7. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Khái quát các đặc thù về địa lý – dân cư, tình hình kinh tế xã
hiện quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị
2.1.1. Khái quát các đặc thù về địa lý – dân cư, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên của tỉnh Phú Yên
Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ với diện tìch tự nhiên là 5.060 km2, phìa Bắc giáp tỉnh Bính Định, phìa Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phìa Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, phìa Đông giáp biển Đông. Phú Yên có vị trì địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
Tỉnh Phú Yên có 09 đơn vị hành chình gồm các huyện: Đồng Xuân, Đông Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An, thị xã Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa (là trung tâm tỉnh lỵ). Dân số trong toàn tỉnh (tình đến tháng 9 năm 2017) là 904.484 người, mật độ dân số năm 2016 là 172 người/km2. Tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân toàn tỉnh Phú Yên là 498.710 người. Trong đó, tỷ lệ lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp là 295.236 người chiếm 59,2%; khu vực công nghiệp - xây dựng là 81.789 người chiếm 16,4%; khu vực dịch vụ là 121.685 người chiếm 24,4% tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.
Phú Yên có nền văn hóa truyền thống đầy bản sắc được kế thừa và không ngừng phát triển làm phong phú và đa dạng đời sống tinh thần của 31 dân tộc anh em trong tỉnh. Phú Yên còn là một vùng đất có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa, nét đặc sắc của văn hóa Phú Yên là sự đan xen, giao thoa và hòa hợp của nền văn hóa Việt- Chăm.
Xuất phát từ vị trì địa lý, về đặc điểm dân cư và truyền thống lịch sử, văn hóa của tỉnh Phú Yên, trong quá trính thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo, Phú Yên đã và đang có những bước phát triển khá, đạt được các thành tựu quan trọng về kinh tế - văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.
Tuy nhiên, so với các tỉnh Nam Trung bộ, Phú Yên vẫn còn là một tỉnh nghèo, trong đó có hai huyện miền núi Sông Hinh và Đồng Xuân được xếp trong 62 huyện nghèo của cả nước. Toàn tỉnh có thu nhập bính quân đầu người thấp so với mức bính quân chung của cả nước, đời sống của nhân dân nói chung và của phụ nữ nói riêng, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi còn gặp nhiều khó khăn. Kinh tế nông nghiệp với tỷ trọng chiếm 77,8 % kinh tế của tỉnh Phú Yên. Sản xuất nông nghiệp mặc dù đã được áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhưng do ảnh hưởng thời tiết nắng hạn kéo dài, thiên tai lớn do bão lũ, dịch bệnh ở người và một số cây trồng, thủy sản nuôi tái diễn... đã ảnh hưởng đến tính hính sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, làm cho một bộ phận nông dân phải sản xuất trong điều kiện khó khăn, gian khổ.
Theo tập quán trong sinh hoạt cuộc sống gia đính, phần lớn công việc nội trợ vẫn tập trung vào người phụ nữ, phụ nữ có vai trò thấp hơn nam giới, coi trọng con trai hơn con gái. Về định kiến giới, gánh nặng trách nhiệm với gia đính, cơ chế thị trường và sự phát triển xã hội đang làm đầy thêm gánh nặng trách nhiệm của người phụ nữ trong thiên chức người vợ, người mẹ, người thầy đầu tiên của con cái. Quỹ thời gian của phụ nữ bị phân tán vào công việc nội trợ, chăm sóc gia đính cộng với đời sống khó khăn về kinh tế khiến nhiều chị em ìt có điều kiện để tiếp cận với những cơ hội để phát triển bản thân. Gánh nặng gia đính bao giờ cũng dồn lên trách nhiệm của người phụ nữ, bởi vậy, nó tỷ lệ nghịch đối với sự phát triển vươn lên vị trì lãnh đạo,
quản lý của người phụ nữ. Đây là một thách thức đặt ra đối với hầu hết phụ nữ và tác động không nhỏ đến cơ hội thăng tiến của phụ nữ trong tỉnh.