3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Chính sách
3.2.3. Nhóm giải pháp điều kiện
3.2.3.1. Tăng cường số lượng và chất lượng nhân lực làm công tác tín dụng
Chính sách tuyển dụng cán bộ mới
Để đáp ứng nhu cầu thay đổi mô hình tổ chức và khối lượng công việc ngày càng tăng, NHCSXH cần phải tiếp tục có kế hoạch tuyển dụng mới nhiều cán bộ. Bên cạnh nhu cầu tuyển dụng cán bộ mới, có kết quả học tập tốt, có khả năng nắm bắt nhanh công việc, NHCSXH cần xây dựng có riêng chính sách tuyển dụng đối với các cán bộ có năng lực quản lý, có kinh nghiệm làm việc tốt từ các Ngân hàng hoặc các cơ quan khác.
Chính sách giữ chân cán bộ cũ có năng lực, có kinh nghiệm
Tình trạng thiếu các cán bộ quản lý có năng lực có kinh nghiệm đang diễn ra khá phổ biến tại hầu hết các ngân hàng. Trong khi đó vẫn có một số lượng cán bộ đã công tác lâu năm tại NHCSXH lại chuyển sang làm việc tại các ngân hàng thương mại khác. Do thời gian đào tạo để có được một cán bộ tín dụng làm việc tốt thường lâu dài, vì vậy trên góc độ tiết kiệm chi phí, NHCSXH cần có chính sách thích hợp để giữ chân các cán bộ có khả năng làm việc và có kinh nghiệm nghề nghiệp.
Chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại
Nghiệp vụ tín dụng đòi hỏi cán bộ không ngừng nâng cao và cập nhật kiến thức mới. Vì vậy, công tác đào tạo và đào tạo lại cần được chú trọng thực hiện, vừa đảm bảo trang bị các kiến thức cần thiết đối với các cán bộ tín dụng nói chung vừa có chương trình đào tạo chuyên sâu đối với một số cán bộ có khả năng tiếp thu và ứng dụng tốt các kiến thức đã học vào công việc.
Việc đào tạo cần phải có trọng tâm, trọng điểm, đào tạo chuyên ngành, không đào tạo đại trà. Quá trình đào tạo cần chú ý đến trình độ thẩm định của các cán bộ tín dụng.
3.2.3.2. Khai thác hiệu quả thông tin trong hoạt động tín dụng
Đẩy mạnh hoạt động thông tin tín dụng sẽ cung cấp thông tin hữu hiệu cho công tác đánh giá nội bộ, hỗ trợ thực hiện tốt công tác quản lý nợ xấu hoạt động cho vay của NHCSXH huyện Quảng Trạch. Thông tin đầy đủ, chính xác về khách hàng, về thị trường có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng cho vay, hạn chế nợ xấu. Do vậy, NHCSXH huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cần quan tâm, chú trọng hơn nữa trong việc đẩy mạnh hoạt động thông tin tín dụng vì lợi ích của chính mình.
Để khai thác sử dụng thông tin hiệu quả nhằm áp dụng các phương pháp tính toán, đo lường nợ xấu NHCSXH huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cần thực hiện có hiệu quả các khâu sau đây:
Thu thập thông tin về khách hàng
Trong hoạt động tín dụng, nhiệm vụ này đóng vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay. Hiện nay, việc khai thác thông tin khách hàng tại NHCSXH huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình thường thông qua thông tin được cung cấp từ hội đoàn thể nhận ủy thác, tổ trưởng tổ TK&VV và từ hồ sơ khách hàng nên không đảm bảo tính trung thực. Do vậy, đối với cán bộ tín dụng NHCSXH huyện Quảng Trạch, bên cạnh việc thu thập thông tin từ khách hàng cần thu thập thông tin từ các đối tác của khách hàng, từ những thành viên khác trong tổ, từ cơ quan quản lý khách hàng, từ Trung tâm thông tin tín dụng và phòng ngừa nợ xấu tín dụng của NHNN (CIC), từ phản ánh của cán bộ, công nhân viên...
Thu thập thông tin về thị trƣờng
Khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng, bên cạnh việc khai thác thông tin về khách hàng, cán bộ tín dụng NHCSXH huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình còn phải khai thác thông tin mang tính chất thị trường về sản phẩm khách hàng kinh doanh như dự đoán tình hình cung cầu, giá cả sản phẩm, tài sản đảm bảo...
Phân tích xử lý thông tin
Sau khi đã thu thập các nguồn thông tin, bộ phận tín dụng NHCSXH huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình phải sàng lọc nguồn thông tin đã thu thập để phân tích, đánh giá khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng, khả năng trả nợ của vốn vay và đặc biệt là kiểm tra xem khách hàng có thuộc đối tượng vay vốn hay không. Trên cơ sở đó ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay, thời hạn cho vay, số tiền cho vay... nhằm hạn chế nợ xấu có thể xảy ra.
Cần tổ chức lưu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin thị trường, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin khách hàng, dựa trên việc sử dụng các phần mềm tin học. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác hơn về khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay và đầu tư. Từng bước hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hệ thống thông tin báo cáo, đảm bảo Ban Giám đốc nắm được mọi vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, cập nhật có khả năng phản ứng kịp thời, hiệu quả khi có vấn đề nảy sinh.
3.2.3.5. Nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo cơ sở vật chất
Một trong những tồn tại cơ bản của các NHCSXH huyện là quy mô vốn chủ sở hữu quá thấp. Mặc dù NHCSXH Việt Nam có vốn chử sở hữu tương đối lớn hơn song vẫn còn là quá nhỏ so với các ngân hàng trên thế giới. Điều này hạn chế rất lớn khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh và chủ động trong việc xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay.
Vấn đề cấp bách hiện nay là NHCSXH huyện cần nâng cao nâng lực tài chính của mình. Bản thân NHCSXH Việt Nam cần nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển dịch vụ mới nhằm tăng lợi nhuận, tăng vốn chủ sở hữu. Trên cơ sở đó, tăng trích lập dự phòng nợ xấu, chủ động thu hút sự đầu tư của các tổ chức tài chính quốc tế, các ngân hàng nước ngoài tham gia liên doanh để tăng vốn hoạt động và thực hiện chuyển giao công nghệ, tiến dần theo hướng hiện đại, có khả năng cạnh tranh toàn diện trên thị trường tiền tệ.
Bên cạnh đó, NHCSXH huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình phải đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, kỷ thuật để cho mọi hoạt động của ngân hàng được ổn định và phát triển.