Kiến nghị với chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng chính sách xã hội huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 101 - 106)

3.3. Kiến nghị

3.3.2. Kiến nghị với chính quyền địa phương

- Cần đề cao trách nhiệm trong việc xác nhận đối tượng cho vay để đảm bảo cho vay đúng đối tượng thụ hưởng và đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho NHCSXH. 100% món vay phải đúng đối tượng thụ hưởng, sử dụng vốn vay đúng mục đích.

- Chỉ đạo tốt các hoạt động của Ban giảm nghèo và thôn/ấp.

- Giúp đỡ các hộ vay sử dụng vốn hiệu quả; thực tế ở nhiều địa phương cho thấy nhiều hộ vay (nhất là các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn…) không biết cách làm ăn (kiến thức kỹ thuật và kiến thức quản lý của hộ vay rất hạn chế) nên sử dụng vốn không hiệu quả, không có lãi nên không tích lũy được tiền trả nợ gốc. Vì vậy, cần sự phối hợp tốt giữa chính quyền địa phương, các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác với các Trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để tập huấn thường xuyên cho hộ vay. Nội dung tập huấn không chỉ về kỹ thuật sản xuất mà còn cả về kỹ năng quản lý, sử dụng vốn vay ngân hàng.

+ Tổ chức thực hiện Đề án, phương án củng cố và nâng cao chất lượng

tín dụng đối với những chi nhánh, Phòng giao dịch có nợ quá hạn từ 2% trở lên và chỉ đạo các thành viên Ban đại diện HĐQT, các tổ chức trị - xã hội và UBND các cấp trong việc xử lý nợ quá hạn, nợ bị chiếm dụng, vay ké...

+ Thực hiện nghiêm túc kế hoạch kiểm tra, giám sát vì đó là chìa khóa để phát hiện ra các sai sót để có biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời. Chỉ đạo sát sao việc xử lý nợ xấu, kiên quyết thu hồi nợ của các hộ chây ỳ.

Tóm tắt chương 3:

Trong chương này, chúng ta đã nêu được phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch cũng như định hướng quản lý nợ xấu của Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch, qua đó nêu lên được các nhóm giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại chi nhánh gồm các nhóm giải pháp chung, nhóm giải pháp nghiệp vụ và nhóm giải pháp điều kiện.

Tác giả cũng đã nêu lên được một số kiến nghị với NHNN về việc ban hành cơ chế quản lý nợ xấu, NHNNVN cần phối hợp với các cơ quan có liên quan phải nhanh chóng nghiên cứu, xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh điều chỉnh nợ xấu của các NHCSXH; kiến nghị với các cấp chính quyền và cơ quan chức năng địa phương trong việc phối hợp quản lý và xử lý nợ xấu cho ngân hàng; kiến nghị với Ngân hàng CSXH trong việc ban hành các quy định cụ thể của hệ thống nhằm cảnh báo, đánh giá phân loại nợ xấu và quản lý nợ xấu trong ngân hàng, đặc biệt là nợ đã xử lý rủi ro, nợ đã xoá theo quy định của nhà nước.

KẾT LUẬN

Nợ xấu là một trong những rủi ro lớn nhất ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung. Bởi vậy, quản lý nợ xấu nói chung và quản lý nợ xấu nói riêng của ngân hàng là hoạt động vô cùng cần thiết để hạn chế rủi ro, đảm bảo cho sự hoạt động an toàn và hiệu quả của Ngân hàng. Hiệu quả đó tùy thuộc vào thực trạng quản lý của từng ngân hàng, từng địa phương và phù hợp với từng giai đoạn phát triển trong chiến lược phát triển chung của toàn hệ thống. Qua việc vận dụng lý thuyết vào phân tích thực tiễn công tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch chi nhánh Quảng Bình, tác giả đã đạt được những thành công và đã hoàn thành được các mục tiêu nghiên cứu của Luận văn:

Một là, Luận văn đã làm rõ cơ sở khoa học, hệ thống hoá cơ sở lý luận về nợ xấu, quản lý nợ xấu của NHCSXH, các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu và các tiêu chí về định tính, định lượng để đánh giá sự hoàn thiện trong công tác quản lý nợ xấu của các NHCSXH;

Hai là, Luận văn đã đánh giá, phân tích thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu trong những năm 2014-2016 theo các chỉ tiêu định tính và định lượng, từ đó rút ra được những thành công, những tồn tại trong quản lý nợ xấu tại Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch chi nhánh Quảng Bình cùng những nguyên nhân của các tồn tại đó;

Ba là, trên cơ sở định hướng hoạt động kinh doanh và định hướng quản lý nợ xấu đến năm 2020, Luận văn đã đề xuất các nhóm giải pháp để dự báo ngăn ngừa nợ xấu, hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu, đồng thời tác giả cũng nêu lên một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN, chính quyền địa phương và Ngân hàng CSXH nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch.

Tác giả hy vọng rằng những ý kiến trong nghiên cứu của tác giả sẽ phát huy được tính khả thi và đóng góp hữu ích vào những nỗ lực chung trong việc hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu, phát triển hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng CSXH huyện Quảng Trạch và các ngân hàng có điều kiện kinh doanh tương đồng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Các văn bản, quy định hiện hành của Ngân hàng Chính sách Xã hội về tín dụng. 2. Edward W.Reed và Edward K.Gill (1993), “Ngân hàng thương mại”, NXB

Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Thanh Hà, ”Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Luận văn Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng, Học viện Hành chính Quốc gia, Huế, năm 2016.

4. Nguyễn Ngọc Hùng (1998), “Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ”, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Tín dụng Ngân hàng thương mại, Tài liệu giảng dạy, Hà Nội.

6. Trần Thanh Ngọc Huyền, ”Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng chương trình cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình”, Luận văn Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng, Học viện Hành chính Quốc gia, Huế, năm 2015.

7. Nguyễn Minh Kiều (1998), “Tiền tệ - Ngân hàng” , NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Minh Kiều (2007), “Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại”, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Ngân hàng Chính sách Xã hội (2016), Hệ thống văn bản nghiệp vụ NHCSXH (Tập 1,2,3), Tài liệu lưu hành nội bộ

10. Ngân hàng Chính sách Xã hội Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình (2015), Báo cáo tổng kết năm 2014;

11. Ngân hàng Chính sách Xã hội Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình (2016), Báo cáo tổng kết năm 2015;

12. Ngân hàng Chính sách Xã hội Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình (2017), Báo cáo tổng kết năm 2016;

13. Peter S.Rose (2001), “Quản trị ngân hàng thương mại”, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Tài chính, Hà Nội.

14. Quốc hội (2010), Luật các Tổ chức Tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010. 15. Tạp chí Ngân hàng (2008), Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng từ

những ứng dụng nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu, số 5/2008.

16. Trần Thị Băng Tâm (2007), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực và thông lệ ngân hàng quốc tế, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

17. Ngô Xuân Thanh - Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (2012), Thách thức tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Tài chính số 8/2012. 18. Thống đốc NHNN (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005,

Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

19. Thống đốc NHNN (2005), Chỉ thị số 02/2005/CT-NHNN ngày 20/04/2005, Về việc nâng cao chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống.

20. Thống đốc NHNN (2005), Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005, Về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 6 Điều 1 của Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

21. Thống đốc NHNN (2006), Chỉ thị 02/2006/CT-NHNN ngày 23/05/2006, của Thống đốc NHNN về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa,hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.

22. Thống đốc NHNN (2007), Quyết định 18/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007, của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005.

23. Thống đốc NHNN (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010, Về việc ban hành "Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng".

24. Nguyễn Thị Hà Thương (2014), “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế”, Luận văn thạc sỹ, Học viện hành chính Quốc gia.

25. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006, Đề án Phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

26. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 254/2012/QĐ-TTg ngày 01/03/2012, về phê duyệt Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015.

27. Nguyễn Ngọc Tuấn, ”Một số giải pháp hạn chế nợ xấu tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kom Tum”, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đà Nẵng, năm 2011.

Tiếng Anh

28. Timothy W.Koch (1995), Quản trị ngân hàng, nhà xuất bản Dryden – Đại học tổng hợp, Nam Carolina.

29. Thomas P.Fitch (1997), Từ điển thuật ngữ Ngân hàng, nhà xuất bản Barron

Các Website

30. www.vbsp.org.vn

31. http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/ 32. http://www.vneconomy.com.vn/vie/index.php 33. http://www.tapchicongsan.org.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng chính sách xã hội huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)