VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp các số liệu báo cáo, thống kê của UBND huyện Mê Linh, và kết quả khảo sát bảng hỏi và phỏng vấn sâu đối với 130 ngƣời khuyết tật, ngƣời giám hộ NKT (sau đây gọi chung là ngƣời
dân) trên địa bàn huyện Mê Linh cùng với các cán bộ giữ chức danh quản lý liên quan, cho kết quả thực hiện chính sách trợ giúp ngƣời khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh nhƣ dƣới đây.
2.4.1. Kết quả đạt được
2.4.1.1. Về hỗ trợ giáo dục
Hỗ trợ NKT tiếp cận giáo dục là một trong những nội dung quan trọng trong việc thực hiện Đề án trợ giúp xã hội đối với ngƣời khuyết tật trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và huyện Mê Linh nói riêng. Nhằm tạo điều kiện cho ngƣời khuyết tật đƣợc phát triển, giảm thiểu những khó khăn và tăng cƣờng sự đóng góp của ngƣời khuyết tật cho xã hội, cộng đồng.
Chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc đối với giáo dục ngƣời khuyết tật đƣợc thể hiện ở Hiến pháp, Luật Giáo dục năm 2005, Luật Ngƣời khuyết tật 2010 và nhiều văn bản pháp luật khác.
Để triển khai công tác giáo dục đối với ngƣời khuyết tật cũng nhƣ những văn bản mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng và ban hành nhƣ: Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT quy định về giáo dục hoà nhập cho ngƣời tàn tật, khuyết tật; Thông tƣ số 39/2009/TT-BGDĐT quy định về giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; Chiến lƣợc phát triển giáo dục, Kế hoạch hành động quốc gia Giáo dục cho mọi ngƣời giai đoạn 2003- 2015; Chiến lƣợc và Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn 2015; Chiến lƣợc và Kế hoạch hành động giáo dục hoà nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn từ 2010 đến 2020.
Những năm qua, đƣợc sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc, việc thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục cho NKT trên địa bàn huyện Mê Linh đã đạt đƣợc các kết quả nhƣ sau:
+ Từ năm 2016 đến năm 2018, Hội ngƣời mù huyện Mê Linh đã cử 36 hội viên đi học các lớp đào tạo, chữ nổi Braille. Đến năm 2019, đã có 88/205 (chiếm 42,92%) ngƣời mù biết sử dụng chữ nổi Braille.
+ Bên cạnh đó, trẻ em khuyết tật đƣợc tiếp cận phƣơng thức giáo dục hòa nhập tại các trƣờng trên địa bàn. Với sự phát triển của các mô hình giáo dục cho ngƣời khuyết tật, số lƣợng trẻ em khuyết tật đƣợc đi học đã tăng hàng năm cả về số lƣợng và chất lƣợng học tập. Năm học 2016 - 2017, số trẻ khuyết tật đi học chỉ mới đạt tỷ lệ 31,22% trên tổng số trẻ khuyết tật, đến năm học 2018 – 2019 tỉ lệ này tăng lên là 40,27%. Tuy nhiên trên thực tế trên địa bàn Thành phố nói chung và địa bàn huyện nói riêng thì trẻ khuyết tật vẫn còn bị hạn chế cơ hội đi học, tỷ lệ đi học hàng năm của trẻ khuyết tật tăng chậm, trẻ khuyết tật chủ yếu học ở bậc tiểu học, tỷ lệ trẻ trẻ khuyết tật học ở các bậc cao hơn thì khá thấp.
+ Công tác giáo dục cho ngƣời khuyết tật cũng có sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội, tổ chức vì ngƣời khuyết tật. Từ năm 2017, Hội Ngƣời khuyết tật huyện Mê Linh thực hiện các chƣơng trình theo triển khai của Hội Ngƣời khuyết tật TP. Hà Nội về việc mở các lớp xóa mù chữ cho ngƣời khuyết tật. Đến nay, Hội đã mở đƣợc 08 lớp học xóa mù chữ cho hơn 280 ngƣời khuyết tật ở xã nhƣ: Thạch Đà, Hoàng Kim, Mê Linh, Chu Phan,… trong đó, năm 2018, Hội đã mở đƣợc 3 lớp xóa mù chữ cho 92 ngƣời khuyết tật, sau 3 tháng học, hầu hết ngƣời khuyết tật từ chỗ không biết chữ đã biết đọc, biết viết.
+ Theo kết quả khảo sát người dân, với câu hỏi: Ông/bà nhận đƣợc các
chính sách trợ giúp nào sau đây khi tham gia học tập? (Với thứ tự lựa chọn nhƣ sau: Đƣợc nhập học muộn hơn so với độ tuổi - Đƣợc miễn, giảm học phí - Đƣợc ƣu tiên ký túc xá - Không nhận đƣợc chính sách trợ giúp nào). Câu hỏi này kết quả thu đƣợc 130/130 câu trả lời. Trong đó có 91/130 ngƣời chiếm 70% đều đƣợc nhập học muộn hơn so với độ tuổi, đƣợc miễn giảm học phí và đƣợc ƣu tiên ký túc xá khi tham gia học nghề, và học tại các cơ sở giáo dục. Còn 30% còn lại thì trả lời họ không nhận đƣợc chính sách hỗ trợ nào vì lý do họ không đi học.
Với câu hỏi phỏng vấn dành riêng cho 12 ngƣời khiếm thị. Ông/bà có biết sử dụng chữ nổi Braille hay không? Thì 5/12 ngƣời biết sử dụng thành thạo, 3/12 ngƣời đang trong quá trình học và 4 ngƣời còn lại không biết sử dụng.
Với câu hỏi Ông/bà đánh giá thế nào về những chính sách trợ giúp về giáo dục đã đƣợc hƣởng? Câu hỏi này thu về 109/130 câu trả lời đƣợc thể hiện thông qua biểu đồ 2.4 nhƣ sau:
Biểu đồ 2.4. Mức độ hài lòng của ngƣời dân với các chính sách trợ giúp giáo dục trên địa bàn huyện Mê Linh
Theo biểu đồ 2.4 cho thấy, 43/109 chiếm 39,44% ngƣời đƣợc khảo sát cho rằng họ rất hài lòng chính sách trợ giúp về giáo dục, 61/109 chiếm 55,96% ngƣời hài lòng về chính sách trợ giúp, 05 ngƣời không hài lòng chiếm 4,6%.
- Từ những điều trên, chúng ta có thể thấy rằng: huyện Mê Linh đã triển khai thực hiện chính sách trợ giúp giáo dục cho ngƣời khuyết tật nhƣ trợ giúp về miễn giảm học phí, nhà ở nội trú, hỗ trợ ngƣời khuyết tật thị giác học chữ nổi, tuy nhiên thì số ngƣời khuyết tật nhận đƣợc các chính sách này không cao do phần lớn ngƣời khuyết tật không đi học với nhiều lý do nhƣ: nhà không có điều kiện, trƣờng học xa nên NKT không thể tự đến trƣờng
đƣợc, cơ sở hạ tầng không phù hợp với NKT, hoặc sức khỏe quá yếu không thể tham gia học tập.
2.4.1.2. Về hỗ trợ y tế
- Chăm sóc sức khỏe cho NKT là một trong những nội dung quan trọng đƣợc các cấp chính quyền quan tâm, chỉ đạo và thực hiện rất tích cực. Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách hỗ trợ về y tế cho NKT trên địa bàn huyện Mê Linh đã đạt đƣợc các kết quả nhƣ sau:
+ Thực hiện chính sách hỗ trợ về y tế cho NKT trên địa bàn huyện Mê Linh Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đã phối hợp với các UBND xã; BHXH huyện tham mƣu triển khai thực hiện đã cấp nhiều lƣợt thẻ BHYT cho NKT trên địa bàn toàn huyện.
Ngƣời khuyết tật là một đối tƣợng tham gia bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nƣớc đóng đƣợc quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ- CP. Do vậy, họ là đối tƣợng đƣợc quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi đƣợc hƣởng nếu ngƣời khuyết tật đi khám chữa bệnh khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến, khi đƣợc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển tuyến điều trị, khi khám lại theo yêu cầu điều trị hoặc trong trƣờng hợp cấp cứu.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014, trƣờng hợp ngƣời khuyết tật đi khám bệnh trái tuyến tỉnh và trái tuyến trung ƣơng sẽ không đƣợc quỹ bảo hiểm y tế chi trả. Trƣờng hợp ngƣời khuyết tật tự ý đi điều trị nội trú trái tuyến tỉnh sẽ chỉ đƣợc bảo hiểm y tế chi trả 60% chi phí khám chữa bệnh. Trƣờng hợp ngƣời khuyết tật tự ý đi điều trị nội trú trái tuyến trung ƣơng sẽ đƣợc bảo hiểm y tế chi trả 40% chi phí khám chữa bệnh.
Bảng 2.6. Đối tƣợng NKT đƣợc cấp thẻ BHYT qua các năm STT Năm Đối tƣợng (ngƣời) Tỷ lệ % Ghi chú Tổng số NKT NKT đƣợc hƣởng BHYT 1 2016 2.807 1.982 70,61 2 2017 2.948 2.291 77,71 3 2018 3.176 2.598 81,80
(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh)
Qua số liệu thống kê Bảng 2.6, chúng ta có thể thấy rằng: Số đối tƣợng là NKT đƣợc hƣởng thẻ BHYT tăng qua các năm. Năm 2016 là 1.982 ngƣời chiếm 70,61%. Nhƣ vậy, từ năm 2016 đến 2018 số ngƣời NKT đƣợc hƣởng thẻ BHYT tăng 616 ngƣời, tăng 11,19%.
+ Bên cạnh việc cấp thẻ BHYT cho NKT thì hệ thống y tế xã không ngừng đƣợc đầu tƣ tăng cƣờng về cơ sở vật chất, kĩ thuật. Năm 2016, có 100% các xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế; năm 2018, 8 trạm y tế xã có máy siêu âm đen trắng, 5 xã có máy điện tim, 7 xã có máy xét nghiệm nƣớc tiểu; các trạm y tế xã cũng thƣờng xuyên tổ chức giáo dục, tuyên truyền, phổ biến các kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật, tự chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng.
+ Đồng thời, UBND huyện Mê Linh cũng luôn quan tâm, chỉ đạo ngành y tế từ huyện đến các xã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cƣ trú cho ngƣời khuyết tật, nâng cao y đức, thái độ phục vụ ngƣời dân địa phƣơng nói chung và ngƣời khuyết tật nói riêng.
+ Ngoài ra, từ năm 2016 - 2018, Hội ngƣời khuyết tật huyện phối hợp cùng hội ngƣời mù huyện Mê Linh đã vận động hỗ trợ 112 chiếc xe lăn, hỗ trợ mổ tim bẩm sinh, hỗ trợ phục hồi chức năng cho ngƣời khuyết tật với tổng kinh phí hơn 1.100.000.000 đồng.
+ Theo kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu với người dân, với câu hỏi:
Bạn cảm thấy nhƣ thế nào khi đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Mê Linh (Câu hỏi này thu đƣợc 130/130) phản hồi, kết quả nhƣ biểu đồ 2.5
Biểu đồ 2.5. Mức độ hài lòng của ngƣời khuyết tật và hộ gia đình chăm sóc NKT về các cơ sở y tế trên địa bàn Mê Linh
Từ Biểu đồ 2.5 cho ta thấy: Trong số 130 ngƣời đƣợc khảo sát thì có tới 50 ý kiến chiếm 38,46% cho rằng rất hài lòng với dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn; 61 ý kiến chiếm 46,92% hài lòng về dịch vụ; 15 ý kiến chiếm 11,54% cho rằng không hài lòng và 4 ngƣời còn lại chiếm 3,08% rất không hài lòng về dịch vụ.
- Từ những số liệu phân tích trên, chúng ta có thể thấy rằng huyện Mê Linh đã cố gắng thực hiện tốt chính sách trợ giúp về y tế cho NKT: cấp thẻ BHYT đúng quy định; huy động các nguồn lực của xã hội để trợ giúp NKT phục hồi chức năng; cơ sở vật chất tại các trạm y tế không ngừng đƣợc nâng cao cải thiện; tuy nhiên thì các dụng cụ chỉnh hình, PHCN cho NKT còn hạn
chế, một số đội ngũ cán bộ y tế còn có thái độ chƣa tốt với NKT. Nhìn chung, các chính sách về y tế đã góp phần tích cực hỗ trợ ngƣời dân đặc biệt là NKT là hộ nghèo, cận nghèo giảm bớt khó khăn, gánh nặng về tài chính của bệnh tật; tạo điều kiện để phát triển sản xuất, nâng cao chất lƣợng cuộc sống.
2.4.1.3. Về hỗ trợ dạy nghề và hỗ trợ việc làm
- Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho NKT trên địa bàn huyện Mê Linh trong những năm gần đây đạt đƣợc những kết quả nhƣ sau:
+ Thứ nhất, về công tác dạy nghề: Từ năm 2016 đến năm nay, Hội
ngƣời khuyết tật huyện Mê Linh đã phối hợp với Trung tâm dạy nghề nhân đạo Linh Quang giới thiệu đƣợc 35 ngƣời khuyết tật đến học nghề tại trung tâm. Năm 2018, Hợp tác xã thủ công mây tre đan huyện Mê Linh đã mở 09 lớp đào tạo miễn phí cho gần 270 ngƣời khuyết tật (chiếm 8,5% tổng số NKT) trong thời gian là 50 ngày, đƣợc hỗ trợ tiền ăn 25.000 đồng/ngày do các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và các nhà hảo tâm phối hợp tài trợ.
+ Thứ hai, về giải quyết việc làm: Năm 2017, Hội ngƣời khuyết tật
huyện Mê Linh đã thành lập Hợp tác xã thủ công mây tre đan của ngƣời khuyết tật chuyên sản xuất tăm tre, và một số đồ dùng gia dụng thủ công mỹ nghệ khác giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động khi thời vụ đến. Bên cạnh đó, từ năm 2017 đến năm 2019, Hội ngƣời mù huyện Mê Linh dựa trên các chƣơng trình vốn vay giải quyết việc làm của Trung ƣơng hội, hội ngƣời mù huyện đã triển khai 9 lƣợt Dự án, với tổng số vốn trên 400 triệu đồng cho 140 lƣợt hội viên vay.
Từ nguồn vốn đó đã góp phần giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho gần 200 lao động là những ngƣời khiếm thị. Mặt khác, các cấp hội còn tổ chức cho 49 hội viên tham gia các lớp học nghề do Trung ƣơng hội tổ chức. Nhờ vậy, đến nay đã có 7 cơ sở tẩm quất của hội viên ngƣời mù đứng ra quản lý, tạo việc làm cho 39 hội viên cùng cảnh ngộ, điều đó đã từng bƣớc giảm tỷ lệ gia đình hội viên mù nghèo xuống dƣới 38,5%.
Năm 2017, UBND huyện Mê Linh phối hợp với Sở Lao động –
Thƣơng binh và Xã hội Hà Nội tổ chức khai mạc Phiên giao dịch việc làm huyện Mê Linh. Đây là cơ hội tìm kiếm việc làm lớn cho ngƣời lao động huyện và khu vực. Phiên giao dịch việc làm huyện Mê Linh năm 2017 đã thu hút 32 doanh nghiệp và các trƣờng đào tạo nghề tham gia. Tổng nhu cầu tuyển dụng trên 1.500 lao động và học nghề tham gia, trong đó có 03 doanh nghiệp tuyển dụng lao động là ngƣời khuyết tật.
Năm 2018 số doanh nghiệp tuyển dụng ngƣời khuyết tật tăng lên 05 doanh nghiệp. Đến năm 2019 thì số doanh nghiệp là 06. Nhƣ vậy các doanh nghiệp đã và đang cởi mở hơn với việc tuyển ngƣời khuyết tật vào làm tại các cơ sở sản xuất của mình, từ đó ngƣời khuyết tật có động lực để nỗ lực vƣơn lên trong cuộc sống.
Thực hiện Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐND ngày 08/7/2019 của HĐND thành phố Hà Nội về Quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ các đối tƣợng thuộc hộ gia đình không có khả năng thoát nghèo và hộ gia đình sau khi thoát nghèo ổn định cuộc sống của Thành phố Hà Nội, huyện đã triển khai rà soát các đối tƣợng đủ điều kiện Thành phố hỗ trợ hàng tháng gồm 144 ngƣời thuộc các đối tƣợng nhƣ: ngƣời cao tuổi cô đơn, ngƣời khuyết tật đặc biệt nặng, ngƣời mắc bệnh hiểm nghèo.
Trong đó có 19 ngƣời là ngƣời khuyết tật đặc biệt nặng đủ điều kiện nhận hỗ trợ vay vốn theo nghị quyết của HĐND thành phố. Theo đó các hộ sau khi thoát nghèo đƣợc hỗ trợ vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện để phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, mức vay vốn tối đa 50.000.000 đồng/hộ, thời hạn vay tối đa 36 tháng.
Với câu hỏi khảo sát Nhu cầu trợ giúp nào mà Ông/bà cần ƣu tiên nhất? (Câu trả lời gồm: Hƣởng trợ cấp xã hội hàng tháng – Vốn để sản xuất kinh doanh – Chăm sóc sức khỏe – Học văn hóa - Nhu cầu đào tạo nghề) Câu hỏi này thu về 130/130 câu trả lời đƣợc thể hiện thông qua biểu đồ 2.6 nhƣ sau:
Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ các chính sách trợ giúp mà người khuyết tật cần ưu tiên
Thông qua biểu đồ 2.6 có thể thấy nhu cầu cần đƣợc đào tạo nghề chiếm tỷ lệ khá cao 49/130 ngƣời tƣơng đƣơng 37,69%.
+Theo kết quả khảo sát người dân, với câu hỏi: Bạn đã từng tham gia lớp
đào tạo nghề nào chƣa? (Với thứ tự lựa chọn: Đã tham gia - Chƣa bao giờ tham gia) thu đƣợc 121/130 phản hồi, kết quả khảo sát đƣợc thể hiện nhƣ Bảng 2.5.
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá mức độ tham gia đào tạo nghề của NKT