trợ về y tế; chính sách hỗ trợ dạy nghề và giải quyết việc làm; chính sách hỗ trợ về văn hóa, thể dục, thể thao và chính sách bảo trợ xã hội.
2.3.2.1. Chính sách hỗ trợ về giáo dục
Hàng năm, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mê Linh căn cứ vào: Luật Ngƣời khuyết tật năm 2010; Quyết định Số: 338/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về việc ban hành kế hoạch giáo dục ngƣời khuyết tật giai đoạn 2018 – 2020; Quyết đinh số: 1463/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về việc ban hành kế hoạch thực hiện “ Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2018 -2025”; Quyết định số 1171/QĐ-UBND về việc phê duyệt nội dung văn kiện dự án "Hợp tác công tƣ trong việc đào tạo và giáo dục nghề nghiệp cho thanh thiếu niên khuyết tật tại Hà Nội" và các văn bản pháp luật hiện hành khác, để đƣa ra kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học cho từng cấp học, trong đó lồng ghép nội dung giáo dục đối với học sinh khuyết tật và chỉ đạo, hƣớng dẫn các cơ sở giáo dục trên địa bàn triển khai thực hiện.
2.3.2.2. Chính sách hỗ trợ về y tế
- Thực hiện các chính sách ƣu tiên của Nhà nƣớc đối với NKT về phúc lợi y tế, UBND huyện Mê Linh đã chỉ đạo, hƣớng dẫn các cơ quan chuyên môn có liên quan thực hiện các chính sách hỗ trợ về y tế cho NKT trên địa bàn.
- Việc thực hiện chính sách trợ giúp về y tế đƣợc thể hiện qua: hỗ trợ tiền mặt để ngƣời khuyết tật chi trả các dịch vụ khám chữa bệnh; cấp thẻ bảo
hiểm y tế, hỗ trợ phục hồi chức năng, chỉnh hình; tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất của các trạm y tế; giáo dục, tuyên truyền ngƣời dân cách tự chăm sóc sức khỏe, ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh.
2.3.2.3. Chính sách hỗ trợ dạy nghề và giải quyết việc làm
- Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực đối với bản thân, gia đình ngƣời khuyết tật và cộng đồng xã hội mang tính bền vững cho xã hội, giúp họ có cơ hội hòa nhập với cuộc sống, xóa đi những mặc cảm, tự lập trong cuộc sống trở thành ngƣời có ích cho gia đình, cộng đồng, xã hội.
Đó cũng là một trong những nội dung quan trọng, góp phần hoàn thành mục tiêu kế hoạch số: 161/KH-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2013 của UBND Thành phố Hà Nội về thực hiện Đề án trợ giúp ngƣời khuyết tật giai đoạn 2012-2020 của Thủ tƣớng Chính phủ trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và Quyết định số: 150/KH - UBND ngày 26 tháng 12 năm 2011 của UBND TP.Hà Nội về phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn TP.Hà Nội”.
Trong những năm gần đây, UBND huyện Mê Linh đã rất tích cực, quan tâm, chỉ đạo các cơ quan chức năng, phối hợp với các ngành, các cấp thống kê nhu cầu học nghề của ngƣời dân; để từ đó nắm rõ đƣợc nhu cầu học nghề của ngƣời dân địa phƣơng cũng nhƣ ngƣời khuyết tật trên cơ sở đó UBND huyện đề ra kế hoạch dạy nghề trình UBND thành phố phê duyệt.
Ngoài ra, UBND huyện cũng tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về đạo tạo nghề, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề hoạt động có hiệu quả trên địa bàn, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm.
2.3.2.4. Chính sách hỗ trợ về văn hóa, thể dục, thể thao
- Nhằm từng bƣớc thực hiện kế hoạch số 161/KH-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2013 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thực hiện “Đề án trợ giúp ngƣời khuyết tật giai đoạn 2012-2020” của Thủ tƣớng Chính phủ trên địa bàn TP.Hà Nội; UBND huyện Mê Linh đã chỉ đạo các cấp, các ngành trên địa bàn huyện đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng cho đối tƣợng ngƣời khuyết tật gắn liền với cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gƣơng Bác Hồ vĩ đại", với phƣơng châm mỗi ngƣời tự chọn một môn thể thao phù hợp tập luyện để tăng cƣờng sức khỏe, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần, vui tƣơi lành mạnh.
- Trong những năm qua, Phòng Lao động thƣơng binh và xã hội cùng Hội khuyết tật huyện Mê Linh đã phối hợp với một số trƣờng học trên địa bàn xã Thạch Đà, Liên Mạc, Hoàng Kim, Tam Đồng, Đại Thịnh,… tổ chức câu lạc bộ “Đôi bạn cùng tiến”, “Tôi và bạn cùng vẽ tranh”, “Tôi và bạn cùng vui chơi”, “Sân khấu của chúng em”; những hoạt động trên đã đem lại cho các em học sinh khuyết tật những phản ứng tích cực, giúp các em tự tin hòa nhập hơn vào cuộc sống cộng đồng.
- Ngoài ra, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã xây dựng kế hoạch sửa chữa, nâng cấp sân bãi, nhà tập phù hợp với ngƣời khuyết