Pháp luật Việt Nam về quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở tỉnh phú yên (Trang 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Pháp luật Việt Nam về quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính

Ở Việt Nam, đối với phụ nữ, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho phụ nữ, bảo vệ lợi ìch chình đáng của phụ nữ trên mọi mặt của đời sống chình trị-xã hội. Trong Luận cương Chình trị năm 1930 của Đảng, tư tưởng giải phóng phụ nữ và tôn trọng quyền lợi của phụ nữ đã được ghi nhận, trở thành tuyên ngôn đầu tiên về quyền bính đẳng nam nữ, phụ nữ được công nhận ngang hàng với nam giới về mặt chình trị. Trong toàn bộ quá trính lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tư tưởng chỉ đạo nhất quán và xuyên suốt của Đảng ta là bảo đảm quyền bính đẳng và không phân biệt đối xử với phụ nữ. Tư tưởng này cũng được thể chế hóa trong Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, biến nó trở thành chuẩn mực, quy tắc xử xự bắt buộc chung đối với toàn xã hội.

1.2.2.1. Hiến định quyền chính trị của phụ nữ

Tháng 10/1946 bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chình thức được ban hành, quyền bính đẳng giữa nam và nữ được công nhận tại Điều thứ 9 “Đàn bà ngang quyền đàn ông về mọi phương diện”. Quyền chình trị của phụ nữ với tư cách là công dân được xác lập tại Điều thứ 6 “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá”; Điều thứ 7“Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước

pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình”; Điều thứ 21“Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia”... Có thể nói, quy định của Hiến pháp năm 1946 có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới được thành lập, góp phần phá tan xiềng xìch tư tưởng “trọng nam khinh nữ” của chế độ phong kiến và chế độ thuộc địa nửa phong kiến đã ngự trị hàng ngàn năm qua.

Điều 24 Hiến pháp năm 1959 quy định: “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình’’. Như vậy so với Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 đã cụ thể hóa hơn các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực chình trị mà người phụ nữ được quyền bính đẳng với nam giới. Quyền chình trị được ghi nhận với tư cách là công dân: Từ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, từ hai mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử, có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó. Đó là sự ghi nhận, trân trọng và đảm bảo của toàn xã hội đối với công dân, là động lực khuyến khìch phụ nữ vươn lên, có trách nhiệm, nghĩa vụ làm chủ nước nhà.

Kế thừa bản Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 khẳng định:“Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” (Điều 55); “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội và gia đình”. Hiến pháp năm 1980 tiếp tục khẳng định quyền bính đẳng giới của công dân nam, nữ trong xã hội. Trên cơ sở đó, quyền chình trị của phụ nữ với tư cách là công dân được xác định. Điều 56 “Công dân có quyền tham gia quản lý công việc của Nhà nước và của xã hội”; Điều 57 “Công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử

và từ 21 tuổi trở lên đều có thể được bầu vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp". Ngoài ra Hiến pháp còn có các quy định nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ, quan tâm đến lao động nữ trên các lĩnh vực. Đặc biệt quy định nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trính độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mính trong xã hội... Có thể khẳng định, Hiến pháp năm 1980 quyền của công dân Việt Nam nói chung, quyền bính đẳng giới và quyền chình trị của phụ nữ nói riêng đã được khẳng định ở tầm cao hơn, cụ thể hơn.

Hiến pháp năm 1992 là bản Hiến pháp trong thời kỳ đổi mới, phát huy vai trò của con người, vai trò của công dân bước vào thời kỳ mới. Hiến pháp quy định "các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng" (Điều 50). Kế thừa Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 nhấn mạnh quy định bảo vệ quyền bính đẳng của người phụ nữ:“Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ”(Điều 63). Theo Hiến pháp, với tư cách là công dân bính đẳng trước pháp luật, quyền chình trị của phụ nữ được ghi nhận là các quyền ứng cử, bầu cử, tự do ngôn luận, tự do thông tin, hội họp, lập hội... Đặc biệt tại điều 53 “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trính độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mính trong xã hội. Có thể nói, bản Hiến pháp năm 1992 thể chế hóa đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm của Đảng và nhà nước ta về quyền con người, đề cao chủ quyền nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân... nhằm phát huy sức mạnh, nguồn lực của các tầng lớp nhân dân bước vào thời kỳ mới

Hiến pháp năm 2013 có sự phát triển thể hiện tầm quan trọng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó có quyền bính đẳng giới, quyền chình trị của phụ nữ với tư cách là một công dân. Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật…”

(Điều 14); “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” (Điều 16);

Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”(Điều 26). “Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định” (Điều 27); "Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân"

(Điều 29); "Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước". "Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân" (Điều 28); “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc Hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của nhà nước” [30, Điều 6]; "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định" (Điều 25). Các điều khoản trên được quy định trong Hiến pháp đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xác lập quyền bính đẳng của nam giới và nữ giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực chình trị.

1.2.2.2. Quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về quyền chính trị và cơ chế đảm bảo quyền chính trị của phụ nữ

Trên quan điểm về bính đẳng giới nói chung, quyền chình trị nói riêng được khẳng định trong Hiến pháp nước ta đã được thể chế hóa trong các văn bản pháp luật Việt Nam trong quá trính xây dựng nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân nhằm phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.

Năm 2006, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Bính đẳng giới, trong đó, Điều 11 ghi nhận bính đẳng trong lĩnh vực chình trị, bao gồm: Bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội; Bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức; Bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức. Ngoài ra còn quy định các biện pháp thúc đẩy bính đẳng giới trong lĩnh vực chình trị bao gồm: Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia vềbình đẳng giới; Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia vềbình đẳng giới.

Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội Đồng nhân dân năm 2015 quy định quyền bính đẳng của công dân nam và nữ về quyền bầu cử và ứng cử đại biểu Quốc Hội và đại biểu Hội Đồng nhân dân các cấp: “Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”.

Đồng nhân dân các cấp, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội Đồng nhân dân năm 2015 cũng đã quy định các vấn đề liên quan đến việc cơ cấu số lượng nữ Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội Đồng nhân dân các cấp phải bảo đảm có ìt nhất 35% tổng số người trong danh sách chình thức những người ứng cử đại biểu Quốc Hội và đại biểu Hội Đồng nhân dân các cấp là phụ nữ (Khoản 3 Điều 8 và Khoản 1, 2 Điều 9). Đây cũng chình là biện pháp để đảm bảo quyền chình trị của phụ nữ mà Việt Nam đã cam kết quốc tế về thực hiện Công ước CEDAW cũng như các Công ước quốc tế khác.

Bên cạnh còn có các văn bản pháp luật quy định những biện pháp nghiêm minh nhằm bảo vệ quyền chình trị của phụ nữ như: Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Tố tụng hính sự, Luật xử lý vi phạm hành chình,...Đặc biệt, Bộ luật hính sự hiện hành của Việt Nam năm 2015 quy định "Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc trưng cầu ý dân thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm" (Điều 160); "Người nào vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, ....đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm" (Điều 165). Những quy định của các văn bản pháp luật trên là cơ sở bảo vệ về mặt pháp lý ngăn ngừa sự phân biệt, đối xử với phụ nữ trong đời sống chình trị nói riêng, trong các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung.

Ngoài ra, còn có các văn bản dưới luật cụ thể hóa về bảo đảm quyền chình trị của phụ nữ, như: Nghị định 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 của Chình phủ về trách nhiệm của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp trong việc đảm bảo các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà

nước; Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng chình phủ về Chiến lược quốc gia về Bính đẳng giới giai đoạn 2011- 2020; Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 02/10/2015 của Thủ tướng chình phủ về phê duyệt Chương trính hành động quốc gia về Bính đẳng giới giai đoạn 2016- 2020; Nghị quyết số 11/NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chình trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...

Như vậy, quyền chình trị của phụ nữ đã có một cơ sở pháp lý đầy đủ và toàn diện từ việc xác lập đến việc bảo vệ bằng pháp luật về quyền chình trị của phụ nữ, đồng thời cũng đảm bảo cam kết quốc tế trong việc bảo đảm quyền của phụ nữ trên 3 nguyên tắc của công ước CEDAW, đó là nguyên tắc bính đẳng giới, nguyên tắc không phân biệt đối xử và nguyên tắc trách nhiệm quốc gia.

1.3. Các điều kiện đảm bảo quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị

1.3.1. Điều kiện chính trị

Điều kiện chình trị là toàn bộ các yếu tố tạo nên đời sống chình trị của xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, bao gồm môi trường chình trị, hệ thống các chuẩn mực chình trị, chủ trương, đường lối, chình sách của Đảng và quá trính tổ chức thực hiện chúng; các quan hệ chình trị và ý thức chình trị; hoạt động của hệ thống chình trị; cùng với đó là nền dân chủ xã hội và bầu không khì chình trị - xã hội. Điều kiện chình trị chình là môi trường chình trị, đó là điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn đối với hoạt động thực hiện pháp luật.

Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước Việt Nam là Nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân và ví nhân dân. Đảng lãnh đạo bằng việc đề ra chủ trương, đường lối chình trị là nhằm xây dựng và bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nền kinh tế phát triển, nền dân chủ thực sự. Ví vậy, đường lối chình trị đó phải được thể chế hóa trong Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp quy định chế độ chình

trị, tổ chức hoạt động của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đó chình là cơ sở pháp lý để xây dựng một xã hội có cơ cấu tổ chức và chế độ chình trị hướng tới tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền bính đẳng giới và quyền chình trị. Để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các chủ trương, chình sách của Đảng về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền bính đẳng, quyền chình trị… trở thành hiện thực trong cuộc sống xã hội thí sự lãnh đạo của Đảng phải được thể chế hóa thành pháp luật.

Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Do vậy, sự lãnh đạo của Đảng có vai trò quan trọng trong việc định hướng, chỉ đạo sự tham gia chình trị của phụ nữ. Từ rất sớm, trong cương lĩnh chình trị đầu tiên của Đảng đã quan tâm đến quyền lợi chình trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở tỉnh phú yên (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)