Phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng chính sách xã hội huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 80 - 81)

3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Chính sách Xã

3.1.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Chính sách

sách Xã hội huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

NHCSXH huyện Quảng Trạch không ngừng nâng cao năng lực hoạt động để NHCSXH thực sự là công cụ thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách của Nhà nước về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện thành công chương trình giảm nghèo bền vững đến năm 2020 và phát triển theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước gắn liền với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho người nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Mục tiêu cụ thể:

- Tạo chuyển biến về nhận thức của hộ vay về trả lãi, trả gốc, gửi tiết kiệm đúng quy định, 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp.

- Dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 10%. Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2,5%/tổng dư nợ.

- Nguồn vốn huy động tăng trưởng hàng năm 10%.

- Hàng năm kiểm tra, đối chiếu 100% tổ, hộ vay vốn, tỷ lệ thu lãi đạt từ 96-100% kế hoạch.

- Không có nợ xâm tiêu, chiếm dụng phát sinh.

- Tạo chuyển biến về công tác quản lý của tổ chức hội nhận ủy thác, của Ban quản lý tổ TK&VV.

- Hoàn thiện, phát huy hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát và phân tích, cảnh báo nợ xấu.

- Phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhằm mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.

Để thực hiện được các mục tiêu trên, NHCSXH Huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đề ra những nhiệm vụ trọng tâm dưới đây:

+ Củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy tổ chức, cán bộ của Ngân hàng Chính sách xã hội;

+ Nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của cấp ủy, chính quyền địa phương và của các tổ chức Chính trị - Xã hội trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách và chất lượng dịch vụ ủy thác;

+ Củng cố Tổ TK&VV, bảo đảm hài hòa giữa việc tổ chức Tổ TK&VV theo tổ chức Hội và theo địa bàn dân cư, tạo thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội;

+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhận dịch vụ ủy thác, các Tổ TK&VV;

+ Phát huy sự tương trợ lẫn nhau của người vay vốn ở Tổ TK&VV thông qua việc giúp đỡ nhau sử dụng vốn vay có hiệu quả, trả nợ đầy đủ, đúng hạn;

3.1.2. Phương hướng của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình về quản lý nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng chính sách xã hội huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)