Nội dung quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở tỉnh phú yên (Trang 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Nội dung quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị

Đề cập nội dung quyền chình trị của phụ nữ thực chất là đề cập sự ghi nhận của pháp luật về năng lực và tư cách pháp lý bính đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực chình trị. Theo đó, nội dung quyền chình trị của phụ nữ bao gồm:

1.1.3.1. Quyền bầu cử, ứng cử của phụ nữ

Quyền bầu cử, ứng cử là một quyền nằm trong nhóm quyền chình trị, bao gồm quyền đề cử, bỏ phiếu và quyền được bầu vào cơ quan đại diện. Quyền bầu cử, ứng cử của công dân được xem là một quyền không thể thiếu trong đời sống chình trị. Đây là một trong những quyền chình trị quan trọng của phụ nữ.

Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ghi nhận địa vị pháp lý bính đẳng giữa nam và nữ bằng việc khẳng định: “Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộckiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình” “Đàn bà ngang quyền vớiđàn ông về mọi phương diện” [18, tr.8].

Hiến pháp năm 2013 đã hiến định sâu sắc hơn quyền của phụ nữ trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định của Hiến pháp năm 1992 và các Hiến pháp trước đó. Tại Chương II Hiến pháp năm 2013 đã hiến định các quyền con người nói chung và quyền của phụ nữ nói riêng. Quyền của phụ nữ được quy định từ điều 14 đến điều 49. Điều 27 - Hiến pháp năm 2013 xác định rõ:

“Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”. Vấn đề này được quy định rõ tại Điều 2 Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội Đồng nhân dân năm 2015.

Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội Đồng nhân dân năm 2015 cũng đã có các điều khoản riêng (Khoản 3 Điều 8 và Khoản 1, 2 Điều 9) quy định các vấn đề liên quan đến việc cơ cấu số lượng nữ Đại biểu Quốc hội

và đại biểu Hội Đồng nhân dân các cấp phải bảo đảm có ìt nhất 35% tổng số người trong danh sách chình thức những người ứng cử đại biểu Quốc Hội và đại biểu Hội Đồng nhân dân các cấp là phụ nữ. Đây là việc làm rất cần thiết ví đối với Việt Nam do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo để lại vẫn còn có sự định kiến “Trọng nam khinh nữ”. Việc đặt ra tỷ lệ nữ Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội Đồng nhân dân các cấp đã tạo cho phụ nữ bính đẳng với nam giới, bính đẳng trong bầu cử, ứng cử.

Bên cạnh việc khẳng định sự bính đẳng giữa phụ nữ và nam giới về bầu cử và ứng cử, pháp luật hiện hành còn một số quy định khác nhằm đảm bảo quyền bầu cử và ứng cử của công dân nói chung và phụ nữ nói riêng trên thực tế. Bộ luật hính sự hiện hành của Việt Nam năm 2015 quy định "Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử ...thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm" (Điều 160); "Người nào vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, ....đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm" (Điều 165).

Những quy định này hết sức cần thiết và đã góp phần tìch cực vào việc đảm bảo thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân, đặc biệt là phụ nữ.

Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, trong việc tham gia vào đời sống chình trị của đất nước, phụ nữ luôn được nhín nhận ở vị trì công dân ngang với nam giới. Điều này có nghĩa là phụ nữ được hưởng tất cả các quyền mà công dân có, và không có sự phân biệt đối xử khác với nam giới trong việc bầu cử, ứng cử vào các cơ quan nhà nước, phụ nữ được đảm bảo thực hiện quyền bầu cử, ứng cử theo quy định pháp luật.

1.1.3.2. Quyền bỏ phiếu trưng cầu dân ý của phụ nữ

Điều 29, Hiến pháp 2013 quy định "Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân". Cơ bản đây là một cuộc bỏ phiếu trực tiếp mà trong đó những người đủ 18 tuổi trở lên bỏ phiếu thể hiện sự đồng ý hay không đồng ý khi được hỏi ý kiến về một vấn đề cụ thể. Đó có thể là việc thông qua một bản Hiến pháp mới hoặc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hiện hành hoặc một chình sách cụ thể của Nhà nước. Trưng cầu dân ý nhằm mục đìch hỏi ý kiến nhân dân về một vấn đề quan trọng của đất nước và nhân dân thể hiện chình kiến của mính thông qua việc bỏ phiếu đồng ý hoặc không đồng ý. Đây được xem là một hính thức thực hiện dân chủ trực tiếp, người dân nói chung và phụ nữ nói riêng có quyền tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến, thể hiện ý chì của mính thông qua lá phiếu một cách trực tiếp về các chủ trương chình sách, pháp luật của Nhà Nước, hay một vấn đề quan trọng của đất nước, góp phần làm cho những quyết sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với thực tế và lòng dân.

1.1.3.3. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của phụ nữ

Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của phụ nữ là một trong những quyền con người quan trọng nhất của phụ nữ, được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ; nó xác lập năng lực pháp lý bính đẳng của phụ nữ với nam giới trong việc tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trính quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Điều 28, Hiến pháp 2013 quy định: [Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước". "Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân".Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc Hội, Hội đồng nhân dân và

thông qua các cơ quan khác của nhà nước”] [30, Điều 6]. Đây chình là cách thức nhân dân sử dụng để thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Với tư cách công dân, phụ nữ thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội bằng cách:

- Với hính thức trực tiếp, phụ nữ tham gia ứng cử vào đại biểu Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo luật định. Bằng việc trở thành Đại biểu Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp, phụ nữ có thể tham gia trực tiếp quản lý nhà nước thông qua việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mính. Hoặc bằng hính thức gián tiếp, thông qua các đại diện do chình Nhân dân lựa chọn. Công dân Việt Nam có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ bầu ra đại biểu của mính là các Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Các đại biểu này sẽ thay mặt nhân dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động xây dựng, quản lý và bảo vệ đất nước. Hay nói cách khác bằng việc bầu cử, mỗi phụ nữ đã ủy nhiệm quyền quản lý nhà nước của mính cho người đại diện là các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

- Phụ nữ tham gia hoạt động trong các cơ quan nhà nước. Tùy theo năng lực, trính độ chuyên môn, nghiệp vụ, phụ nữ được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước hoặc được bổ nhiệm vào những chức vụ trong bộ máy nhà nước. Khi đó, phụ nữ có những điều kiện và khả năng thuận lợi để trực tiếp tham gia quản lý nhà nước.

- Phụ nữ tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Trong qua trính xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức chủ trí soạn thảo và cơ quan tổ chức hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia góp ý kiến về dự thảo văn bản, tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản. Đồng thời giống như quyền và trách nhiệm công dân, phụ nữ cũng có quyền và

trách nhiệm đóng góp ý kiến, phản ánh với nhà nước về những vướng mắc, bất cập, không phù hợp các văn bản pháp luật trong quá trính thể hiện để Nhà nước sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và bảo đảm tốt hơn về quyền và lợi ìch công dân.

- Phụ nữ tham gia góp ý kiến đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, phát biểu ý kiến về các vấn đề quản lý nhà nước, về nội dung các quyết định quản lý. Quyền hạn này của phụ nữ được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, gửi ý kiến góp ý đối với cơ quan có thẩm quyền.

- Phụ nữ tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, đấu tranh với tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phì và những hiện tượng tiêu cực trong bộ máy nhà nước. Tham gia bàn bạc và quyết định trực tiếp những vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở. Thực hiện khiếu nại, tố cáo những việc làm sai trái của các cơ quan nhà nước và các cơ quan và công chức nhà nước.

Những cách thức, hoạt động trên của phụ nữ góp phần bảo đảm và phát huy một cách tốt nhất quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của phụ nữ.

1.1.3.4. Quyền tham gia các tổ chức chính trị - xã hội của phụ nữ

Quyền tham gia các tổ chức chình trị - xã hội là sự thể hiện vai trò, vị trì của phụ nữ trong các tổ chức chình trị - xã hội không có phân biệt đối xử. Theo Luật của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Điều lệ của các đoàn thể như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Điều lệ của các tổ chức chình trị xã hội khác đều không có bất cứ một điều khoản nào phân biệt hoặc hạn chế hội viên là giới nữ hoặc trở thành lãnh đạo của các tổ chức đó. Vì dụ như Điều 1 của Điều lệ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định về điều kiện trở thành đoàn viên công đoàn như sau: Tất cả công nhân, lao động Việt Nam không phân biệt nghề nghiệp, nam nữ, tìn ngưỡng, đủ tuổi làm công trong các doanh

nghiệp, các đơn vị sự nghiệp và các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội...nếu tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam...thí được gia nhập Công đoàn... Hay, Điều 5 tại Điều lệ của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam quy định về điều kiện kết nạp hội viên như sau: Công dân Việt Nam, là thanh niên Việt Nam từ 15 đến 35 tuổi, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tôn giáo, thành phần xã hội...nếu tự nguyện gia nhập Hội thí được xét công nhận là hội viên. Thông qua các quy định trên, có thể thấy điều kiện gia nhập các Hội rất bính đẳng, không có bất cứ điều kiện riêng hay các thủ tục phức tạp nào gây khó khăn cho công dân nói chung hay phụ nữ nói riêng. Phụ nữ có quyền tham gia bất cứ Hội nào nếu họ có nguyện vọng và đủ điều kiện. Đồng thời, họ có thể tự ứng cử hoặc được đề cử vào chức danh lãnh đạo của các Hội nếu đáp ứng yêu cầu của các Hội.

Như vậy, nhín vào các quy định của các tổ chức chình trị xã hội và các tổ chức xã hội- nghề nghiệp, có thể thấy Việt Nam là một nước có cơ sở pháp lý thuận lợi, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia các tổ chức này trên cơ sở bính đẳng với nam giới.

1.1.3.5. Quyền tự do hội họp, lập hội, biểu tình của phụ nữ

Điều 25 Hiến pháp năm 2013 quy định [Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình...]. Việc thực hiện các quyền này còn được Việt Nam quy định ở nhiều văn bản pháp luật trước đó, như: Sắc lệnh số 102/SL/L004 ngày 20-5-1957, Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005, Luật Tổ chức chình phủ, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, Nghị định số 33/2012/NĐ-CP của Chình phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội…Đây là một trong những quyền tự do dân chủ của công dân được Nhà nước ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Phụ nữ với tư cách là công dân, phụ nữ có quyền thực hiện các quyền này, quyền hội họp để thảo luận, bàn bạc góp ý kiến về các vấn đề chung của Nhà nước, của xã hội; có quyền lập hội các tổ

chức tự nguyện, tổ chức có cùng ngành nghề, cùng sở thìch, cùng giới, có chung mục đìch tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ìch hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật; có quyền tụ họp đông đảo hoặc diễu hành trên đường phố để biểu tính bày tỏ ý chì, nguyện vọng, bày tỏ quan điểm ủng hộ hoặc phản đối về một vấn đề công cộng nào đó hoặc biểu dương lực lượng chung...hoạt động theo quy định pháp luật, ví mục đìch lợi ìch của Nhà nước, xã hội, quyền, lợi ìch hợp pháp của tổ chức, công dân.

1.2. Điều chỉnh pháp luật về quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị

Phụ nữ với tư cách là công dân cũng có đầy đủ những quyền như một công dân, trong đó có quyền chình trị. Tuy nhiên, do đặc thù của nhóm và những định kiến của xã hội nên phụ nữ còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn khi tham gia vào đời sống chình trị, tham gia quản lý nhà nước và hoạt động xã hội. Chình ví vậy, ngoài những quy định chung về quyền con người, quyền công dân, pháp luật cần có những quy định riêng bảo đảm cho phụ nữ có thể thực hiện được các quyền chình trị của mính.

Pháp luật về quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chình trị là tổng thể các quy định trong hệ thống pháp luật nhằm ghi nhận, bảo đảm, bảo vệ quyền chình trị của phụ nữ trên cơ sở bính đẳng và không phân biệt đối xử.

1.2.1. Pháp luật quốc tế về quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị

Dưới góc độ pháp luật quốc tế, những quy định liên quan trực tiếp và gián tiếp đến quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chình trị có thể tím thấy trong nhiều công ước quốc tế về quyền con người như: Hiến chương Liên hợp quốc, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 (UDHR), Công ước về các quyền chình trị của phụ nữ năm 1952, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và

chình trị năm 1966 (ICCPR), Công ước về xóa bỏ các hính thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979 (CEDAW)…

Hiến chương Liên Hợp quốc là văn bản pháp luật quốc tế đầu tiên, xác định rõ mục tiêu hành động là bảo đảm quyền con người, khuyến khìch sự tiến bộ xã hội và nâng cao điều kiện sống trong nền tự do rộng rãi, khuyến khìch phát triển sự tôn trọng các quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam, nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở tỉnh phú yên (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)