3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Chính sách Xã
3.1.2. Phương hướng của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Quảng
Trên cơ sở chỉ tiêu hoạt động do NHCSXH tỉnh Quảng Bình đưa ra, bám sát mục tiêu định hướng hoạt động của toàn hệ thống cũng như định hướng về quản lý nợ xấu do NHCSXH đề ra.
Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình là tiếp tục chú trọng, nâng cao và tăng cường công tác quản lý nợ xấu, ưu tiên các giải pháp hạn chế nợ xấu phát sinh, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm để hệ thống này thực sự trở thành công cụ thực hiện tốt nhiệm vụ cảnh báo sớm thông qua việc nhận diện, đo lường, phân tích, đánh giá và đề xuất quản lý nợ xấu một cách hiệu quả.
Định hướng hoạt động tín dụng được ban hành trong từng giai đoạn trên cơ sở chỉ đạo của NHCSXH và được thể hiện bằng các mục tiêu cụ thể phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và tình hình hoạt động thực tế của NHCSXH huyện Quảng Trạch.
Xây dựng chiến lược quản lý nợ xấu phù hợp với yêu cầu của NHCSXH, từ cán bộ lãnh đạo cho đến từng cán bộ nhân viên phải thực hiện thường xuyên quá trình quản lý nợ xấu.
Điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, nâng cao chất lượng tín dụng, đo lường và quản lý được nợ xấu trong hoạt động tín dụng nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu và trong ngưỡng quy định của NHNN.
Đảm bảo bất cứ một chương trình vay vốn nào cũng cần được trải qua một quy trình đánh giá về những rủi ro trong hoạt động cho vay dẫn đến nợ xấu và khả năng quản lý nợ xấu đồng thời xác định mức tổn thất tối đa ngân hàng có thể gánh chịu, từ đó có thể phân bổ nguồn lực để phát triển và quản lý từng chương trình vay vốn, từng địa bàn tín dụng cụ thể.
Xác định việc quản lý và kiểm soát nợ xấu là công tác trọng tâm nhằm giảm chi phí xử lý nợ xấu đến mức tối đa. Cải tiến quy trình thu nợ, nâng cấp hệ thống công nghệ.
Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhằm nâng cao các kỹ năng lập kế hoạch, đánh giá và phân tích nợ xấu, quản lý nợ xấu.
Quản lý nợ xấu thực hiện tiếp cận với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc các công nghệ, thiết chế và kinh nghiệm quốc tế phù hợp với công tác này. Một trong những yêu cầu tiên quyết là ứng dụng các phương pháp tính toán, đo lường, xếp hạng nợ xấu để thực
hiện các tiêu chí quản lý đó là yêu cầu ngân hàng phải thiết lập được hệ thống cơ sở dữ liệu lịch sử phục vụ cho công tác quản lý nợ xấu. Hệ thống này đòi hỏi một sự chuẩn hoá, hay còn gọi là sự thống nhất chung về kết cấu dữ liệu, theo đó nó thể hiện trong việc thu thập dữ liệu, tổng hợp, hợp chuẩn và thống nhất dữ liệu về toàn bộ liên quan đến hoạt động tín dụng.