Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở tỉnh phú yên (Trang 47)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.5. Điều kiện kinh tế

Điều kiện kinh tế hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tổng thể các yếu tố, hoàn cảnh về kinh tế xã hội, hệ thống chình sách kinh tế... Yếu tố kinh tế là nền tảng của sự nhận thức hiểu biết về quyền con người, quyền công dân, đồng thời là cơ sở để hiện thực hóa các quy định pháp luật về quyền con người, quyền công dân.

Điều kiện kinh tế có ảnh hưởng rất quan trọng đến lợi ìch và do đó, tác động đến tư tưởng, quan điểm, thái độ, niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với pháp luật. Khi nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất của các tầng lớp

dân cư được cải thiện, lợi ìch kinh tế được đảm bảo thí nhân dân sẽ phấn khởi tin tưởng vào đường lối kinh tế, chình sách pháp luật, sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động điều hành, quản lý của Nhà Nước. Khi đó, niềm tin của các chủ thể đối với pháp luật được củng cố. Quá trính thực hiện quyền con người sẽ mang tình tìch cực, thuận chiều, phù hợp với các giá trị, chuẩn mực pháp luật hiện hành. Khi kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện, các cán bộ, công chức nhà nước, các tầng lớp nhân dân có điều kiện mua sắm các phương tiện nghe, nhín, có điều kiện thỏa mãn các nhu cầu thông tin đa dạng và cập nhật. Các chương trính phổ biến, giáo dục pháp luật và quyền con người sẽ dễ dàng đến được với đông đảo cán bộ và nhân dân. Điều đó giúp cho hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể mang tình tìch cực, tự giác. Khi kinh tế chậm phát triển, thu nhập thấp, tính trạng thất nghiệp gia tăng, lợi ìch kinh tế không được đảm bảo, đời sống của cán bộ nhân dân gặp khó khăn thí tư tưởng sẽ diễn biến phức tạp, cái xấu có cơ hội nảy sinh, tác động tiêu cực tới nhận thức và thực hiện quyền chình trị của công dân.

Tiểu kết chương 1

Quyền chình trị thuộc hệ thống các quyền con người và là một trong những quyền quan trọng nhất của con người.

Phụ nữ vốn là nhóm người dễ bị tổn thương, có tâm sinh lý đặc biệt và chịu nhiều định kiến của xã hội. Ví vậy, bảo đảm quyền của phụ nữ, trong đó có quyền chình trị của phụ nữ là một trong những dấu hiệu nhận biết của một xã hội văn minh, hiện đại, dân chủ, nhân quyền.

Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chình trị được pháp luật quốc tế ghi nhận ở các tầng nấc khác nhau.

Ở Việt Nam, quyền chình trị của công dân nói chung và của phụ nữ nói riêng được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ. Phụ nữ có quyền bính đẳng trong đời sống chình trị. Như các công dân khác, phụ nữ có quyền ứng cử, bầu cử, tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước, tham gia biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

Để quyền chình trị của phụ nữ được hiện thực hóa, cần có những điều kiện đảm bảo. Các điều kiện đó bao gồm các phương diện: chình trị, nhận thức, kinh tế, xã hội....Theo đó, việc tạo lập các điều kiện để thực hiện các quyền chình trị của phụ nữ là trách nhiệm của Nhà nước và xã hội, cần phải được triển khai theo những lộ trính phù hợp.

Chương 2:

THỰC TRẠNG QUYỀN CỦA PHỤ NỮ

TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ Ở TỈNH PHÚ YÊN HIỆN NAY 2.1. Một số yếu tố đặc thù của tỉnh Phú Yên có ảnh hƣởng tới việc thực hiện quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị

2.1.1. Khái quát các đặc thù về địa lý – dân cư, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên của tỉnh Phú Yên

Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ với diện tìch tự nhiên là 5.060 km2, phìa Bắc giáp tỉnh Bính Định, phìa Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phìa Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, phìa Đông giáp biển Đông. Phú Yên có vị trì địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

Tỉnh Phú Yên có 09 đơn vị hành chình gồm các huyện: Đồng Xuân, Đông Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An, thị xã Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa (là trung tâm tỉnh lỵ). Dân số trong toàn tỉnh (tình đến tháng 9 năm 2017) là 904.484 người, mật độ dân số năm 2016 là 172 người/km2. Tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân toàn tỉnh Phú Yên là 498.710 người. Trong đó, tỷ lệ lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp là 295.236 người chiếm 59,2%; khu vực công nghiệp - xây dựng là 81.789 người chiếm 16,4%; khu vực dịch vụ là 121.685 người chiếm 24,4% tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.

Phú Yên có nền văn hóa truyền thống đầy bản sắc được kế thừa và không ngừng phát triển làm phong phú và đa dạng đời sống tinh thần của 31 dân tộc anh em trong tỉnh. Phú Yên còn là một vùng đất có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa, nét đặc sắc của văn hóa Phú Yên là sự đan xen, giao thoa và hòa hợp của nền văn hóa Việt- Chăm.

Xuất phát từ vị trì địa lý, về đặc điểm dân cư và truyền thống lịch sử, văn hóa của tỉnh Phú Yên, trong quá trính thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo, Phú Yên đã và đang có những bước phát triển khá, đạt được các thành tựu quan trọng về kinh tế - văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Tuy nhiên, so với các tỉnh Nam Trung bộ, Phú Yên vẫn còn là một tỉnh nghèo, trong đó có hai huyện miền núi Sông Hinh và Đồng Xuân được xếp trong 62 huyện nghèo của cả nước. Toàn tỉnh có thu nhập bính quân đầu người thấp so với mức bính quân chung của cả nước, đời sống của nhân dân nói chung và của phụ nữ nói riêng, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi còn gặp nhiều khó khăn. Kinh tế nông nghiệp với tỷ trọng chiếm 77,8 % kinh tế của tỉnh Phú Yên. Sản xuất nông nghiệp mặc dù đã được áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhưng do ảnh hưởng thời tiết nắng hạn kéo dài, thiên tai lớn do bão lũ, dịch bệnh ở người và một số cây trồng, thủy sản nuôi tái diễn... đã ảnh hưởng đến tính hính sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, làm cho một bộ phận nông dân phải sản xuất trong điều kiện khó khăn, gian khổ.

Theo tập quán trong sinh hoạt cuộc sống gia đính, phần lớn công việc nội trợ vẫn tập trung vào người phụ nữ, phụ nữ có vai trò thấp hơn nam giới, coi trọng con trai hơn con gái. Về định kiến giới, gánh nặng trách nhiệm với gia đính, cơ chế thị trường và sự phát triển xã hội đang làm đầy thêm gánh nặng trách nhiệm của người phụ nữ trong thiên chức người vợ, người mẹ, người thầy đầu tiên của con cái. Quỹ thời gian của phụ nữ bị phân tán vào công việc nội trợ, chăm sóc gia đính cộng với đời sống khó khăn về kinh tế khiến nhiều chị em ìt có điều kiện để tiếp cận với những cơ hội để phát triển bản thân. Gánh nặng gia đính bao giờ cũng dồn lên trách nhiệm của người phụ nữ, bởi vậy, nó tỷ lệ nghịch đối với sự phát triển vươn lên vị trì lãnh đạo,

quản lý của người phụ nữ. Đây là một thách thức đặt ra đối với hầu hết phụ nữ và tác động không nhỏ đến cơ hội thăng tiến của phụ nữ trong tỉnh.

2.1.2. Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị tại tỉnh Phú Yên

Tỉnh Phú Yên có 09 đơn vị hành chình huyện, thị xã, thành phố, với 112 xã, phường, thị trấn (88 xã, 16 phường và 8 thị trấn). Tổng số cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh là 23.867 người, trong đó cán bộ, công chức, viên chức nữ là 11.798 người, chiếm tỷ lệ 49,4%.

Hệ thống chình trị trong toàn tỉnh cơ bản hoạt động hiệu quả, vững mạnh, thường xuyên được củng cố, kiện toàn; năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của chình quyền, sự phối hợp hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể chình trị - xã hội ngày càng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng chình đáng của nhân dân, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chình trị, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương. Chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở được nâng cao; đội ngũ cán bộ được trẻ hóa, có trính độ, năng lực, ý thức tổ chức kỷ luật cao, nhiệt tính trong công tác, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Luôn thể hiện tinh thần phát huy dân chủ, tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng và chình sách, pháp luật của Nhà nước.

2.1.3. Quá trình phát huy vai trò và khả năng tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở tỉnh Phú Yên lĩnh vực chính trị ở tỉnh Phú Yên

Trong lịch sử, phụ nữ tỉnh Phú Yên luôn giữ vai trò quan trọng và có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước, xây dựng và phát triển đất nước. Kế tục truyền thống đấu tranh bất khuất, kiên cường của Bà Trưng, Bà Triệu, lịch sử lại tiếp tục ghi nhận hàng vạn tấm gương phụ nữ đã cống hiến, hy sinh ví độc lập tự do của Tổ quốc trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước.

Bước vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, phụ nữ Phú Yên vượt qua khó khăn, cần cù lao động, vươn lên thoát nghèo; các tầng lớp phụ nữ Phú Yên ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của mính tham gia đóng góp công sức trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của đất nước.

Trong lĩnh vực phát triển kinh tế, phong trào thi đua lao động sáng tạo, phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đính đã thu hút đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia. Đến nay các cấp Hội toàn tỉnh đã tìn chấp và nhận ủy thác 1.135,2 tỷ đồng cho gần 43.864 hộ phụ nữ nghèo vay vốn phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Phụ nữ thi đua làm kinh tế giỏi, làm giàu chình đáng ngày càng phát huy, đã có nhiều phụ nữ sản xuất kinh doanh giỏi, làm chủ trang trại, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp với qui mô lớn, hiệu quả kinh tế cao. Phụ nữ không chỉ là người trực tiếp quản lý, sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu cho bản thân và góp phần tạo ra của cải vật chất cho xã hội mà còn đóng góp tìch cực trong phong trào giúp phụ nữ nghèo bằng vốn, dạy nghề, hướng dẫn cách làm ăn, giải quyết việc làm và tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện.

Trong lĩnh vực công tác, nghiên cứu khoa học, nữ cán bộ, công chức, viên chức, lao động đã tìch cực thi đua lao động sáng tạo, nỗ lực sản xuất, tìch cực học tập nâng cao trính độ văn hóa, tay nghề; chị em đã phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật...; Có nhiều công trính nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại vào quá trính sản xuất và phục vụ đời sống đạt hiệu quả kinh tế cao. Lực lượng phụ nữ ngành y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa nghệ thuật, báo chì... đã tận tâm với nghề, đem tài năng trì tuệ phục vụ nhân dân, được tặng nhiều danh hiệu tiêu biểu... Nhiều đề tài của phụ nữ được công nhận ở cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp ngành, nhiều phụ nữ tiêu biểu đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp tỉnh...

Trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, phụ nữ lực lượng vũ trang với bản lĩnh và ý chì cách mạng đã vượt qua khó khăn, thử thách, ở bất kỳ cương vị nào cũng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh chình trị, trật tự an toàn xã hội, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, luôn phát huy phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ, tiên phong, gương mẫu trong các hoạt động của đơn vị.

Đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý tham gia quản lý nhà nước – xã hội ngày càng được nâng lên cả về số lượng và chất lượng, đạt nhiều tiến bộ trong lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ; tận tâm, tận lực với công việc, có ý thức khắc phục khó khăn, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán bộ nữ ngày càng được nâng cao trính độ về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chình trị, ngoại ngữ, tin học. Đến nay, cán bộ nữ có trính độ sau đại học: Thạc sĩ: 228/1050 chiếm tỷ lệ 24,5%; Đảng viên nữ chiếm 31,25%.

Với những thành quả đạt được, vai trò của phụ nữ ngày càng được khẳng định trong gia đính và ngoài xã hội, phụ nữ Phú Yên ngày càng có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên.

2.2. Thực tiễn thực hiện quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở tỉnh Phú Yên hiện nay

2.2.1. Thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của phụ nữ

Ở tỉnh Phú Yên, các quyền cơ bản của công dân luôn được coi trọng, đặc biệt là quyền bầu cử và ứng cử. Cùng với nam giới, việc tham gia bầu cử Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp là cơ hội để nữ giới lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, những người đủ tiêu chuẩn, không phân biệt nữ, nam xứng đáng đại diện cho ý chì, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Phụ nữ thực hiện quyền bầu cử của mính là trực tiếp phát huy

quyền dân chủ trong xây dựng Đảng, Nhà nước và các tổ chức chình trị xã hội, trong đó có Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp. Phụ nữ tham gia bầu cử đó vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của chình bản thân phụ nữ.

Đối với tỉnh Phú Yên, trên cơ sở của pháp luật, để đảm bảo quyền bầu cử, ứng cử, cũng như thu hút đại đa số dân cư đạt độ tuổi công dân tham gia. Công tác bầu cử, ứng cử được thực hiện theo luật định, được đảm bảo trong toàn hệ thống chình trị, là đợt sinh hoạt chình trị có ý nghĩa quan trọng đối với Đảng, Chình quyền và nhân dân. Công tác bầu cử, ứng cử được thực hiện với sự tập trung vào cuộc của cả hệ thống chình trị, đặc biệt là Mặt trận và các tổ chức chình trị - xã hội, là cầu nối để công dân tiếp cận sát với công tác bầu cử, với ứng cử viên. Có thể nói rằng, công tác hướng dẫn bầu cử đã góp phần tìch cực vào thành công của các cuộc bầu cử, tỷ lệ cử tri đi bầu trong tỉnh đạt trên 99%, cụ thể:

- Thực hiện việc bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, phụ nữ có quyền ghi tên vào danh sách cử tri, được phát thẻ cử tri. Mỗi cử tri nữ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mính thường trú hoặc tạm trú. Với những cử tri nữ là người tạm trú và có thời gian đăng ký tạm trú tại địa phương chưa đủ 12 tháng; là quân nhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi tạm trú hoặc đóng quân.

- Cử tri nữ được quyền khiếu nại về danh sách cử tri: Khi kiểm tra danh sách cử tri, nếu phát hiện có sai sót thí trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày niêm yết, cử tri nữ có quyền khiếu nại với cơ quan lập danh sách cử tri. Trong thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở tỉnh phú yên (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)