Đặc điểm quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở tỉnh phú yên (Trang 25 - 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.2. Đặc điểm quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị

1.1.2.1. Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị là một nhóm quyền cơ bản của con người

Quyền chình trị là một bộ phận cấu thành quyền con người, đó là nhóm quyền chung, mang ý nghĩa rộng nhưng là quyền cơ bản trong quyền con người. Trong nhóm quyền chình trị của con người luôn bao gồm quyền chình trị của phụ nữ. Việc xác lập quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chình trị không chỉ thể hiện ở hiến pháp của mỗi nước mà còn thể hiện là quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhằm mục đìch bảo đảm, bảo vệ quyền tham gia chình trị của phụ nữ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Như vậy, quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chình trị là quyền tổng hợp, thuộc nhóm quyền chình trị của con người là sự tổng hợp của nhiều quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau nhằm bảo vệ và bảo đảm quyền chình trị của phụ nữ được thực hiện trên thực tế và hiệu quả.

1.1.2.2. Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị là quyền chịu nhiều tác động của các yếu tố về giới, yếu tố dân tộc, kinh tế, pháp luật..

Dù đã được thể hiện trong nhiều văn kiện chình trị - pháp lý quốc tế và quốc gia và trải qua một qúa trính lịch sử, nhưng quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chình trị khác với nhóm quyền khác ở chỗ chịu nhiều tác động bởi các yếu tố về giới, yếu tố dân tộc, kinh tế, pháp luật...nên việc thực hiện quyền tham gia chình trị của phụ nữ ở các quốc gia có sự khác nhau về số lượng và chất lượng.

1.1.2.3. Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị là sự kết hợp hài hòa giữa các quy định pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, là biểu hiện của sự tiếp thu tư tưởng tiến bộ của pháp luật quốc tế về quyền tham gia chính trị của phụ nữ kết hợp với điều kiện văn hóa, kinh tế...của mỗi quốc gia, được pháp luật quốc gia ghi nhận cho nhóm phụ nữ - công dân của quốc gia đó.

Bảo đảm quyền tham gia chình trị của phụ nữ không chỉ là mối quan tâm và trách nhiệm của riêng một quốc gia nào riêng biệt, nó đã trở thành nghĩa vụ và trách nhiệm chung của cả cộng đồng quốc tế. Cộng đồng quốc tế đã thông qua nhiều văn kiện chình trị - pháp lý thể hiện tư tưởng tiến bộ của nhân loại về giải phóng phụ nữ, bảo đảm sự bính đẳng và nâng cao địa vị của phụ nữ. Từ đó đặt ra các yêu cầu mang tình bắt buộc hoặc khuyến nghị đối với mỗi quốc gia khi ghi nhận và thực hiện quyền chình trị của phụ nữ - công dân của quốc gia đó.

1.1.2.4. Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở Việt Nam sớm được thừa nhận và bảo đảm thực hiện.

Ngày 3 tháng 9 năm 1945, ngay sau khi Nhà nước ta giành được độc lập, tại phiên họp Chình phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chì Minh đã nói: “Tôi đề nghị chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đềuphiếu. Tất cả công dân trai gái 18 tuổi đều có quyền bầu cử và ứng cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống”…[16, tr.8]. Như vậy, phụ nữ Việt Nam đã sớm được công nhận quyền tham gia chình trị ngay trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của dân tộc. Đồng thời, nhiều phụ nữ đã tham gia vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp ngay từ khóa đầu tiên sau khi thành lập nước, tạo nền tảng cho sự thực hiện quyền bính đẳng về chình trị cho phụ nữ Việt Nam. Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quy định tại Điều 9: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”. “Mọi công dân đều bình đẳng về quyền trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa”. Những quy định trên đánh dấu bước một, là nền tảng quan trọng xác lập về địa vị của người phụ nữ Việt Nam. Trên cơ sở những nguyên tắc hiến định của Hiến Pháp năm 1946, các quy định về quyền tham gia bính đẳng của phụ nữ trên lĩnh vực chình trị không ngừng được mở rộng và bổ sung qua các bản Hiến pháp năm1959, 1980, 1992 và 2013.

1.1.2.5. Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở Việt Nam có phạm vi rộng.

Trong số những văn kiện pháp lý quốc tế quy định trực tiếp hoặc gián tiếp về quyền chình trị của phụ nữ, Việt Nam đã gia nhập và phê chuẩn hai công ước quan trọng nhất có liên quan là: Công ước ICCPR (Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chình trị, tiếng Anh: International Covenant on Civil and Political Rights, viết tắt: ICCPR, là một công ước quốc tế do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 16 tháng 12 năm 1966 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 03 năm 1976, nêu tổng quan các quyền dân sự và chình trị cơ bản của con người) và Công ước CEDAW (Công ước loại bỏ mọi hính thức phân biệt đối xử với phụ nữ, tiếng Anh: Convention on the Elimination of all Forms of Discrimination against Women, viết tắt là CEDAW, là một công ước quốc tế được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chấp thuận năm 1979). Trong quá trính xây dựng pháp luật, Nhà nước Việt Nam luôn xem xét khả năng thể chế hóa những quy định tiến bộ của pháp luật quốc tế vào hệ thống pháp luật quốc gia. Bên cạnh đó, khi xây dựng pháp luật, chúng ta cũng dựa vào đặc thù truyền thống văn hóa của Việt Nam để điều chỉnh và thông qua những quy định pháp luật phù hợp. Chình ví thế, ghi nhận của pháp luật Việt Nam về quyền chình trị của phụ nữ thể hiện tư tưởng tiến bộ, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Các quy phạm pháp luật về quyền tham gia chình trị của phụ nữ trong hệ thống pháp luật Việt Nam thể hiện rõ phạm vi rộng, hàm chứa các quyền chình trị cơ bản của con người đã được gia đính nhân loại thừa nhận chung. Trong những năm gần đây, những chủ trương, chình sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta đã tạo ra một bước chuyển biến mới cả về lượng và chất trong việc bảo đảm sự bính đẳng trong quyền chình trị của phụ nữ ở nước ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở tỉnh phú yên (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)